Những tồn tại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu quốc tế về thiết bị toàn bộ ở Công ty XNK xi măng Việt nam - Vinacimex (Trang 62 - 68)

- phụ kiện khoan 2 năm

2. Những tồn tại.

Một là, nguồn thông tin về các hãng sản xuất thiết bị xi măng, về sự phát triển khoa học công nghệ, về thị trờng công nghệ xi măng,..còn thiếu thốn, hạn chế nên ảnh hởng không ít đến việc chọn mời thầu và

tạp chí xi măng thế giới, báo chí phơng tiện thông tin đại chúng trong n- ớc, từ các tạp chí kĩ thuật nớc ngoài,...).

Hai là, điều kiện cạnh tranh không hấp dẫn,bất bình đẳng do đó đã không khuyến khích đợc các nhà thầu tham gia, dẫn đến tình trạng một số gói thầu không có đủ số bản chào cần thiết nên phải mời thầu lại(nh góiV, VI - thiết bị mỏ Bút Sơn).

Sự không hấp dẫn, bất bình đẳng còn thể hiện ở trong khâu chọn thầu. Thật vậy, nh đã nói ở trên về nguyên tắc sau khi xem xét các điều kiện tài chính, thơng mại , kĩ thuật,... một nhà thầu xếp thứ nhất sẽ đợc chọn đàm phán và kí hợp đồng. Nhng ở VINACIMEX nói riêng và có lẽ ở cả Việt nam nói chung thì khác, sau khi mở hồ sơ thầu, các nhà thầu tiếp tục đợc yêu cầu chào bổ sung những mục còn thiếu(điều này hợp lí) và yêu cầu thay đổi các phơng án tài chính, yêu cầu giảm giá nhiều lần(điều nay đẽ gây tâm lí bất bình cho các nhà thầu: họ bị bắt buộc phải giảm giá để giành đợc hợp đồng mà họ đã theo đuổi tốn kém thời gian và tiền bạc). Kết quả đấu thầu không phải là một nhà thầu duy nhất mà là ba nhà thầu, các nhà thầu này nếu đợc chọn để đàm phán hợp đồng thì họ lại tiếp tục bị yêu cầu giảm giá, tăng phạm vi cung cấp, điều kiện bảo hành, chạy thử, đào tạo, chuyên gia,...Nếu nhà thầu thứ nhất không đáp ứng đợc thì luôn có nhà thầu thứ hai hay thứ ba thay thế. Quá trình này rất tốn kém. Tuy nó nhằm mục đích đạt đợc thoả thuận mua với giá rẻ nhất có thể, giảm đ- ợc chi phí đầu t(cũng không loại trừ trờng hợp cố tình giảm giá để không tìm đợc nhà thầu phù hợp để tiến hành mua theo cách khác có lợi cho một số ngời - có thể xảy ra với các thiết bị nhỏ, lẻ), nhng sự cò kè giảm giá kéo dài này gây phản ứng không tốt, tạo cảm giác bị dồn ép,...và các nhà thầu sẽ tìm cách đối phó có lợi cho họ mà nếu không tinh chúng ta sẽ không thể xử lí đợc( nh đã nói ở phần trớc: một số nhà thầu chấp nhận giảm giá tổng trị giá cả gói gồm thiết bị + vật t + phụ tùng thấp nhất để

thắng thầu nhng sau này sẽ ràng buộc để bán phụ tùng thay thế). Vì vậy chúng ta cần thận trọng trong khi “dồn ép” đối thủ.

Ba là, trong khâu xét thầu. Do hệ thống chỉ tiêu đánh giá và thang điểm cha đợc hoàn thiện nên việc đánh giá, cho điểm cha thật chính xác và cha thuận lợi. Hiện tợng tiêu cực, vận động của các nhà thầu, thiếu khách quan trong xét thầu vẫn còn biểu hiện với những mức độ khác nhau.

Thời gian xét thầu, phê duyệt kết quả qua các cấp kéo dài cũng dẫn đến một số khó khăn cho cả nhà thầu và chủ đầu t nh: giá cả, điều kiện tài chính biến động, sự thay đổi model máy,...Chẳng hạn nh việc thay đổi model máy ở Gói II - Máy xúc bánh lốp của Volvo: trớc và thậm chí sau khi hợp đồng kí kết một thời gian kí hiệu model máy vẫn là BML180C, BML120C,.. nhng do phía Volvo nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trờng và thể hiện sự độc lập với công ty mẹ đã cắt bỏ hai chữ BM ở kí hiệu model máy nhng không có sự thoong báo kịp thời cho phía VINACIMEX nên khi chứng từ giao hàng đến tay VINACIMEX thì VINACIMEX từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán với lí do hàng hoá ghi trong chứng từ và trên hợp đồng không trùng khớp nhau trong khi đó theo tiến độ hàng lại sắp cập cảng do đó việc giải trình về sự thay đổi kí hiệu model máy(máy móc vẫn nh cũ, vẫn đảm bảo các thông số kĩ thuật theo yêu cầu chỉ có tên gọi là thay đổi) phải tiến hành gấp rút với các cơ quan nh nhà máy xi măng Bút Sơn Tổng Công ty, Bộ Thơng mại, hải quan và đơng nhiên những rắc rối này gây tốn kém cho cả hai bên.

Bốn là, việc duyệt hợp đồng. Việc duyệt hợp đồng thực hiện theo đúng quy định trong nghị định 91/TTg tuy nhiên việc duyệt hợp đồng để cấp Quota của Bộ Thơng mại ở một số trờng hợp cũng cần thống nhất giữa các cơ quan:

- Khi cấp Quota thì Bộ Thơng mại yêu cầu hợp đồng phải đợc ngân hàng bảo lãnh và ngợc lại ngân hàng yêu cầu hợp đồng phải đợc duyệt và hợp

đồng phải có thế chấp thiết bị ngân hàng mới xem xét bảo lãnh. Theo quy định hiện nay tuy việc bảo lãnh không phải thế chấp nhng việc xem xét để hợp đồng có hiệu lực(việc duyệt và bảo lãnh hợp đồng) vẫn còn có những vớng mắc trong việc xem xét nên việc đa hợp đồng vào hiệu lực còn chậm.

- Đối với dự án nhóm C do Tổng Công ty duyệt dự án, duyệt nhà trúng thầu, nhng khi làm thủ tục duyệt hợp đồng để cấp Quota lại phải có văn bản của bộ chủ quản(Bộ Xây dựng) thì Bộ Thơng mại mới cấp Quota. Thủ tục này cũng cần nhất quán, Nhà nớc đã phân cấp cho Tổng Công ty phê duyệt dự án thì các thủ tục triển khai dự án cũng do Tổng Công ty giải quyết, còn việc quản lí của bộ chủ quản đối với Tổng Công ty có quy định riêng.

Năm là, việc triển khai thực hiện hợp đồng.

Việc đa hợp đồng vào có hiệu lực rất chậm, nhanh là một tháng, chậm tới tám, chín tháng( hầu hết các gói thầu của VINACIMEX đều bị chậm trễ trong việc triển khai hợp đồng, chẳng hạn nh gói I - Máy khoan, máy nén khí: hợp đồng kí 18/1/97, Bộ Thơng mại duyệt 3/3/97 nhng việc giao hàng phải đến 20/2/98 mới bắt đầu bởi vì thủ tục bảo lãnh kéo dài, chậm trễ. Vớng nhất ở khâu điều kiện bảo lãnh:

+ Chủ đầu t phải có đủ tài sản thế chấp trên 1,3 lần giá trị hợp đồng. + Ngân hàng đứng ra bảo lãnh phải còn hạn mức, nếu không còn hạn mức cũng không thể chấp nhận bảo lãnh - Quyết định số 23/QĐ - NH14: Ngân hàng chỉ đợc phép bảo lãnh 30% quỹ bảo lãnh của mình với mời khách hàng lớn nhất của mình và chỉ đợc phép bảo lãnh nhiều nhất là 10%đối với một khách hàng. Điều này đã gây khó khăn cho VINACIMEX. Thật vậy, thông thờng ngân hàng Ngoại thơng Việt nam đứng ra bảo lãnh thanh toán cho các công trình của Tổng Công ty xi măng, cho nên theo dự kiến ban đầu ngân hàng này cũng sẽ bảo lãnh cho

việc thực hiện các gói thầu thiết bị mỏ Bút Sơn - các gói thầu này thanh toán theo phơng thức L/C trả chậm. Nhng đến khi làm thủ tục bảo lãnh triển khai thực hiện hợp đồng thì Quyết định 23/QĐ - NH14 đã đợc ban hành, do đó ngân hàng Ngoại thơng không đợc phép bảo lãnh cho Tông Công ty xi măng nữa vì không còn hạn mức( ngân hàng này đã bảo lãnh cho thiết bị mỏ Hoàng thạch II), do đó việc bảo lãnh đợc chuyển sang ngân hàng Đầu t và phát triển Việt nam. Nhng trong ba nhà thầu trúng thầu đã kí hợp đông thơng mại là Volvo, Sumitomo, Mitsubishi thì chỉ có Volvo và Somitomo chấp nhận việc thay đổi ngân hàng bảo lãnh còn Mitsubishi không chấp nhận, cho nên mặc dù hợp đồng thơng mại giữa VINACIMEX và Mitsubishi số 03/BTS - MISU/97 đã đợc kí ngày 30.01.1997 và đã đợc Bộ Thơng mại phê duyệt nhng cuối cùng đã bị huỷ bỏ, hợp đồng đợc chuyển giao cho V-TRAC(Mỹ). Do đó đến 28.10.1997 hợp đồng cung cấp máy ủi - Gói III mới đợc kí kết và gần một tháng sau 18/12/1997 mới đợc Bộ Thơng mại phê duyệt, nhng cuối cùng thì hợp đồng này cũng đợc thanh toán theo phơng thức trả ngay bằng nguồn vốn đi vay từ hợp đồng tín dụng giữa VINACIMEX và ngân hàng ANZ( việc phải thay đổi phơng thức thanh toán này là do nếu trả chậm thì lại phải tiến hành thủ tục bảo lãnh mà việc bảo lãnh thì kéo dài, mất nhiều thời gian, hàng sẽ không về kịp tiến độ lắp đặt tại hiện trờng).

Nói tóm lại sự thay đổi về chính sách của ngân hàng và thủ tục bảo lãnh kéo dài đã làm chậm việc đa hợp đồng vào hiệu lực và không tranh thủ đ- ợc nguồn tín dụng do ngời bán cung cấp( nh trờng hợp Mitsubishi, V - TRAC và Atlas Copco,..).

+ Xem xét rà soát hợp đồng, tính toán lại hiệu quả đầu t. Điều kiện này là cần thiết để bảo lãnh, nhng vấn đề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của ngân hàng, vào việc lựa chọn số liệu đầu vào để tính toán, nhất là yếu tố thị trờng tiêu thụ. Trong việc giải trình xin bảo lãnh đây là một vấn đề rất khó thống nhất, tranh luận trình bày mất nhiều thời gian.

Sáu là, trong việc thực hiện hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhìn chung việc thực hiện các hợp đồng nhập ngoại là nghiêm chỉnh, nhng phía Việt nam có hạn chế ở khâu giám sát việc gia công chế tạo của các nhà thầu. Có nhiều trờng hợp việc cung cấp thiết bị không đúng với xuất xứ ghi trong hợp đồng, chất l- ợng thiết bị không đảm bảo, không đồng bộ( do ngời thắng thầu không là nhà sản xuất mà là tổng thầu mua sắm thiết bị của hãng khác để lắp đặt, nhà thầu Technip Cle ở công trình xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn là một ví dụ) đến khi lắp đặt mới phát hiện đợc, các thiết kế kĩ thuật còn sai thiếu, không đúng với thực tế hiện trờng,... Việc đấu tranh để buộc nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng, việc kiện phạt nhà thầu còn yếu, cha kịp thời. Ngoài ra việc theo dõi đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng cũng còn hạn chế.

Tồn tại khác trong khâu thực hiện hợp đồng là tiến độ xây dựng, lắp đặt còn chậm mà nguyên nhân lại là do việc thiết kế xây lắp bị sai, thiếu, máy móc cung cấp không đồng bộ, không kịp thời, việc sửa chữa, giao thiếu, giao bù chậm, vốn cấp cho xây dựng cơ bản thiếu, nhỏ giọt,...Việc chậm tiến độ thi công lắp đặt đã khiến cho công trình không thể đi vào hoạt động theo đúng dự kiến, ví dụ nh công trình Hoàng Thạch II bị chậm 3 tháng, Bút Sơn có thể đến 6 tháng(dự kiến cuối năm 1997 sẽ cho ra sản phẩm, nhng trên thực tế có lẽ phải hết tháng 6/1998 mới có thể đốt lò và cho ra sản phẩm).

Việc chậm tiến độ hoàn thành công trình đã làm phát sinh nhiều vấn đề mà trớc hết là phát sinh tăng chi phí, tốn kém, lãng phí hàng tỉ đồng. Bởi vì công trình cha đi và hoạt động cha cho ra sản phẩm nghĩa là vốn cha đợc quay vòng, “vốn chết”, lãi suất phải trả cho ngân hàng tăng lên, không hoàn thành kế hoạch đã đăng kí với Tổng công ty, với Nhà nớc, không cung cấp kịp sản phẩm cho thị trờng gây nên những biến động lớn về cung cầu sản phẩm trên thị trờng,...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu quốc tế về thiết bị toàn bộ ở Công ty XNK xi măng Việt nam - Vinacimex (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w