Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội (Trang 97 - 99)

3. Một số kiến nghị

3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan

* Chính phủ tạo điều kiện phát huy hiệu quả nhất các tiềm năng của ngân hàng:

Hiện nay Đảng và Nhà nớc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đồng bộ từng bớc xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Việt Nam cũng ngày càng tiến đến hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để cho NHĐT&PT Hà Nội có thể phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung cũng nh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả của các hoạt động này về phía Đảng và Nhà nớc cần:

Thứ nhất, sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật lệ, tạo môi tr- ờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng.

Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến mối quan hệ kinh tế quốc tế. Do vậy, luật pháp mỗi nớc cần phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tơng quan với thông lệ quốc tế UCP 500.

- Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý, quy chế về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thơng của ngời mua, ngời bán với giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng, nêu rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ:

Trớc hết cần đề cập đến các vấn đề sau:

+ Quyền đợc miễn thanh toán của Ngân hàng mở khi quan hệ giao nhận hàng bị trọng tài tuyên án huỷ bỏ.

+ Quyền đợc nhận hàng của Ngân hàng mở khi ngời thế chấp lô hàng mất khả năng thanh toán.

+ Quyền đợc bảo lu số tiền chiết khấu của Ngân hàng chiết khấu trong quan hệ chiếu khấu miễn truy đòi. Cần phải có quy chế chiết khấu hối phiếu lập theo th tín dụng, cụ thể hoá luật quốc tế làm cơ sở giải quyết tranh chấp giữa Ngân hàng chiết khấu và doanh nghiệp xuất khẩu.

- Nhà nớc cần có những văn bản chỉ đạo các ngân hàng giải quyết các tồn tại trong thanh toán quốc tế nói chung và L/C trả chậm nói riêng. Nhà nớc có thể quản lý chặt chẽ các điều kiện vay và trả nợ, xây dựng hạn mức bảo lãnh cho các ngân hàng, đồng thời tăng cờng công tác kiểm tra, thanh tra và kiến nghị xử lý các vi phạm.

- Củng cố và phát triển Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hợp tác cùng tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tơng trợ

nhau trong qúa trình hòa nhập vào cộng đồng thế giới, cùng nghiên cứu và hạn chế bớt rủi ro, cùng có kiến nghị đối với chính sách của Đảng và Nhà nớc.

Thứ hai, Cần có các văn bản liên ngành nhằm phối kết hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các bộ, ngành liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Ví dụ: giữa ngân hàng với Bộ Thơng mại, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, ngành T pháp.

Ban hành các văn bản pháp lý chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã đợc ban hành về nghiệp vụ ngân hàng, tránh sự mâu thuẫn trong việc hớng dẫn thực hiện các văn bản này của các cơ quan khác nhau.

Cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu, tinh giảm thủ tục hải quan. Ngành hải quan phải phối hợp với các bộ, ngành, tăng c- ờng hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản lý thị trờng nội địa nhằm tăng nguồn thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nớc, tăng lợng ngoại tệ thanh toán qua NH. Cần có biện pháp xử phạt nghiêm với những vụ vi phạm, phạt nặng các vụ buôn lậu và có chính sách thởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ hải quan.

Thứ ba, tăng cờng vai trò quản lý của Nhà nớc trong điều tiết chính sách tiền tệ, chính sách thị trờng và chính sách thơng mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu.

- Có các chính sách khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó tạo cơ hội cho NH mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

- Khẩn trơng thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu quốc doanh với chức năng tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu.

- Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái mềm dẻo linh hoạt nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhng vẫn bảo đảm ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PT Hà Nội (Trang 97 - 99)