NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 - tuần 34 (Trang 33 - 38)

II. Đồ dùng dạy học:

b. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI:

NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

I/ Mục tiêu: Giúp HS :

- Hiểu mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau .

- Kể được một số loài cây thuộc họ ưa ẩm , ưa nước , sống nơi khô hạn . - Ứng dụng nhu cầu về nước của thực vật trong trồng trọt .

II/ Đồ dùng dạy- học:

+ Tranh minh hoạ trang 116 , 117 SGK

- HS sưu tầm tranh ảnh , cây thật sống ở những nơi khô hạn , nơi ẩm ướt và sống dưới nước .

- Giấy khổ to và bút dạ . III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi .

- Thực vật cần gì để sống ?

- Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống ?

-GV nhận xét và cho điểm HS.

* Giới thiệu bài:

- Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết rắng : nhất nước nhì phân , tam cần tứ giống . Nhu cầu về nước của thực vật được đặt lên hàng đầu . Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó . * Hoạt động 1:

MỖI LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NHU CẦU VỀ NƯỚC KHÁC NHAU

- Cách tiến hành :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị tranh , ảnh cây thật của HS .

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 HS.

- Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm HS.

- Yêu cầu HS phân loại tranh ( ảnh ) về các loại cây thành 4 nhóm : cây sống ở nơi khô hạn , cây sống ở nơi ẩm ướt , cây sống dưới nước , cây sống cả trên cạn và cả dưới nước .

- GV đi giúp đỡ từng nhóm , hướng dẫn học sinh chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm . Nếu học sinh biết thêm loài cây nào đó mà không sưu tầm được tranh thì viết tên cây đó vào nhóm của nó . - Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung .

- Nhận xét , khen ngợi những học sinh có hiểu biết , ham đọc sách để biết được những loài cây lạ .

-HS lắng nghe.

- Các nhóm trưng bày các loại cây đã sưu tầm được .

- Hoạt động theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Cùng nhau phân loại cây trong tranh ( ảnh ) và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác .

- 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được . Các nhóm khác bổ sung .

- Nhóm cây sống dưới nước : bèo , rong , rêu , tảo , khoai nước , đước , chàm , cây bụt mọc , vẹt , sú , rau muống , rau rút ,... - Nhóm cây sống ở nơi khô hạn : xương rồng , thầu dầu , dứa , hành tỏi , thuốc bỏng , lúa nương , thông , phi lao .

- Nhóm cây sống nơi ấm ướt : khoai môn , rau rệu , rau má , thài lài , bóng nước , ráy , rau cỏ bợ cói , lá lốt , rêu , dương xí ,...

- Nhóm cây vừa sống trên cạn và vừa sống dưới nước : rau muống , dừa , cây lưỡi mác , cỏ ,...

+ Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ?

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 , SGK

- GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loại thực vật đều phải cần có nước . Có cây ưa ẩm , có cây chịu được khô hạn . Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây , dù rằng lượng nước này là rất ít ỏi , nhưng phù hợp với nhu cầu của nó .

* Hoạt động 2:

NHU CẦU VỀ NƯỚC Ở MỖI GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA MỖI LOÀI CÂY .

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117 , SGK và trả lời câu hỏi .

- Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?

- Vào giai đoạn nào thì cây lúa cần nhiều nước ?

- Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng , cây lúa lại cần nhiều nước ?

- Em còn biết những loại cây nào mà ở giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?

- Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau , cây có chịu được khô hạn , có cây lại ưa ẩm ướt có cây lại vùa sống ở nước lại vừa sống được ở cạn .

+ Lắng nghe .

+ HS quan sát thảo luận trả lời câu hỏi : -Hình 2 : Ruộng lúa vừa mới cấy trên các thửa ruộng của bà con nông dân đang làm cỏ cho lúa . Bề mặt ruộng lúa chứa rất nhiều nước .

- Hình 3 . - Lúa đã chín vàng , bà con nông dân đang gặt lúa . Bề mặt ruộng lúa khô . + Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc uốn câu vào hạt .

- Giai đoạn mới cấy cần nhiều nước để sống và phát triển , giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt .

- Cây ngô : lúc ngô nảy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến lúc bắt đầu vào hạt thì không cần nước .

-Cây rau cải : rau xà lách , xu hào cần phải có nước thường xuyên .

- Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến khi quả chín cây cần ít nước hơn .

- Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên , đến khi mía bắt đầu

+ GV kết luận :

- Cùng một loại cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau . Ngoài ra khi thơì tiết thay đổi , nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi . Vào những ngày nắng nóng , lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn . Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lí cho từng loại cây vào thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suát cao .

* Hoạt động 3:

TRÒ CHƠI VỀ NHÀ .

- Tổ chức cho HS chơi theo 3 nhóm , mỗi nhóm cử 5 HS tham gia trò chơi .

- GV phát cho HS cầm tấm bảng đã ghi sẵn : bèo , xương rồng , rau rệu , ráy , rau cỏ bợ , rau mướng , dừa , cỏ , bỏng nước , thuốc bỏng , dương xỉ , hành , rau rút , đước , chàm , và 3 HS cầm các thẻ ghi : ưa nước , ưa khô hạn , ưa ẩm .

- Khi GV hô : " Về nhà ! về nhà ! " tất cả HS mới được lật thẻ lại xem tên minh là loại gì để chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống .

- GV cùng HS tổng krrts điểm trò chơi và công bố nhóm thắng cuộc .

- Nhận xét tuyên dương nhóm có điểm cao .

3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :

- Gọi 2 HS đọc lại mục bạn cần biết trang 117, SGK.

-GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã

có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa .

+ Khi thời tiết thay đổi , nhất là khi trời nắng , nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây .

+ Lắng nghe .

+ Thực hiện chia nhóm5 HS .

+ Thực hiện theo yêu cầu .

học chuẩn bị cho bài sau .

Kĩ thuật :

LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (3 tiết ) I/ Mục tiêu:

-Biết tên gọivà chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn mang tính sáng tạo.

-Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật , đúng quy trình.

-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình. II/ Đồ dùng dạy- học:

-Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật . III/ Hoạt động dạy- học:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.

3.Dạy bài mới:

a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.

b)Hướng dẫn cách làm:

* Hoạt đông 1:HS chọn mô hình lắp ghép

-GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.

* Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tiết

-GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.

-Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp. * Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. +Lắp từng bộ phận. +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.

* Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập

-Chuẩn bị đồ dùng học tập

- -HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.

-HS chọn các chi tiết.

-HS lắp ráp mô hình.

-HS trưng bày sản phẩm.

-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.

-GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.

-GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành: + Lắp được mô hình tự chọn. + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình. + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.

-GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

3.Nhận xét- dặn dò:

-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.

-HS lắng nghe.

THỂ DỤC 68

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 4 - tuần 34 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w