Tình hình ký kết các Hiệp định

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 pptx (Trang 26 - 28)

II- THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993

1.2- Tình hình ký kết các Hiệp định

Muốn sử dụng được nguồn vốn ODA đã cam kết, Việt Nam và các nhà tài trợ phải ký các Hiệp định (Nghị định thư, Bản ghi nhớ (MOR), văn kiện dự án...) để thực hiện các chương trình, dự án được hai bên thỏa thuận.

Tính đến hết năm 1999, cam kết ODA được hợp thức hoá thành các Hiệp định có giá trị 10.894 triệu USD, bằng 72% tổng nguồn ODA được cam kết trong thời kỳ 1993 - 1999.

Trong tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết, ba nhà tài trợ chủ yếu là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) có giá trị các Hiệp định đã ký kết là 8.373 triệu USD, chiếm 76,8% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết, trong đó:

ký kết.

-WB: 2.366 triệu USD, chiếm 21,7% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết.

-ADB: 1.608 triệu USD, chiếm 14,7% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết. Như vậy, đây là ba nhà tài trợ giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với nguồn vốn ODA vào Việt Nam, đặc biệt Nhật Bản đã đóng góp tới 40,3% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết. Do đó, cần phải khai thác triệt để sự hỗ trợ của các nhà tài trợ này, đẩy nhanh tiến độ giải ngân làm cho đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.

Về cơ cấu nguồn vốn theo hình thức cung cấp, (ODA vốn vay và ODA không hoàn lại) của các Hiệp định đã ký kết, ODA vốn vay có giá trị 9.167,7 triệu USD, chiếm 84,1% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết. vốn ODA viện trợ có hoàn lại là 1.726,8 triệu USD chiếm 15,9% giá trị các Hiệp định đã ký.

Trong số các nhà tài trợ, hiện chỉ có một vài nhà tài trợ cung cấp thuần túy viện trợ không hoàn lại như Úc (bình quân hàng năm khoảng 50 triệu đôla Úc), Canađa (bình quân hàng năm khoảng 20 triệu đô la Canađa)... Đại bộ phận các nhà tài trợ cung cấp cả ODA vốn vay và ODA không hoàn lại.

Riêng ODA vốn vay cũng có nhiều hình thức khác nhau. Có nhà tài trợ chỉ cung cấp một hình thức vốn vay ưu đãi, thí dụ Nhật Bản. Có nhà tài trợ cung cấp vốn vay hỗn hợp, một phần vốn vay ưu đãi kết hợp với một phần vốn vay thương mại từ các ngân hàng, thí dụ như Tây Ban Nha.

Việc cung cấp ODA thường được thực hiện dưới hai hình thức: có điều kiện ràng buộc (do các công ty nước ngoài thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu); không có điều kiện ràng buộc (đấu thầu quốc tế rộng rãi hoặc hạn chế).

Bảng 2: Tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết phân theo ngành giai đoạn 1993-1999

Tổng số Trong đó:

1. Năng lượng điện 2. Giao thông vận tải

3. Tín dụng và điều chỉnh cơ cấu

4. Nông, lâm, thủy sản bao gồm cả thủy lợi 5. Y tế, xã hội, giáo dục- đào tạo

6. cấp thoát nước 7. Các ngành khác 100 25 19 16 13 11 7 9

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)