Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác HĐTD ngắn hạn tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) 71 (Trang 35 - 38)

IV. Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngắn hạn

Hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của quan hệ trao đổi hàng hoá, thực hiện dịch vụ giữa các nhà kinh doanh và họ phải luôn quan tâm đến khả năng thực hiện hợp đồng của bạn hàng.

Mặt khác, hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Để thu hồi đợc nợ ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng các phơng pháp cho vay thích hợp.

Trong hoạt động kinh doanh, rủi to tín dụng là rủi ro dẫn đế tổn thất lớn nhất cho ngân hàng, vì vậy cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay.

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của ngời cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu vủa ngời đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Điều 52_Luật các tổ chức tín dụng và nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng quy định một số biện pháp sau:

3.1. Thế chấp tài sản.

Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.

Tài sản thế chấp là bất động sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất và tuân thủ theo những quy định của Bộ luật Dân sự.

Có hai hình thức thế chấp:

+ Thế chấp pháp lý: Ngời đi vay thoả thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện đợc nghĩa vụ trả nợ.

Theo hình thức này khi ngời đi vay không thanh toán đợc nợ thì ngân hàng có quyền bán tài sản hoặc cho thuê với t cách là ngời chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của Toà án.

+ Thế chấp công bằng: Là hình thức thế chấp mà trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cho món vay. Khi ngời đi vay không thực hiện đợc nghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa ngời đi vay và bên cho vay hoặc phải nhờ sự can thiệp của Toà án nếu có tranh chấp.

3.2. Cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.

Tài sản cầm cố có đăng ký hoặc không có đăng ký sở hữu.

Tài sản cầm cố có đăng ký sở hữu có thể do bên cho vay, bên vay hoặc bên thứ ba giữ.

Tài sản cầm cố không có đăng ký sở hữu phải đợc chuyển giao cho bên cho vay.

3.3. Bảo lãnh.

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (ngời nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (ngời đợc bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thanh toán mà ngời đợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

Tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị _xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.

3.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Tổ chức tín dụng lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, khi khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay có đủ các điều kiện sau đây:

Đối với khách hàng vay:

a. Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng;

b. Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu đợc trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng;

c. Có dự án đầu t phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phơng án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. Trờng hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có phơng án trả nợ khả thi;

d. Có mức vốn tự có (vốn của chủ sở hữu) tham gia vào dự án đầu t và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đáp ứng đợc 1 trong 3 trờng hợp sau đây:

+ Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu t tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu t của dự án;

+ Có mức vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu t của dự án;

+ Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu t của dự án.

3.5. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Tổ chức tín dụng đợc lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu t phát triển hoặc phơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống với khách hàng vay thoả mãn điều kiện (có tín nhiệm với tổ chức tín dụng, có dự án, phơng án khả thi, có khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm liên tiếp).

Tổ chức tín dụng nhà nớc cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ để thực hiện các dự án đầu t thuộc chơng trình kinh tế đặc biệt, chơng trình kinh tế trọng điểm của Nhà nớc...

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác HĐTD ngắn hạn tại NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) 71 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w