Quá trình triển khai Luật Thuế GTGT với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội (Trang 28 - 34)

nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Để có chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trờng, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống và chính sách thuế. Ngày 10/05/1997, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua 2 Luật thuế mới: Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN và đợc áp dụng từ ngày 01/01/1999.

Qua 2 năm thực hiện Luật thuế mới, Luật Thuế GTGT đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kích thích sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển sản xuất, giúp cho việc ổn định và tăng trởng nguồn thu vào NSNN. Tuy nhiên, qua thực hiện, có nhiều điểm trong Luật Thuế còn bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế. Đã có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cho các nhà quản lý. Vì vậy, ngày 29/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP hớng dẫn chi tiết thực hiện Luật thuế GTGT, thực hiện từ 1/1/2001. Nghị định này ban hành thay thế các nghị định hớng dẫn về thuế GTGT của Chính phủ đã ban hành trớc đây. Bộ Tài Chính đã ban hành Thông t số 122/2000/ TT - BTC ngày 29/12/2000 hớng dẫn thi hành Nghị định này. Thông t này thay thế các thông t hớng dẫn về thuế GTGT của Bộ Tài chính đã ban hành trớc đây.

Để thực hiện tốt luật thuế mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Luật thuế mới bao gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng nhằm tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện từ ngày 1/1/1999. Công tác chuẩn bị đợc thực hiện tơng đối tốt. Cục Thuế Hà Nội đã mở nhiều lớp tập huấn quy trình quản lý thuế, chế độ kế toán và việc sử dụng Hoá đơn theo Luật thuế GTGT. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã mua Hoá đơn mới để chuẩn bị sử dụng vào ngày 1/1/1999.

Đến 31/12/1998 đã có 75% số doanh nghiệp mua Hoá đơn GTGT, số còn lại tiếp tục mua vào quý 1/1999.

Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn, Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến các Luật thuế mới, đặc biệt là Luật thuế GTGT và việc sử dụng Hoá đơn GTGT cho các đối tợng nộp thuế. Cục Thuế Hà Nội cũng đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội thực hiện chuyên mục thuế để tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật Thuế GTGT, giải đáp các khó khăn, vớng mắc trong việc sử dụng Hoá đơn, chứng từ mới và kê khai thuế, nộp thuế.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai Luật Thuế GTGT và vai trò của mình, Cục Thuế Hà nội đã thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng, ban.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Hà Nội từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT nh sau:

Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Hà Nội sau khi triển khai thực hiện Luật Thuế GTGT.

Phòng nghiệp vụ Phòng ấn chỉ Phòng Trước bạ Phòng máy tính Phòng Tài vụ Phòng Hành chính Phòng Thanh tra, xử lý tố tụng Các phòng Quản lý thu quốc doanh Các phòng Quản lý thu Ngoài quốc doanh Phòng Kế hoạch Các Cục Phó Phòng Tổ chức Cán bộ Cục trưởng Cục Thuế T.P. Hà Nội

- Các Phòng Quản lý thu: bao gồm các Phòng quản lý thu các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh...Các phòng này có nhiệm vụ :

+ Quản lý đối tợng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về đối tợng nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý nh: nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sáp nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực đợc giao quản lý, tham mu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế.

+ Hớng dẫn đối tợng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... giải đáp các thắc mắc của đối tợng nộp thuế liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế, lập và tổ chức lu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.

+ Thực hiện việc kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế, liên hệ với đối tợng nộp thuế để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.

+ Đề xuất và tham mu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trờng hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định; kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán từng doanh nghiệp; cung cấp các thông tin trên cho bộ phận tính thuế.

+ Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tợng nộp thuế không nộp hoặc chậm nộp tờ khai thuế; xác định các đối tợng nộp thuế cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.

+ Theo dõi tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp và đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp nộp đúng hạn...

+ Căn cứ số liệu tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phơng, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của đơn vị; phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

+ Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối tợng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.

+ Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc, chấm nợ; nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế và các kết quả thanh tra, kiểm tra từ các Phòng Quản lý thu và Phòng Thanh tra - xử lý tố tụng để tính điều chỉnh số thuế phải nộp của từng đối t- ợng nộp thuế.

+ Thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định, kiểm tra đối chiếu số thu với Kho bạc.

- Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng:

+ Kiểm tra phát hiện các đối tợng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhng không kê khai đăng ký nộp thuế để đa vào diện quản lý thu thuế.

+ Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo Cục duyệt, tổ chức lực lợng kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đối tợng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ sách kế toán, Hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá, phát hiện kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đề xuất các hình thức xử lý theo pháp luật.

+ Hỗ trợ các Phòng Quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cỡng chế thu đối với những đối tợng cố tình vi phạm Luật thuế.

+Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận trong Cơ quan Thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót.

Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1368/TCT-QĐ-TCCB ngày 16/12/1998 về quy trình

quản lý thu thuế. Các bộ phận trên sẽ phối hợp đồng bộ để kiểm soát thu thuế theo 5 Quy trình cụ thể là:

- Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế. - Quy trình xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, - Quy trình xử lý hoàn thuế,

- Quy trình xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế, - Quy trình xử lý quyết toán thuế.

Các quy trình trên có thể tóm tắt bằng sơ đồ 2:

Sơ đồ số 2 :Quy trình kiểm soát nguồn thu thuế.

(3) (4) (3) (4) (5) (1)+(2) (2) (5) (1)+(2) (2) (3) (4) (4) (1)+(2) (2)+(4) Kho bạc Ngân hàng Doanh nghiệp Phòng Hành chính Các Phòng quản lý thu thuế

Phòng Thanh tra, xử lý tố tụng - Phòng Kế hoạch-Kế toán - Thống kê - Phòng máy tính Phòng nghiệp vụ

(1) Đăng ký, cấp mã số thuế, doanh nghiệp nộp tờ khai

(2) Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế, thông báo thuế, miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế

(3) Doanh nghiệp nộp thuế (4) Hoàn thuế.

(5) Quyết toán thuế.

Quy trình quản lý thu thuế này hoàn toàn trên cơ sở các doanh nghiệp tự đăng ký, kê khai và nộp thuế vào Kho bạc.

- Đăng ký và cấp mã số thuế : Doanh nghiệp nộp hồ sơ bao gồm quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, trong đó kê khai rõ tên, địa chỉ kinh doanh, lọai hình doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh, tài khoản giao dịch ở ngân hàng... cho Phòng Hành chính. Hồ sơ này sẽ đợc Các phòng Quản lý thu thuế kiểm tra, xác minh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký mã số thuế, Phòng quản lý thu sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận Máy tính để cấp mã số thuế cho doanh nghiệp.

- Kê khai thuế, nộp thuế : Hàng tháng, doanh nghiệp phải kê khai doanh thu, thuế GTGT đầu ra, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào, thuế GTGT đầu vào, tự tính thuế phải nộp, gửi tờ khai cho Cục Thuế qua Phòng Hành chính. Các phòng Quản lý thu sẽ kiểm tra tờ khai và chuyển cho Phòng Máy tính để hạch toán số thuế phải nộp của doanh nghiệp và ra thông báo thuế gửi cho Doanh nghiệp qua Phòng Hành chính. Trong quá trình xử lý tờ khai, nếu có dấu hiệu nghi vấn, phòng Quản lý thu sẽ phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh chính xác số thuế phải nộp.

Trên cơ sở Thông báo Thuế, doanh nghiệp tự giác lập giấy nộp tiền vào NSNN và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nớc để nộp thuế.

- Miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế : Trên cơ sở các quy định của Luật Thuế GTGT và các Luật có liên quan, doanh nghiệp có thể đợc miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế. Trong trờng hợp đó, doanh nghiệp phải gửi đầy đủ hồ sơ đến Cục Thuế để Cục Thuế xem xét, quyết định. Đối với các doanh nghiệp đã gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế, Phòng Quản lý thu phối hợp với Phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh và trình Lãnh đạo Cục Thuế quyết định.

- Hoàn thuế : Các doanh nghiệp sẽ đợc hoàn thuế nếu nh số thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Nếu doanh nghiệp có những dấu hiệu vi phạm trong quá trình hoàn thuế, Phòng Quản lý thu phải phối hợp với phòng Thanh tra - Xử lý tố tụng để xác minh lại. Trong tr- ờng hợp doanh nghiệp đợc hoàn thuế, Phòng Quản lý thu thuế sẽ phối hợp với Phòng Nghiệp vụ để trình Lãnh đạo Cục thuế Quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp. Quyết định hoàn thuế đợc gửi cho doanh nghiệp và Kho bạc để chuyển trả lại tiền thuế cho doanh nghiệp.

- Quyết toán thuế: Hàng năm, căn cứ vào quyết toán thuế GTGT và báo cáo tài chính của Doanh nghiệp, cục Thuế Hà nội tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật thuế tại đơn vị. Việc quyết toán thuế hàng năm chính là một hoạt động kiểm soát của Nhà nớc thông qua cơ quan quản lí là Cục thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu cho Ngân sách Nhà nớc, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w