NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT CK SỬA ĐỔI:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết chứng khoán docx (Trang 31 - 36)

Luật Chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007. Qua hơn 3 năm thực hiện, Luật Chứng khoán đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cao trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, hoạt động về chứng khoán và TTCK khoán có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình mới.Dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối năm nay sẽ khắc phục các hạn chế trên đây, hoàn thiện hơn khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu thực tế của hoạt động chứng khoán và TTCK cũng như xu thế hội nhập với thị TTCK các nước và khu vực.

Có 6 vấn đề được tập trung sửa đổi bổ sung trong dự Luật, bao gồm phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ, công bố thông tin và xử lý vi phạm hành chắnh

- Về phát hành riêng lẻ:

DN, tổ chức muốn huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ sẽ phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Tuy vậy, Luật chỉ chế tài với trường hợp phát hành của các công ty đại chúng, còn DN không thuộc diện đó sẽ thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2009/NĐ-CP về phát hành riêng lẻ.

Ớ Đối với phát hành ra công chúng:

Dự thảo Luật quy định thêm một số nhóm đối tượng được phát hành theo phương thức này như công ty TNHH một thành viên chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, công ty nước ngoài chào bán chứng khoán trên thị trường Việt Nam, các DN trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, ngân hàngẦ thực hiện phát hành ra công chúng để huy động vốn thành lập DN.Liên quan đến nội dung này, có ý kiến cho rằng, các nhà làm luật nên tắnh đến việc có yêu cầu tối thiểu về quy mô của đợt phát hành ra công chúng, tránh trường hợp đã xảy ra khi có DN nộp hồ sơ huy động vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng để đầu tư thang máy cho tòa nhà với giá phát hành 10.050 đồng/cổ phiếu. Với quy mô như thế, DN có cần thiết phải phát hành ra đại chúng hay nên tìm đến vay ngân hàng?

Ớ Với CTCK:

Đây là nhóm ngành kinh doanh có điều kiện, trên thị trường chỉ có CTCK mới được hoạt động 4 nghiệp vụ môi giới, tư vấn, tự doanh và bảo lãnh phát hành (ngoại trừ ngân hàng thương mại được phát hành, kinh doanh trái phiếu). Dự thảo Luật bổ

sung CTCK được thực hiện thêm nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đối với các cá nhân. Thực ra, đây không phải là nghiệp vụ hoàn toàn mới với các CTCK, trước đây họ đã được cung cấp dịch vụ này cho NĐT, nhưng phải tạm ngừng khi Luật Chứng khoán có hiệu lực. Luật cấm, nhưng nhu cầu thực tế có khiến dịch vụ này tồn tại dưới hình thức ngầm và quyền lợi NĐT không được đảm bảo khi giữa hai bên không có hợp đồng quy định trách nhiệm đầy đủ của CTCK. Ngoài ra, dự Luật cũng yêu cầu các cơ quan hành pháp bổ sung chỉ tiêu an toàn tài chắnh của các CTCK và trong trường hợp CTCK muốn cung cấp dịch vụ tài chắnh khác phải có hướng dẫn của Chắnh phủ và Bộ Tài chắnh (đơn cử như CTCK cung cấp dịch vụ sàn vàng). Ớ Công ty quản lý quỹ:

Được bổ sung thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Hiện công ty quản lý quỹ có chức năng quản lý danh mục đầu tư cho các cá nhân và tổ chức, khi thực hiện quản lý vốn họ có thể đưa ra thông tin để NĐT lựa chọn ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty quản lý quỹ thực hiện nghiệp vụ tư vấn chứng khoán, đưa nội dung này vào luật sẽ giúp thị trường minh bạch hơn khi có sự cạnh tranh giữa CTCK và công ty quản lý quỹ.

Ớ Công bố thông tin trên TTCK:

Được cụ thể hóa các nhóm đối tượng gồm cả tổ chức niêm yết và công ty đại chúng. Dự thảo Luật cũng yêu cầu có quy định rõ những nội dung phải công bố định kỳ, bất thường và thống nhất lại các phương tiện công bố thông tin.

Ớ Về nội dung xử phạt vi phạm hành chắnh:

Dự thảo Luật thống nhất mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng (phù hợp với quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chắnh); bỏ quy định phạt từ 1 - 5 lần giá trị khoản lợi nhuận thu được bất chắnh.

Ngoài 6 vấn đề trên, trong phiên họp thứ 34 của UB Thường vụ Quốc hội ngày 16/9, các ĐB cũng đã bàn thêm đến 3 vấn đề khá nhạy cảm với nhà quản lý TTCK lúc này. Đó là địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK); giải pháp cho tình trạng thao túng, làm giá trên TTCK và cơ quan nào sẽ quản lý thị trường UPCoM.

Ớ Về địa vị pháp lý của UBCK, một số ý kiến cho rằng, phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật vẫn còn hạn hẹp, chưa triệt để, do đó có một số bất cập phát sinh chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo. Cụ thể, theo Luật hiện hành, UBCK là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chắnh, nên không tránh khỏi bị hạn chế về thẩm quyền, do đó không thể xử lý nhanh nhạy những tình huống phát sinh trên TTCK - một thị trường có tắnh phức tạp và luôn có những diễn biến, thay đổi rất nhanh và chịu tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật lại chưa đề cập đến vấn đề này.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, địa vị pháp lý của UBCK là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng chi phối rất nhiều nội dung khác của Luật, trong khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thi hành hơn 3 năm, cần có thêm thời gian để tổng kết đánh giá một cách đầy đủ. Hơn nữa, Luật hiện hành cũng đã trao khá nhiều quyền hạn cho UBCK, do vậy cơ quan này tán thành chưa sửa đổi những quy định về địa vị pháp lý của UBCK trong lần sửa đổi này.

Ớ Về vấn đề thao túng, làm giá trên TTCK, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, hiện nay trên thị trường có không ắt hành vi thao túng thị trường, kiếm lời bất chắnh, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ắch của các nhà đầu tư và sự phát triển của TTCK, nhưng chưa được xử lý nghiêm khắc. Chẳng hạn, một số nhà đầu tư câu kết thực hiện các giao dịch giả mạo để làm tăng hoặc giảm giá một số mã chứng khoán, qua đó để đầu cơ kiếm lời. Một trong những lý do chưa ngăn chặn và xử lý được các hành vi này là do cơ quan quản lý nhà nước chưa có đủ công cụ và thẩm quyền để xác minh bằng chứng gian lận. Vì vậy, cơ quan này đề nghị bổ sung quy định: "Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho UBCK theo quy định của Chắnh phủ để UBCK thực hiện chức năng thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật".

Ớ Về cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường UPCoM, tại Điều 33, Luật Chứng khoán quy định: "Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành không đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán". Như vậy, khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thì việc quản lý thị trường giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong giai đoạn tới, việc tổ chức hoạt động của thị trường UPCoM vẫn thật sự cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và thu hẹp dần thị trường giao dịch không chắnh thức, do đó, cơ quan này đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán để bảo đảm tắnh thống nhất, hợp lý của hệ thống pháp luật. Cụ thể, kiến nghị sửa đổi khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Chứng khoán hiện hành thành 1 khoản như sau: "Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch tổ chức thị trường chứng khoán theo quy định của Chắnh phủ".

Ngoài 6 điểm được sửa đổi trong dự thảo Luật Chứng khoán (chủ yếu là các vấn đề mang tắnh kỹ thuật), một số vấn đề mà thị trường mong sửa nhất như địa vị pháp lý của UBCK; phân biệt rõ tiêu chuẩn giữa các loại thị trường; giải pháp cho tình trạng thao túng, làm giá đang diễn ra ngày càng tinh vi, phổ biếnẦ cho đến thời điểm này, vẫn chưa có được câu trả lời đủ thuyết phục.

TTCK gần như vô cảm với nội dung sửa Luật Chứng khoán, một nội dung đáng được coi là quan trọng bậc nhất trên TTCK lần này

II/ ĐỀ XUẤT:

Minh bạch thông tin phải được coi trọng

Minh bạch thông tin là yếu tố rất quan trọng đối với thành công của thị trường chứng khoán, vì đây là thị trường lòng tin. Do đó, cần có càng nhiều thông tin càng tốt, càng chi tiết càng tốt, càng tạo lòng tin càng có hiệu lực. Về tư tưởng chỉ đạo là tạo ra sự rõ ràng công khai minh bạch thì làm; cái gì bó buộc quá thì thôi; không nên gây hoảng loạn; tin đồn thì nên bỏ triệt để. Sửa luật nên hài hòa 4 yếu tố: chào bán chứng khoán, quản trị công ty, công bố thông tin và xử lý vi phạm.

Ớ Cần có cơ chế phối hợp với ngành tư pháp

Hoạt động của thanh tra chứng khoán không giống như các cơ quan điều tra hình sự.Cần thiết kế cơ chế sử dụng mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chắnh để điều tra các vụ vi phạm trong thị trường chứng khoán. Khi luật không cho phép cơ quan hành chắnh điều tra thì phải dựa vào cơ quan tư pháp, dựa vào lệnh của tòa án để thực hiện. Có thể bổ sung thêm quyền cho thanh tra chứng khoán để phát hiện những căn cứ và quyền yêu cầu khởi tố, dùng sức ép của cơ quan tư pháp nếu các biện pháp của thanh tra chưa đủ.

Quy định các hành vi bị xử phạt khác phải bảo đảm tắnh minh bạch và quy định hình thức trong luật. Trong dự thảo luật quy định một số hành vi, còn những hành vi chưa quy định thì giao cho Chắnh phủ là mâu thuẫn.

Sự ra đời, tồn tại, tiêu vong của CTCK theo quy định về tiêu chắ nhưng dự thảo luật sửa đổi về hạn chế sự ra đời của CTCK còn chung chung, rộng quá. Số lượng CTCK, công ty quản lý quỹ phải theo quy luật thị trường. Quy định "phải có phương án hoạt động kinh doanh"Ầ là quá rộng, cơ quan cấp phép khó xác định thế nào là chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần có tiêu chắ cụ thể hơn nữa.

Liên kết thị trường ASEAN

Về liên kết thị trường ASEAN, Việt Nam hiện đang triển khai tham gia liên kết với thị trường chứng khoán ở 6 nước, nhưng gặp vướng mắc liên quan đến khung pháp lý do luật hiện hành chưa quy định. Vì vậy, nên bổ sung để có điều kiện hội nhập khu vực, bảo đảm cam kết liên thông vào năm 2015, mở ra khả năng hội nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa vị thanh tra của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải được nâng lên, vì thị trường chứng khoán vừa qua phát triển rất nhanh, mặt trái rất nhiều, theo quy định hiện hành chỉ phạt 50 - 70 triệu đồng thì không đáng kể. Hiện chúng ta chưa có căn cứ quy định nào phối hợp với cơ quan an ninh, điều tra, nên quy định công cụ cho thanh tra của UBCKNN để xử lý được các vi phạm, hạn chế bớt các tiêu cực.

Thúc đẩy công ty đại chúng giao dịch trên thị trường

Về quản lý Nhà nước, công ty niêm yết rất ắt so với số lượng công ty đại chúng, dẫn đến các giao dịch chứng khoán trên thị trường, kể cả trên thị trường UPCOM, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời không bảo đảm lợi ắch chung cho các nhà đầu tư trong xã hội. Dự thảo luật điều chỉnh theo hướng thúc đẩy công ty đại chúng giao dịch trên thị trường, nếu đủ điều kiện thì giao dịch trên thị trường có tổ chức, nếu chưa đủ điều kiện thì đưa ra các điều kiện để thực hiện mục tiêu này. Ớ Thành lập định chế tài chắnh bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Cần bổ sung quy định về định chế tài chắnh để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong trường hợp CTCK bị giải thể, phá sản hoặc gặp khó khăn lớn về tài chắnh mà không có khả năng bảo toàn một phần vốn của nhà đầu tư.

Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 100 CTCK đang hoạt động, còn nhiều bất cập như: phân tán nguồn lực, chất lượng chưa đạt yêu cầu, cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh, rủi ro cao do cạnh tranh về dịch vụ sử dụng đòn bẩy tài chắnh ở mức cho vay rất cao, dẫn đến rủi ro về vốn và chứng khoán của CTCK, đồng thời ảnh hưởng đến sự an toàn về tiền và cổ phiếu của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số phần tổng giá trị giao dịch mua bán cổ phiếu chứng khoán hàng ngày, kiến thức còn hạn chế, khó có khả năng nhận biết về tình hình hoạt động của CTCK, cũng như khó có khả năng phân biệt CTCK tốt hay xấu. Việc thành lập một định chế tài chắnh bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư từ việc hình thành quỹ đền bù sẽ tạo an tâm cho các nhà đầu tư chứng khoán, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn xảy ra đối với các nhà đầu tư cá nhân, sẽ góp phần phát triển bền vững thị trường chứng khoán.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đã từng xảy ra những vụ giải thể, phá sản hay mất khả năng thanh toán của một số CTCK dẫn đến việc làm thiệt hại đến tài sản của nhà đầu tư. Vì vậy, việc thành lập một định chế tài chắnh bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là sự cần thiết khách quan, tương tự như bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền trong dịch vụ ngân hàng.

Câu 36. Nhận định sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới

NHẬN ĐỊNH SỰ TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

xu hướng xuống. Phiên mở cửa năm 2010, chỉ số VN-Index ở mốc 540 điểm, kết thúc phiên 30/11, VN-Index còn 446 điểm, mất 94 điểm.

Ngày 06/05, chỉ số lên cao nhất với 549 điểm và giảm điểm thấp nhất tại ngày 25/08 khi đóng cửa chỉ số còn 423 điểm. Các sóng tăng trưởng trong năm cũng yếu ớt và thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tuần đến 1 tháng với cường độ thấp còn các sóng điều chỉnh lại diễn ra với cường độ mạnh và thời gian dài hơn.

Nhà đầu tư đã nếm trải nhiều cảm xúc trong 11 tháng đầu năm Ớ Thanh khoản giảm đáng kể

Mặc dù lượng cổ phiếu niêm yết (bao gồm những cổ phiếu mới niêm yết và cổ phiếu phát hành thêm) 6 tháng đầu năm đ ã bằng lượng bổ sung thêm của cả năm 2009, nhưng thanh khoản của thị trường lại không được cải thiện so với năm 2009. Thanh khoản có xu hướng giảm từ tháng 7 trở lại đây, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư đang mất dần, một lượng tiền đã

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết chứng khoán docx (Trang 31 - 36)