Cơ cấu bộ máy quản lý và sản xuất của công ty đúc Tân Long: Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty đúc Tân Long

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long thời kỳ 1999-2005 (Trang 28 - 30)

I. Khái quát về công ty đúc Tân Long:

3.Cơ cấu bộ máy quản lý và sản xuất của công ty đúc Tân Long: Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty đúc Tân Long

Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty đúc Tân Long

Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc SXKD Phó giám đốc nội chính Phòng KT sản xuất Phòng KCS Phòng công nghệ Phòng cung tiêu Phòng kinh tế Phòng TC HC Phòng đời sống Phòng bảo vệ Phân xưởng đúc ống Phân xưởng đúc máy Phân xưởng cơ khí

a, Hệ thống cơ cấu sản xuất của công ty:

Với cơ cấu tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận sản xuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ chính của các phân xưởng như sau:

- Phân xưởng đúc ống: có nhiệm vụ nấu luyện, sản xuất ống và hoàn thiện ống.

- Phân xưởng đúc máy: có nhiệm vụ nấu luyện, tạo khuôn mẫu, đúc các chi tiết máy và phụ kiện đường ống.

- Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ gia công cơ khí các chi tiết máy và phụ kiện dường ống.

b, Hệ thống cơ cấu quản lý của công ty:

* Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chính như:

- Bảo toàn vốn và nộp thuế cho Nhà nước.

- Bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.

Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc phụ trách từng bộ phận: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất kinh doanh, phó giám đốc nội chính. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về một số phòng ban chuyên trách cụ thể.

* Các phòng ban nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý riêng của mình:

- Phòng kỹ thuật sản xuất: chịu trách nhiệm điều lệ sản xuất, giám sát kỹ thuật - bảo hộ lao động - lập kế hoạch sản xuất.

- Phòng K.C.S: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đầu ra và vật liệu đầu vào, kết hợp với phòng kỹ thuật sản xuất hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm giao hàng (sản phẩm) cho khách hàng tới tận chân công trình.

- Phòng công nghệ: chịu trách nhiệm nghiên cứu đề tài công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hướng dẫn phụ trách thực hiện các quy trình công nghệ mới, xây dựng cơ bản giúp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

- Phòng cung tiêu: chịu trách nhiệm cung cấp các vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế, kết hợp với phòng kinh tế và kỹ thuật sản xuất để thưch hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm.

Các phòng ban trên chịu sự quản lý điều hành của phó giám đốc kỹ thuật. - Phòng kinh tế: làm chức năng của tài vụ tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên, cân đối thu chi, trực tiếp thực hiện nộp nghĩa vụ đối với nhà nước, tham mưu để ký kết các hợp đồng kinh tế.

- Phòng tổ chức hành chính: tiếp nhận bố trí nhân lực, sắp xếp tổ chức bảo đảm cân đối và hợp lý, theo dõi việc thực hiện các chế độ cho cán bộ công nhânviên trong công ty như tiền lương, thưởng, bảo hộ lao động…, lập định mức lao động, xây dựng quỹ tiền lương, chịu trách nhiệm về hành chính, y tế.

Phòng đời sốngP: bảo đảm phục vụ đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Phòng bảo vệ: bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn mọi tài sản của công ty. Các phòng, ban này chịu sự quản lý của phó giám đốc nội chính.

Phó giám đốc sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý các phân xưởng sản xuất trực tiếp.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long thời kỳ 1999-2005 (Trang 28 - 30)