- Qua một loạt sản phầm tín năng mà mình đã trình bày trên các bạn có thể thấy được việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện dụng hiện đại, nhanh chóng, dễ dàng và tránh được những tổn thất lượng tiền của quốc gia điều này thật đáng mừng tuy nhiên không có những vấn đè gì là triệt để, đã có mặt tốt tiện ích thì bên cạnh đó còn có những khuyết điểm được gọi là rủi ro mà không thể tránh được.
- Có thể khái quát và tiếp cận dưới hai góc độ về mặt rủi ro:
Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ.
Ngân hàng phát hành phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong suốt quá trình Phát hành thẻ: lựa chọn khách hàng, in dập, cá thể hoá thẻ, gửi thẻ cho khách hàng và quản lý tài khoản thẻ trong quá trình sử dụng. Các rủi ro trong quá trình này, bao gồm: Giả mạo thông tin Phát hành thẻ (fraudulent application): Khách hàng cung cấp thông tin không trung thực về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập... để được cấp thẻ và sử dụng thẻ để chiếm đoạt tiền của ngân hàng (thường xảy ra đối với thẻ tín dụng); Rủi ro tín dụng (credit risk): Chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán cho khoản tín dụng đã chi tiêu từ thẻ Ngân hàng; Thẻ bị thất lạc trong quá trình gửi thẻ đến khách hàng (Mail Intercept) và thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hoá thẻ.
Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ.
Hoạt động Thanh toán thẻ cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó có sự tham gia của Ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và các thiết bị đầu cuối (ATM, POS...). Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán thẻ bao gồm:
- Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo (Fraudulen Merchant).
- Đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ: đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả.
- Đơn vị chấp nhận thẻ gian lận: Thực hiện giao dịch không đúng loại hình giao dịch đã đăng ký, sửa đổi số tiền giao dịch, không xin chuẩn chi theo thoả thuận qui định.
- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (fraudulent use of account): Sử dụng trong môi trường thanh toán không phải xuất trình thẻ (thanh toán qua thư/điện thoại hoặc thương mại điện tử).
- Chủ thẻ để lộ số PIN.
- Thẻ bị mất/mất trộm (lost/stolen card).
- Thẻ giả (counterfeit): thẻ thật đã bị thay đổi thông tin, thẻ chỉ giả mạo thông tin trên dải băng từ hoặc thẻ bị sao chép làm giả hoàn toàn.
- Dữ liệu băng từ (skimming) hoặc dữ liệu trên đường truyền (tapping) bị đánh cắp.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
2.3.1. Thành tựu.
Các giải thưởng, chứng nhận đã đạt được:
- Đạt “ Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2003” do Bộ Khoa học và Công nghệ trao.
- Tổng Cục thuế tặng bằng khen là đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước năm 2003-2004-2005-2006.
- Bằng khen về thực hiện tốt chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- UBND TP.HCM tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc.
- Liên đoàn Lao động TP. HCM tặng cờ “ Đơn vị xuất sắc”.
- Đảng Ủy khối Ngân hàng công nhận Chi bộ “Trong sạch vững mạnh 8 năm liên tiếp”.
- Hội các Nhà Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam tặng giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”.
- UBND TP.HCM tặng bằng khen về thành tích hoạt động.
- Thành Ủy TP.HCM tặng cờ Chi bộ Đảng “Trong sạch vững mạnh” 5 năm liền.
- Giải thưởng Thương hiệu Việt do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.
- Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á trao.
- Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2003 – 2005 – 2007 do Trung ương Hội các Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam trao tặng.
- Bằng khen thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng.
- Giải thưởng “Thương hiệu Việt Nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm”.
- Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” lần 2.
- Cúp vàng “Thương hiệu Việt” năm 2006.
- Giải thưởng Smart50 dành cho 50 Doanh nghiệp hàng đầu của Châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.
- Bộ Giáo dục Đào tạo tuyên dương về việc đóng góp cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo.
- Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng.
- Bằng khen về thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2005 của Citigroup.
- Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2004 của Deutsch Bank.
- Được chứng nhận chất lượng “Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006” do các định chế tài chính uy tín thế giới chứng nhận bao gồm Deutsch Bank A.G, Standard Chartered Bank, The Bank of New York và Bank of American.
- Máy ATM Thế kỷ 21 do Ngân Hàng Đông Á chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” có chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500 – do VietnamNet tổ chức.
Nhờ việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như sự tiếp cận đến khách hàng bằng tất cả sự nỗ lực của Ngân hàng Đông Á – Gò Vấp có được hiện nay hy sinh lợi ích riêng trước mắt của mình, để hướng đến lợi ích chung xa hơn của toàn xã hội, góp phần giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, sinh hoạt. không chỉ dừng tại đó Ngân hàng Đông Á – Gò vấp còn chiếm được sự ưu ái của người dân trên thành phố đó là những thành tựu đáng kể mà suốt chin năm qua.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.
- Chưa có chế tài rõ ràng đối với chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán nợ thẻ tín dụng; đối với các cá nhân, tổ chức gây thất thoát thông tin khách hàng.
- Cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo mật thông tin còn yếu.
- Ý thức cảnh giác, bảo mật thông tin của chủ thẻ, đơn vị chấp nhận the... chưa cao.
- Chưa có nhiều công cụ trong việc phát hiện, cảnh báo và xử lý rủi ro.
Đối với quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ:
- Chịu sức ép cạnh tranh cao trong việc phát triển đơn vị chấp nhận thẻ giả có uy tín.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bảo mật thông tin còn yếu và thiếu tính đồng bộ.
- Các ngân hàng chưa có giải pháp và hệ thống để chia sẻ thông tin về rủi ro, cảnh báo những đơn vị chấp nhận thẻ giả và chủ thẻ nghi ngờ, đơn vị chấp nhận thẻ giả và chủ thẻ giả mạo.
- Chưa có chế tài đối với đơn vị chấp nhận thẻ giả giả mạo, chủ thẻ giả mạo, chủ thẻ gian lận...
- Chưa có tiêu chuẩn về nền tảng công nghệ thông tin đối với hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng khi tham gia vào hệ thống thanh toán thẻ.
Nguyên nhân: Một thực tế dễ nhận thấy, kẻ gian luôn tìm những nơi sơ hở, thiếu cảnh giác, dễ xâm nhập... nghĩa là nơi ít cản trở nhất cho công việc của kẻ gian. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các Ngân hàng tại các nước trong khu vực đều có những nỗ lực, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng ngừa, phát hiện và xử lý gian lận trong phát hành và thanh toán thẻ. Như vậy, có nghĩa là chúng sẽ hướng vào các quốc gia, các Ngân hàng có hệ thống phòng ngừa sơ sài nhất, dễ lấy tiền nhất. Vì vậy, để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh thẻ, không trở thành một miếng mồi béo bở cho những băng nhóm tội phạm thẻ, các Ngân hàng Việt Nam không còn cách nào khác là cần liên kết lại, xây dựng một môi trường thật sự bảo mật, công nghệ cao tương xứng với các nước trong khu vực vì một thị trường thẻ Việt Nam an toàn và phát triển.
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
3.1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – GÒ VẤP
- Để phòng ngừa và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro trong phát hành thẻ, các Ngân hàng cần rà soát lại quy trình, chính sách quản lý rủi ro trong từng khâu.
- Có sự đầu tư hợp lý cho các giải pháp công nghệ hiện đại, hệ thống phòng ngừa, quản lý rủi ro.
- Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, từ Ngân hàng Nhà nước và Hội thẻ Việt Nam trong một số hoạt động có tính chất vĩ mô. Đó là:
• Một là: Sớm hình thành Trung tâm thông tin tín dụng khách hàng cá nhân, để thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng cá nhân hàng trực tuyến với các công cụ nhằm quản lý, chia sẻ, cảnh báo các thông tin rủi ro, gian lận..., để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin giữa tất cả các Ngân hàng phát hành thẻ trong nước. Đồng thời cảnh báo sớm cho tất cả các Ngân hàng về các khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt.
• Hai là: Xây dựng đầy đủ hơn cơ sở pháp lý cho việc phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàng, trong đó, có chế tài xử lý đối với hành vi tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận. Hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ, đặc biệt là các đơn vị được thuê ngoài cá thể hoá thẻ. Các đối tượng gian lận trong thanh toán thẻ (chủ thẻ giả mạo, ngân hàng chứng minh được chủ thẻ gian lận cố tình đòi tiền và làm giảm uy tín của ngân hàng, đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo, đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng đơn vị chấp nhận thẻ...). Theo đó, có các biện pháp thích hợp và thống nhất để các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thực sự được đi vào cuộc sống.
• Ba là: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện mã hóa thông tin truyền từ thiết bị đầu cuối đến máy chủ (ngăn ngừa việc đánh cắp thông tin trên đường truyền); Và khuyến khích sử dụng các biện pháp xác thực đảm bảo an toàn
• Năm là: Cần có quy định của nhà nước, của ngành về chuẩn mực hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin khi tham gia hoạt động hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến thanh toán thẻ
• Sáu là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết, nhận thức của chủ thẻ và các bên có lợi ích liên quan về việc bảo mật thông tin, phòng ngừa rủi ro.
3.2. KIẾN NGHỊ
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với những đối tượng có sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm tăng khả năng kiểm soát việc sử dụng nguồn ngân sách.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản dưới luật của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước một cách đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh về lĩnh vực thanh toán để tạo điều kiện phát triển các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời từng bước hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công.
Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Từng bước yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi tiêu của chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Mở rộng đối tượng thực hiện, bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở, Ban ngành địa phương lớn... với sự tham gia của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trả lương qua tài khoản
- Trả lương vào tài khoản đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước; khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp nhận lương và chi tiêu qua tài khoản.
- Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố lên kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với các ngân hàng thương mại nghiên cứu và xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và lựa chọn được một số tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chính có khả năng.
Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản.
- Đưa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thanh toán đến các đối tượng có trình độ thấp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản, cụ thể.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp.
- Trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh nghiệp lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại của sản phẩn dịch vụ thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình; Ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tạo thuân lợi trong việc mở tài khoản, tạo ra sự gắn kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói, phát triển các loại hình thanh toán điện tử.
- Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư.
Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập.