Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. Nguyễn Bá Xuân
- Qua phân tích cấu trúc thẳng đứng tốc độ âm, ta thấy tốc độ âm có tính phân tầng rõ rệt, cấu trúc vận tốc âm chủ yếu theo dạng đường cong dạng I (phân tầng). Độ sâu lớp đột biến vận tốc âm khoảng 30-50 m. Cấu trúc thẳng đứng thường phân thành (3-4) lớp:
+ Lớp đồng nhất vận tôc âm . +Lớp đột biến vận tốc âm. +Lớp cực tiểu vận tốc âm .
+Lớp vận tốc âm tăng trở (lại do tác động chủ yếu của áp suất thủy tĩnh).
- Độ sâu lớp đột biến vận tốc âm khoảng 30-50 m, và lớp đạt vận tốc âm cực tiểu thường nằm ở độ sâu 900 -1300 m, là lớp nước tồn tại kênh âm ngầm, vì ở các tầng bên trên vận tốc âm giảm xuống do nhiệt độ giảm ( vì vận tốc âm phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi của nhiệt độ nước), xuống khoảng độ sâu 1000m sự biến thiên của nhiệt độ gần như bằng 0, và tại đây vận tốc âm đạt giá trị cực tiểu (Vmin), và vận tốc âm bắt đầu tăng trở lại do áp suất thủy tĩnh tăng. Việc xây dựng biểu đồ phân bố vận tốc âm theo mặt cắt thẳng đứng, cho phép ta xác định sự biến thiên của vận tốc âm theo phương thẳng đứng tại các khoảng cách từ bờ ra đến điểm nghiên cứu, mặt khác qua đó ta biết được lớp nước tồn tại vận tốc âm cực tiểu( Vmin) nhằm xác định kênh âm ngầm.
- Qua việc xây dựng biểu đồ phân bố mặt rộng Vmin trong các mùa, ta biết được sự phân bố về giá trị Vmin cũng như mật độ tồn tại Vmin trên các khu vực của vùng nghiên cứu của các mùa trong năm, mặt khác qua biểu đồ phân bố độ sâu tồn tậi Vmin cho ta xây dựng hệ thống kênh dẫn âm theo các mùa trtong năm. Trong mùa hè Vmin biến đổii trong khoảng 1482,5-1485m/s và độ sâu tồn tại trục kênh âm 1000- 1140 m. Trong mùa mưa Vmin biến đổi trong khoảng 1483,5-1486m/s và độ sâu tồn tại trục kênh âm 1000-1300 m. Trong mùa khô Vmin biến đổi trong khoảng 1483,2- 1486m/s và độ sâu tồn tại trục kênh âm 1020-1180 m. Trong mùa đông Vmin biến đổi trong khoảng 1483,5-1487m/s và độ sâu tồn tại trục kênh âm 1000-1140 m. - Phương pháp phân tích phân bố không gian của các đặc trưng nhiệt độ, độ muối và tốc độ âm được quyết định bởi sự hiện diện của nước trồi ven bờ, lưu
Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. Nguyễn Bá Xuân
lượng nước từ các sông chảy ra biển và hoàn lưu của các khối nước tầng mặt và dưới tầng mặt trong các mùa. Phân tích các bản đồ phân bố mặt rộng của nhiệt độ nước biển, độ muối và vân tôc âm, ta thấy rõ sự ảnh hưởng mạnh của nước sông lên chúng, vì sự biến đổi mùa của các đặc trưng này chỉ xảy ra trong lớp nước từ mặt đến độ sâu 100m, nên ta xây dựng các bản đồ phân mặt bố rộng trên các tầng 0 m, 30 m, 75 m, 100 m. Vận tốc âm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ muối và áp suât thuỷ tĩnh, mà các yếu tố đó phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng thủy văn, nên vận tốc âm cũng chịu chi phối của các điều kiện khí tượng thủy văn, đặc biệt là hiện tượng nước trồi có tác động mạnh lên các đặc trưng nhiệt độ , độ muối và vận tốc âm. Nên trong mùa hè, khi mùa gió tây nam hoạt động làm xuất hiện các khu vực nước trồi, làm cho nhiệt độ nước tại các tâm nước trồi giảm và thường đạt giá trị cực tiểu, nhiệt độ ở khu vực này biến đổi rất mạnh từ tâm ra ngoài rìa với gradient nhiệt độ lớn. Còn độ muối chịu chi phối mạnh bởi dòng nước ngọt từ các sông đổ ra, tai cáckhu vưc này độ muối thường biến đổi mạnh với gradient độ muối lớn, kéo theo sự biến đổi mạnh của vận tốc âm ở chính tại các khu vực này, vì vận tốc âm biến thiên tỷ lệ thuận với nhiệt độ nước biển và do nhiệt độ nước quyết định là chủ yếu ,còn các yếu tố khác là không đáng kể, nên tại các tâm nươc trồi vận tốc âm thường nhỏ do nhiệt độ tại đây thấp. Sự phân bố các đặc trưng trên trong các mùa còn chịu tác động mạnh mẽ của chế độ gió mùa, mùa hè có gió mùa Tây Nam và mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc , tác động của hoàn lưu nước.
Trên đây là toàn bộ phần nghiên cứu về phân bố không gian trường tốc độ âm ở vùng biển miền trung Việt Nam.
Đồ án tốt nghiệp GVHD : TS. Nguyễn Bá Xuân