- Năng lực của cán bộ nhân viên: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ TTQT là nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả
TẾ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế cho ngành Ngân hàng Việt Nam và cho VPBANK:
Ngân hàng Việt Nam và cho VPBANK:
3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam:
Ngày 07/11/2007, Việt Nam chính thức ra nhập WTO. Việc mở của nền kinh tế, tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng này đã đặt toàn bộ hệ thống các
NHTM Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Trong suốt thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác, thực hiện cam kết quốc tế và chủ động phát triển quan hệ tài chính, ngân hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã và đang xây dựng cho mình một kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có phải kể đến Quyết định số 663/2003/QĐ- NHNN ngày 26/6/2003. Các định hướng lớn cho ngành ngân hàng bào gồm:
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thông ngân hàng Việt Nam. Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trước hết là Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, Hiệp định khung về Thương mại dịch vụ ( AFAS ) của ASEAN và WTO.
- Tăng cường vai trò ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đối với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên thị trương chứng khoán trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế.
- Mở cửa thị trường ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động của NHTM, đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán và quy chế quan hệ bắt buộc giữa các ngân hàng trung gian với các ngân hàng Trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia vâ các chuẩn mực, nguyên tắc về thanh tra, giám sát ngân hàng
- Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diển đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VPBANK: Mục tiêu cho sự phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng VPBANK là: - Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt động TTQT - Tăng thị phần trong lĩnh vực TTQT của ngân hàng VPBANK - Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về TTQT
Với những mục tiêu trên có thể định hướng cho hoạt động TTQT của VPBANK trong giai đoạn tiếp theo theo các kế hoạch cụ thể như sau:
- Từng bước cơ cấu lại các mảng hoạt động TTQT theo mô hình ngân hàng tiên tiến hiện đại gồm các khối: Khối tài trợ thương mại quốc tê, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính phù hợp với chiến lược và đề án tái cơ cầu, mở rộng kinh doanh và tăng vốn của VPBANK. Dự kiến kế hoạch này sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm, từ 2008 đến 2012
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT, nhập thêm các máy ATM, liên kết với các ngân hàng khác, đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng hóa các loại đối tượng khách hàng là tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và các cá nhân bằng các sản phẩm và dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng.
- Phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ về TTQT của VPBANK bắt kịp với các ngân hàng hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế, theo đúng chuẩn mực và tập quán ngân hàng quốc tế.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế, kể cả mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp các châu lục, đặc biệt quan tâm đến các khu vực châu Phi và Nam Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh XK hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang các nước thuộc khu vực này cũng như đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tư tài chính quốc tế tại VPBANK
- Từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng, kể cả thanh toán quốc tế trực tiếp tại một số trung tâm ngân hàng tài chính lớn như Hồng Kông, Singapo và Mỹ - Gắn liền hoạt động TTQT với các mảng khác của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng kinh doanh ngoại tệ. Xây dựng chiến lược tổng thể về chính sách khách hàng, chính sách Marketing, chính sách về sản phẩm, chính sách về giá cả dịch vụ đồng bộ với các chính sách về vốn, tín dụng, ngoại tê,… thì mới hỗ trợ và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển. Ngược lại, hoạt động TTQT phải đóng vai trò như một mắt xích quan trong góp phần gắn kết các hoạt động còn lại của ngân hàng trong một hệ thống liên hợp thống nhất và hoạt động trơn tru.