Giải pháp hoàn thiện chính sách giá phân biệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam( Vietnam Opentour)” (Trang 65 - 67)

- Chính sách giá phân biệt đối với khách mua với số lượng lớn

Đối với thị trường khách inbound thì đây là đối tượng khách có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ nên đòi hỏi các tour có chất lượng cao, các dịch vụ hoàn hảo, hơn thế nữa đối tượng khách này đến Việt Nam ngày một đông nên đỏi hỏi Công ty phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Để đảm bảo dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách và kịp thời. Đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với các hãng gửi khách ở nước ngoài để thu hút nguồn khách đến Công ty. Đối tượng khách này có giá ưu đãi khi mua với số lượng lớn tuy nhiên mức giá nói chung vẫn cao do “ giá cao thì chất lượng cao”. Ngoài ra có thể khuyến khích họ gép đoàn để hạ thấp chi phí, góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty không bị giảm đi.

Còn đối tượng khách là inbound và nội địa có mức giá ưu đãi đặc biệt khi mua với số lượng lớn. Do đối tượng khách này có khả năng thanh toán không cao, thu nhập không cao do vậy đối với họ giá cả là nhân tố hàng đầu để họ quyết định mua sản phẩm của Công ty.

Còn đôí với đôí tượng khách yêu cầu giảm giá khi mua với số lượng lớn nhưng lại đi gép đoàn. Thì Công ty nên áp dụng bán với mức giá bán cao hơn so với mức giá mà Công ty bán ra trên thị trường, tuy nhiên mức chênh lệch không quá cao. Chẳng hạn tour đi Du lịch Tuần Châu - Hạ Lọng(2N/1Đ) giá ghép đoàn là 350.000đ/người, Công ty sẽ đưa ra 365.00đ/người, khi mua với số lượng lớn giảm giá là 350.000đ/người còn khi mua lẻ với giá thấp nhất có thể chấp nhận được là 350.000đ/người. Với phương trâm này nhằm tạo cho người tiêu dùng có thói quen được mặc cả đặc biệt là khách Việt Nam, và do đó họ có cảm giác là mua được sản phẩm với giá rẻ.

- Đối với đối tượng khách quen thì giải pháp nhằm hoàn thiện chính giá được thực hiện như sau

Đối với đại lý thì Công ty có thói quen trích phần trăm hoa hồng trên doanh thu cho các đại lý của Công ty. Tuy nhiên với đối tượng khách này Công ty phải có chính sách quản lý chặt chẽ để tránh các đại lý bán mức gía cao hơn mà Công ty đưa ra với mục đích bắt chẹt khách, làm ảnh hưởng đến số lượng khách đến Công ty. Ngoài ra Công ty có thể bán cho các đại lý mức giá ưu đãi thấp hơn mức giá mà Công ty bán ra trên thị trường để khuyến khích các đại lý bán sản phẩm của Công ty.

Đối tượng khách là cá nhân, tổ chức trong nước thì Công ty nên áp dụng chính sách giá ưu đãi, vì thị trường này cực kỳ nhạy cảm về giá. Thị trường này đem lại lợi nhuận không cao cho Công ty, song có thể giúp Công ty tăng quy mô và đem lại nguồn khách ổn định cho Công ty.

Còn với đối tượng khách khách lẻ là khách quen thì Công ty nên có chính sách ưu đãi. Chẳng hạn có thể giảm giá nhưng không qúa nhiều hoặc không giảm giá nhưng cho khách hàng được hưởng các dịch vụ ưu tiên hơn, như các dịch vụ cơ bản trong chuyến đi(phòng ngủ, ăn uống,…)

Công ty cũng áp dụng chính sách giá phân biệt đối với từng đối tượng khách khác nhau.

+ Giá có lưu ý đến loại khách người mua: Tức là giá trả khác nhau đối với đối tượng khách khác nhau với cùng một chương trình du lịch. Chẳng hạn gía bán cho khách Nhật bao giờ cũng cao hơn vì họ đòi hỏi cao về chất lượng, dịch vụ cũng hoàn hảo hơn, trong khi đó giá bán cho đối tượng khách là khách Trung Quốc thì giá rẻ hơn vì họ đòi hỏi chất chất lượng không cao với mức giá bình dân.

Tuy nhiên đối với cùng một thị trường tuỳ thuộc vào loại khách mà có chính sách giá khác nhau. Ví dụ cùng là khách du lịch Trung Quốc nhưng những người đi thông qua hộ chiếu thì có mức sử dụng cao hơn so với khách đi bằng thẻ thông hành. Vì hầu hết là khách thương gia, hoặc cán bộ cao cấp.

Hay đối với thị trường trong nước thì khách du lịch là sinh viên có mức giá khác so với mức giá bán cho khách du lịch có thu nhập cao trong xã hội.

+ Giá có lưu ý tới thời gian: Mức giá này có thay đổi theo mùa, tuần hoặc theo ngày do thay đổi giá của các nhân tố cấu thành giá của chương trình. Chẳng hạn giá vé máy bay và khách sạn trong thời kỳ chính vụ cao hơn so với thời kỳ trái vụ. Điều này làm ảnh hưởng đến chính sách giá của công ty.

Tuy nhiên để đưa ra một mức giá phân biệt phù hợp và linh hoạt đảm bảo hài lòng mọi khách thật sự rất khó. Do sự khác nhau về đặc điểm tiêu dùng, tâm lý, nhu cầu của khách … Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng các chương trình du lịch theo giá tự chọn mà đã nghiên cứu ở phần trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý giá trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Công ty Du lịch Mở Việt Nam( Vietnam Opentour)” (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w