Trọng tài bus (bus arbitration).

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 43 - 45)

Trong hệ thống máy tính không phải chỉ có CPU làm bus master, thực tế các chip I/O cũng có lúc phải làm chủ bus để có thể đọc hoặc ghi vào bộ nhớ và để gọi ngắt; các bộ đồng xử lý cũng có thể làm chủ bus. Nh vậy cần phải giải quyết vấn đề tranh chấp khi có từ hai thiết bị trở lên đồng thời muốn làm chủ bus. Để giải quyết vấn đề này cần có một cơ chế trọng tài để tránh sự xung đột. Cơ chế trọng tài có thể là tập trung hoặc không tập trung.

III.1 Trọng tài bus tập trung

Hình 5.4 là một ví dụ đơn giản về trọng tài bus tập trung. ở đây, một trọng tài bus duy nhất sẽ quyết định thiết bị nào đợc là chủ bus tiếp theo. Nhiều bộ VXL có đơn vị trọng tài bus đợc thiết kế ngay trong chip VXL, trong một số máy tính mini, đơn vị trọng tài bus nằm ngoài CPU.

Theo cơ chế này, trọng tài chỉ có thể biết là có yêu cầu chiếm dụng bus hay không, chứ không biết có bao nhiêu đơn vị muốn chiếm bus. Khi trọng tài bus nhận đợc một yêu cầu, nó sẽ phát ra một tín hiệu cho phép trên đờng dây bus grant (cho dùng bus). Đờng dây này nối qua tất cả các thiết bị vào/ ra theo kiểu nối tiếp.

Khi thiết bị nằm gần trọng tài nhất nhận đợc tín hiệu cho phép, nó sẽ kiểm tra xem có phải chính nó đã phát yêu cầu chiếm bus không? Nếu đúng thì nó sẽ chiếm lấy bus và không truyền tiếp tín hiêuh cho phép trên đờng dây. Nếu nó kiểm tra thấy không phải là yêu cầu của mình thì tiếp tục truyền tín hiệu cho phép tới thiết bị kế tiếp trên đờng dây.

Bus arbittrtion

Device 1 Device 2 Device 3 Device 4 bus request

Hình 5.4.Trọng tài bus tập trung có một mức, mắc nối tiếp.

Một số loại bus có nhiều mức độ u tiên, với mỗi mức u tiên có một đờng dây yêu cầu bus và một đờng dây cho chiếm bus. Hình 5.5 là một ví dụ về bus có hai mức (các bus trong thực tế thờng có 4, 8 hay 16 mức). Mỗi thiết bị trong hệ thống máy tính nối với một trong các mức yêu cầu bus, các thiết bị thờng đợc sử dụng hơn đợc gắn với đờng dây có mức u tiên cao hơn.

Hình 5.5.Trọng tài bus tập trung có hai mức, mắc nối tiếp.

Nếu có một số thiết bị ở các mức u tiên khác nhau cùng yêu cầu, trọng tài bus sẽ chỉ phát tín hiệu cho phép đối với yêu cầu có mức u tiên cao nhất. Trong số các thiết bị có cùng mức u tiên, thiết bị gần trọng tài bus hơn sẽ có quyền u tiên cao hơn.

Một số trọng tài bus có đờng dây thứ ba nối tới các thiết bị để các thiết bị xác nhận việc nhận đợc tín hiệu cho phép và chiếm dụng bus, gọi là đờng dây biên nhận acknowledgement (ACK). Ngay sau khi một thiết bị phát tín hiệu tích cực trên đờng dây ACK, trọng bus có thể đảo tín hiệu trên các đờng dây trên các đờng dây yêu cầu bus và cho phép dùng bus thành mức không tích cực. Kết quả là các thiết bị khác có thể đòi hỏi chiếm dụng bus trong khi thiết bị đầu tiên đang dùng bus. Khi kết thúc phiên làm việc hiện thời, bus master kế tiếp sẽ đợc lựa chọn. Cách làm việc nh vậy làm tăng hiệu quả sử dụng bus, nhng cần thêm một đờng truyền tín hiệu ACK và cấu trúc của các thiết bị cũng phức tạp hơn. Các chip của Motorola sử dụng các bus loại này.

III.2 Trọng tài bus không tập trung

Trong cơ chế trọng tài bus không tập trung, không cần sử dụng một đơn vị riêng làm trọng tài bus, nhờ vậy giảm đợc giá thành phần cứng. Trong một số loại máy tính khác nhau, ngời ta đã sử dụng một vài kiểu trọng tài bus theo cơ chế này.

Trọng tài bus không tập trong trong multibus

Bus arbittrtion

Device 1 Device 2 Device 3 Device 4 bus request

Trong Multibus, ngời ta cho phép có thể lựa chọn cơ chế trọng tài bus không tập trung hoặc không tập trung, cơ chế trọng tài bus không tập trung đợc thực hiện theo sơ đồ trên hình 5.6

Hình 5.6. Trọng tài bus không tập trung trong Multibus.

Ngời ta chỉ sử dụng 3 đờng dây, không phụ thuộc vào số lợng thiết bị nối với bus. Bao gồm:

+ Yêu cầu chiếm dụng bus (bus request)

+ Trạng thái bus (bus busy), đợc bus master đặt ở mức tích cực + Trọng tài bus, đợc mắc nối tiếp qua các thiết bị

Khi không có thiết bị nào yêu cầu chiếm bus, đờng dây trọng tài bus truyền mức tích cực tới tất cả các thiết bị. Khi một đơn vị nào đó muốn chiếm dụng bus, đầu tiên nó kiểm tra bus có rỗi không và kiểm tra đầu vào của đờng trọng tài bus, nếu thấy có điện áp IN = 5V thì nó có thể xin bus bằng cách đa tín hiệu yêu cầu bus (Request) và xoá tín hiệu OUT, tức là đặt OUT = 0V. Do đó các thiết bị u tiên thấp hơn sẽ không xin đợc bus. Lúc này nó trở thành bus master.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w