Một khi hiệu suất công việc ngày càng đi xuống, không chỉ những người quản lý mà mỗi nhân viên đều phải chịu một phần trách nhiệm dẫn hậu quả này.
Như vậy, đã đến lúc bạn nên nhìn lại, kiểm điểm và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tác phong làm việc của mình.
1.Ỷ lại qui trình làm việc một cách cứng ngắt thụ động
Đo đếm, đánh giá tác phong của nhân viên, kết quả công việc... không phải lúc nào có những chuẩn mực nhất định (mặc dù trên lý thuyết, người quản lý vẫn thường đưa ra những qui định cụ thể). Trong thực tế, để đạt được kết quả mong muốn, người quản lý và nhân viên phải biết linh hoạt và nhạy bén hơn trong công việc.
Nói cách khác, những qui định của công ty chỉ giúp thiết lập một qui trình làm việc phù hợp. Điều này không có nghĩa là tuân thủ những qui tắc này một cách cứng ngắt là bạn đã có thể làm tốt công việc và trở thành một nhân viên giỏi.
Ví dụ như, theo qui định cơ quan, bạn phải đến văn phòng vào lúc 8 giờ và thông báo cho người quản lý mỗi khi cần ra ngoài gặp gỡ khách hàng, một trường hợp đặc biệt đến với bạn, khách hàng chỉ có thể gặp bạn cũng ngay vào lúc 8 giờ, chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn yêu cầu dời cuộc hẹn vì bận đến cơ quan trình diện?
Theo đó, nếu thiếu động lực làm việc và một khả năng nhạy bén linh hoạt, bạn sẽ tốn thời gian vô ích mà chẳng đạt được kết quả như mong muốn. Vì thế, cho dù mỗi ngày bạn có mặt ở cơ quan 8 tiếng thì những năng lực của bạn vẫn chưa chắc được đánh giá cao.
2.Để nước đến chân mới nhảy
Bạn cần phải chuẩn bị cho mình một thái độ và tư thế luôn sắn sàng trong công việc. Đây là chiếc chìa khóa giúp bạn mở một trong những cánh cửa đi đến đích thành công
Thật đáng tiếc khi mà nhiều người trong chúng ta vẫn duy trì cung cách làm việc thụ động. Mỗi khi bắt tay vào những dự án mới hoặc tham dự những cuộc họp quan trọng, họ góp mặt mà không có một ý niệm cụ thể rõ ràng trong đầu, cũng như không dành thời gian đầu tư cho kế hoạch, tìm kiếm những thông tin cần thiết.
Những người nhân viên như thế không những chẳng đạt được kết quả công việc mong muốn mà còn tạo cho đồng nghiệp và đối tác ý nghĩ họ không phải là người nghiêm túc trong công việc.
3. Bảo thủ
Mọi người trong chúng ta thường có khuynh hướng xem công việc của mình là chuyện riêng tư cá nhân và cực kỳ dị ứng với lời nhận xét của người khác, đặc biệt là những lời phê bình tiêu cực. Thậm chí, chúng ta cũng không muốn tiếp nhận những lời góp ý có tính xây dựng giúp đỡ.
Trong các cuộc thảo luận không ít người có thể là cố ý hay vô tình tự tạo một thái độ đối phó rất tiêu cực là lấp liếm hay phủ nhận những lời ý kiến không đồng tình với họ. Điều này chẳng giúp ích gì cho việc thúc đẩy và tạo không khí làm việc chung tốt hơn.
Vì thế, bạn đừng nhẫm lẫn giữa hai khái nhiệm kiên định và bảo thủ. Cũng như, bạn đừng nên nghĩ rằng tiếp nhận ý kiến của người khác là không thể giữ vững và thể hiện được lập trường cá nhân.