Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh nhất của chi nhánh. Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm như sau:
Tình hình tín dụng tại chi nhánh 2004-2006 (Đơn vị:Tỷ đồng) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ 1569 2147 2573 * Theo kì hạn - Ngắn hạn. + VNĐ
+Ngoại tệ quy đổi - Trung, dài hạn + VNĐ
+ Ngoại tệ quy đổi - TD KHNN và chỉ định 1569 935 640 295 414 121 197 220 2147 1301 970 331 664 166 498 182 2573 1424 1015 409 1052 320 732 98 * Theo thành phần kinh tế - Cá nhân - Tổ chức 1569 1073 496 2147 1435 712 2573 1733 840
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Bắc Hà Nội 3 năm qua)
-Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong các năm, năm 2005 tăng 36,84%, năm 2006 tăng 19,84%. Trong đó xu hướng tín dụng thương mại tăng mạnh 58,28% , tín dụng theo chỉ thị giảm 46,15% so với năm 2005. Điều này thể hiện chi nhánh đã thực hoạt động cho vay có hiệu quả hơn trong năm 2006, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng lên.
- Dư nợ theo kì hạn: Cho vay vốn ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng cho vay (trên dưới 60 % ở cả 3 năm), tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2006. Trong cho vay ngắn hạn, tiền VNĐ vẫn chiếm chủ yếu (trên dưới
70 % tổng dư nợ tín dụng) và ngày càng tăng lên. Ngược lại, trong cho vay trung và dài hạn thì ngoại tệ lại có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2006 tăng thêm 147% so với năm 2005. Qua đó ta thấy được sự thay đổi trong cơ cấu tiền trong dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng lên, đồng thời ngân hàng tập trung vào mảng cho vay vốn đối với các đơn vị xây lắp (mảng khách hàng truyền thống của ngân hàng). Cũng có thể thấy điều này qua cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: dư nợ tín dụng cá nhân tăng nhẹ sau 3 năm và vẫn chiếm phần lớn (từ 66% trở lên).
2.2.3. Công tác khách hàng
Trong năm 2006, chi nhánh đã mở rộng mối quan hệ mới với 61 doanh nghiệp ( lên 321 doanh nghiệp ) trong đó có 125 khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có doanh nghiệp xác lập quan hệ tín dụng, có quan hệ quan hệ tiền gửi, dịch vụ, hoạt động thanh toán quốc tế.
2.2.4. Công tác dịch vụ ngân hàng
Thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng 2006 đạt 10,11 tỷ VND tăng 180.83% so với năm 2004 và 69% so với năm 2005 ,đạt 118% kế hoạch năm 2006; một số hoạt động có mức tăng trưởng cao như thu phí bảo lãnh tăng 77% thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 70% so với năm 2005, kết quả hoạt động dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cáu doanh thu của chi nhánh Bắc Hà Nội, tỷ trọng thu dịch vụ ròng tổng thu chi mức 18.52% cao hơn mức bình quân của toàn hệ thống(16,5%).
2.2.5. Các hoạt động kinh doanh khác
Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, chi nhánh Bắc Hà Nội cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, bảo quản tài sản hộ…. Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hoá hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho chi nhánh. Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh trong năm 2006 chiếm 24,1% lợi nhuận trước thuế, trong đó:
- Thanh toán quốc tế chiếm : 47% - Thanh toán trong nước : 10% - Bảo lãnh chiếm : 16% - Kinh doanh ngoại tệ : 22% - Dịch vụ khác : 5%
Đáng chú ý nhất là hoạt động thanh toán quốc tế (chiếm 47% thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoài huy động và cho vay). Thanh toán quốc tế được coi là một trong những thế mạnh của chi nhánh với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, thành thạo nghiệp vụ, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. vì vậy, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của chi nhánh ngày càng đông.
2.2.6.Công tác kế toán và kho quỹ
Công tác kế toán tại chi nhánh đảm bảo hạch toán thanh toán chính xác kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành.mCông tác tài chính, quản lý tài chính theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán nghành, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
2.2.7. Kết quả kinh doanh
Về hiệu quả kinh doanh ,tại thời điểm 31/12/2006,chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế /tổng tài sản bình quân (ROA) của chi nhánh đạt 0,8% cao hơn mức của toàn hệ thống (0,72%). Lợi nhuận bình quân đầu người của chi nhanh tại năm 2005 đã đạt mức 107 triệu đồng/người và đạt mức 188 triệu đồng/người năm 2006. Chênh lệch thu chi năm 2006 đạt 54 tỷ VND, tăng 158% so với năm 2005. Trong đó, đặc biệt nguồn thu phi lãi bao gôm thu dịch vụ ròng và từ hoạt động đầu tư đạt 27 tỷ VND chiếm 50% chênh lệch thu chi của chi nhánh, đạt theo chuẩn mực các ngan hàng trên thế giới, thực hiện được nhiệm vụ tổng giám đốc giao tư khi Chi nhánh mới thành lập. Chất lượng tài sản có sinh lời của Chi nhánh đã được tăng lên. Trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định đạt 19.100 triệu VND vượt 173% kế hoạch năm 2006.
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT BẮC HÀ NỘI
2.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Hà Nội
2.3.1.1. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Từ khi được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I, hoạt động theo cơ chế mới các hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng phong phú đa dạng. Ngân hàng cũng đặc biệt chú trọng đến công tác khách hàng nhất là đối với khách hàng truyền thống, tất cả mọi nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng đều được đáp ứng một cách nhanh chóng đầy đủ, thuận tiện, Ngân hàng luôn dành những sản phẩm tốt nhất rẻ nhất cho khách hàng. Nhờ đó, tiếng tăm của Ngân hàng ngày càng được cải thiện, uy tín trong quan hệ với khách hàng đã giúp cho thị phần của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Ngân hàng đã
trở thành đối thủ có sức cạnh tranh cao trong khu vực. Ta có thể thấy điều này qua bảng thị phần Tín dụng khu vực Long Biên:
Bảng 2.4
Thị phần Tín dụng khu vực Long Biên
Năm 200 3 2004 200 5 2006 Thị phần tín dụng trên địa bàn 29% 30.5% 33% 33.7%
( Báo cáo tổng kết công tác phòng Tín dụng )
Thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2005 ( tăng 2.5% thị phần ) và tiếp tục ổn định qua các năm tiếp theo. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các cán bộ. Qui mô dư nợ tín dụng tăng lên mạnh vượt trội so với các Ngân hàng bạn là nhờ uy tín Ngân hàng với khách hàng, điều đó chỉ có được khi chất lượng tín dụng của Ngân hàng được đánh giá là tốt tương đối so với các Ngân hàng bạn.
2.3.1.2. Hệ số sử dụng vốn
Bảng 2.5
Hiệu suất sử dụng vốn (Đơn vị tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng dư nợ 1569 2147 2573
Tổng nguồn vốn huy động 564 963 1068
Hiệu suất sử dụng vốn ( 1/2 ) 2.78 2.23 2.41
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 31/12/06)
Do chỉ tiêu tổng dư nợ tăng mạnh liên tục qua các năm từ 1569 tỷ năm 2004 lên 2573 tỷ năm 2006 ( số tương đối tăng 64% ) sau 2 năm. Có được kết quả khả quan này chủ yếu là do Ngân hàng đã quan tâm đến khách hàng, luôn giữ vững chủ trương coi khách hàng là trên hết, Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng
những nhu cầu tín dụng hợp lý và hợp pháp của khách hàng. Từ đó, Ngân hàng đã chiếm được cảm tình của khách hàng, tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng đặc biệt là các khách hàng truyền thống.
2.3.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng Bảng 2.6
Thu nhập từ hoạt động tín dụng (Đơn vị: triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Thu từ cho vay 98.000 132.000 158.000
Tổng dư nợ 1.569.000 2.147.00
0
2.573.000
Tổng thu nhập 107.000 142.000 177.000
Thu từ cho vay/Tổng dư nợ(%) 6.25 6.15 6.14
Thu từ cho vay/ Tổng thu nhập(%) 83.18 92.96 89.27
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh phòng Tín dụng)
Từ bảng trên ta thấy thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn: năm 2004: 83.18%, 2005: 92.96%, 2006: 89.27% cho thấy thu từ tín dụng chiếm vị trí sống còn đối với Ngân hàng, tỷ trọng trên là khá cao so với các Ngân hàng khác: NHTMCP 44%, các NHTM khác khoảng 89%. Như vậy, Ngân hàng lệ thuộc quá nhiều vào các khoản tín dụng. Nếu các khoản tín dụng này phát sinh bất trắc ngoài dự kiến Ngân hàng sẽ phải đối phó với khó khăn gấp bội do không có các khoản thu khác bù vào.
2.3.1.4. Nợ quá hạn và nợ khó đòi
*Nợ quá hạn
Nợ quá hạn (Đơn vị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 GT % GT % GT % Tổng Nợ quá hạn 1124 0.1 5 1530 0.16 7 2387 0.20 NQH từ Tín dụng ngắn hạn 315 0.0 4 614 0.06 875 0.074 NQH từ Tín dụng TDH 809 0.1 1 916 0.10 1512 0.127
( nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh )
Tỷ lệ NQH thấp nhưng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2004 là 1124 triệu đồng chiếm 0,15% tổng dư nợ, năm 2005 là 1530 triệu đồng chiếm 0,17% tổng dư nợ năm 2006 là 2387 triệu đồng chiếm 0,2% tổng dư nợ. Ta có thể thấy tuy tỷ lệ NQH là rất tốt nhưng xét về số tuyệt đối thì có sự tăng khá nhanh qua các năm: từ năm 2004-2006 tăng gần 96%, bình quân tăng mỗi năm 50%.
*Nợ khó đòi
Nợ khó đòi là một khoản mục khá quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng, là mối quan tâm đặc biệt đối với mọi Ngân hàng. Nợ khó đòi là các khoản NQH chuyển thành, nó tiềm ẩn khả năng mất không khoản nợ của doanh nghiệp, hay thu được nợ nhưng rất khó khăn và thu không trọn hệ số nợ. Chính vì vậy, chúng sẽ làm giảm thu nhập cũng như làm chậm vòng quay vốn Ngân hàng, các Ngân hàng thường hết sức cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Trong những năm gần đây chi nhánh đã phấn đấu xử lý hết số nợ tồn đọng trong những năm trước để lại, các khoản nợ khó đòi đã được cấp trên xét duyệt và xử lý, không phát sinh nợ khó đòi mới.
Duy trì được tỷ lệ NQH thấp, các khoản tín dụng mới không phát sinh nợ khó đòi là thành công rất lớn của Ngân hàng, Ngân hàng có thể mở rộng tín
dụng đến các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ hay hộ cá thể để tận dụng lợi thế về khả năng thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng.
2.3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá từ phía khách hàng
Hầu hết các khoản tín dụng mà Ngân hàng cấp cho khách hàng đều là cố gắng của cả Ngân hàng và khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu , lợi nhuận và thu nhập của Ngân hàng theo đúng nghĩa cả hai bên đều có lợi. Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội luôn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững nghĩa là sẽ cấp cho khách hàng những khoản tín dụng tốt cùng với dịch vụ Ngân hàng an toàn và thuận tiện.
Tuy vậy, chất lượng của một khoản tín dụng không chỉ được đánh giá một phía Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Vẫn còn một số doanh nghiệp có những khoản tín dụng được đánh giá là có chất lượng tồi, đó là những doanh nghiệp phát sinh NQH hay nợ khó đòi.
2.3.2. Đánh giá về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội
Qua quá trình phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ta có thể thấy được những vấn đề đáng quan tâm sau:
2.3.2.1. Những kết quả đạt được
*Về phía ngân hàng
- Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng lành mạnh dao động trong khoảng 80%- 115%. So với tổng dư nợ. đây là mức dư nợ khá các so với mức dư nợ trung dài hạn tại các chi nhánh NHĐT&PT trên các địa bàn khác, do đó là một kết quả đáng khích lệ đối với chi nhánh.
- Đầu tư trung dài hạn được thực hiện qua nhiều chương trình tín dụng như:
+Cho vay bằng nguồn vốn ngắn hạn của chi ngánh đối với các dự án do chính phủ chỉ định.
+Cho vay đồng tài trợ với các NHTM quốc doanh.
- Nghiệp vụ bảo lãnh trung dài hạn chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và nhập thiết bị trả chậm, góp phần giúp các thành viên của tổng công ty xây dựng tham gia thi công các công trình trọng điểm, các dự án lớn.
- Việc thu lãi từ các dự án nâng cấp mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp, các chương trình tín dụng từ nguồn tài trợ diễn ra thuận lợi.
- Vận dụng linh hoạt lãi suất ưu đãi trong sản suất khẩu và hàng nội địa góp phần khuyến khích, kích cầu đầu tư.
- Chất lượng công tác thẩm định và quản lý món vay ngày một nâng cao. Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng, các quy định, quy chế cũng như quy trình nghiệp vụ do cấp trên ban hành.
Qua các số liệu tình hình hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua và qua việc phân tích thực trạng tín dụng với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức thấp. Không những Ngân hàng phát huy truyền thống của Ngân hàng ĐT&PT VN là một hệ thống Ngân hàng được các Doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng cơ bản tin cậy và đặt mối quan hệ giao dịch. Chi nhánh còn tiếp cận các Doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực khác để phục vụ giúp Doanh nghiệp có vốn để mở rộng và đầu tư chiều sâu công nghệ, sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều Doanh nghiệp hầu như chỉ quan hệ khép kín tại chi nhánh.
*Về phía doanh nghiệp
- Tín dụng trung dài hạn đầu tư cho các dự án có hiệu quả đã góp phần là tăng trưởng dư nợ ngắn hạn lành mạnh ở các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
- Góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá thông qua các dự án mở rộng sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật..
- Tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Có được kết quả trên, trước hết phải kể đến sự cố gắng quyết tâm của ban lãnh đạo và tất cả cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những cán bộ làm công tác tín dụng. Đây cũng là kết quả của công tác sắp xếp cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ thẩm định đã bố trí những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức. Công tác thẩm định được tiến hành một cách thận trọng, đúng quy trình tín dụng, tuân thủ cơ chế pháp luật, về kỹ thuật thẩm định dự án, công tác quản lý và kiểm soát tín dụng được quan tâm đúng mức, các dự án lớn đều phải có sự tham gia của các kiểm soát viên, của hội đồng tín dụng. Đó cũng chính là kết quả của sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự hợp tác và nỗ lực của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp: Về ý thức trách nhiệm với khoản vay; sự lựa chọn các dự án khả thi phù hợp với năng lực tài chính, với xu hướng phát triển kinh