Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 53 - 55)

BẢNG CHẤM CÔNG THEO GIỜ

2.2.3. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.3.1. Chứng từ và các tài khoản kế toán

Số lượng lao động của Công ty do phòng tổ chức lao động quản lý, theo dõi vào số lượng lao động hiện có của Công ty trong từng phòng ban, phân xưởng, để nắm vững tình hình gia tăng giảm lao động. Số lượng lao động tại phòng tổ chức trùng khớp với số lượng lao động của các bộ phận. Trên cơ sở số lao động ngành quản lý, mỗi bộ phận theo dõi thời gian lao động của mỗi thành viên thông qua “Bảng chấm công” sau đó tập hợp để tính lương.

Đối với bộ phận người lao động làm việc hưởng lương sản phẩm tại các phân xưởng, kết quả lao động của họ được phản ánh trên các phiếu báo công, sau đó chúng được thống kê phân xưởng tập hợp để tính lương.

Căn cứ trên cơ sở tính lương, mỗi bộ phận trong công ty lập “Bảng thanh toán lương”, trình ban giám đốc và phòng tổ chức lao động duyệt, gửi cho kế toán tiền lương cho CBCNV, các bộ phận có trách nhiệm lập bảng thanh toán tiền lương” ghi nhận số tiền thực lĩnh của CBCNV gửi về phòng kế toán của Công ty.

Cuối mỗi tháng, dựa trên bảng kê chứng từ thanh toán BHXH, kế toán lập “Bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH” cho từng bộ phận và sau đó tổng hợp lại của toàn công ty và gửi cho cơ quan BHXH để thanh toán. Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội gồm 6 phòng ban và 4 phân xưởng hạch toán tiền lương độc lập. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán giống như chế độ kế toán đã ban hành.

TK335: phải trả công nhân viên TK622: chi phí nhân công trực tiếp TK627: chi phí sản xuất chung TK641: chi phí bán hàng

TK642: chi phí quản doanh nghiệp TK338: phải trả phải nộp khác

Tài khoản này được chi tiết theo 3 tài khoản cấp 2 TK 3382: KPCĐ

TK 3383: BHXH TK3384: BHYT TK 111: Tiền mặt

TK 1111: Tiền mặt Việt Nam

TK 11111: Tiền mặt Việt Nam cơ sở I TK 11112: Tiền mặt Việt Nam cơ sở II TK 112: Tiền gửi ngân hàng

2.2.3.2. Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

*Phân bổ tiền lương

Từ bảng thanh toán tiền lương, kế toán tiền lương tập hợp, phân loại theo từng đối tượng sử dụng, chi tiết theo từng phân xưởng, phòng ban để lập “bảng thanh toán tiền lương và BHXH”.

Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bổ này gồm có các dòng ngang phản ánh tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho các đối tượng sử dụng lao động.

Cơ sở để lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

+ Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng, tính toán số tiền để ghi vào bảng theo các dòng phù hợp cột ghi có TK 334.

+ Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi có TK 338.

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập theo từng tháng. Số liệu của bảng này được sử dụng để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ và các sổ

kế toán liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

* Trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Việc trích lậ thanh toán BHXH của công ty hoàn toàn như theo Nhà nước quy định (đã trình bày ở phần 1).

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w