VNREER_HP REE_PDL_AR1 BEER_PDL

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu docx (Trang 49 - 51)

CáC NHâN tố Quyết địNH tỷ Giá tHựC (Hữu Hiệu)Và mứC độ sai lệCH

VNREER_HP REE_PDL_AR1 BEER_PDL

VNREER_HP REE_PDL_AR1BEER_PDL

lại đi vào giai đoạn định giá cao giống như giai đoạn đầu những năm 2000 nhưng ở mức độ cao hơn trước và cho tới giữa năm 2010 đã bị định giá cao hơn 20% so với giá trị cân bằng. Điều này làm giảm sức cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam so với các nước khác.

Hình 10. Tỷ giá cân bằng

Để đánh giá chi tiết mức độ sai lệch của tỷ giá, chúng tôi tính toán và vẽ đồ thị 2 loại độ lệch tỷ giá là sai lệch hiện tại và tổng sai lệch, kết quả được trình bày ở hình 11. Giai đoạn trước năm 2002, tổng độ sai lệch là âm (tương đương với định giá quá cao) trong đó có thời điểm đạt tới trên âm 20%. Giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn tỷ giá bị định giá thấp với tổng độ sai lệch dao động trong khoảng 0 đến dương 18% cho tới đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, mức độ lệch của tỷ giá hiện hành so với mức cân bằng dao động trong khoảng từ 0 đến âm 20%. Từ hình 11 cũng có thể thấy rằng phần lớn sự sai lệch về tỷ giá là do sự tác động của các yếu tố ngắn hạn vì độ lệch hiện tại chiếm phần lớn trong tổng độ lệch của tỷ giá.

Hình 11. Sai lệch của Tỷ giá: Tổng sai lệch và Sai lệch hiện tại

KếT lUậN

Kết quả ước lượng tỷ giá thực hữu hiệu dài hạn và tính toán độ sai lệch của tỷ giá đã khẳng định một thực tế là đồng tiền của Việt Nam đã liên tục bị định giá cao trong 3 năm đầu của thập kỷ vừa qua và tiếp tục xu hướng đó trong 3 năm gần đây với mức độ còn nghiêm trọng hơn trước. Xen giữa hai giai đoạn này là giai đoạn mà đồng tiền bị định giá thấp nhưng không ổn định và có lúc bị lệch tới 20% trước khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra. Kết quả này cần phải kiểm tra thêm, bao gồm cả các phân tích độ nhạy cảm của việc lựa chọn mô hình và các biến số. Tuy nhiên, kết quả này đã cho thấy có rất nhiều vấn đề trong cách mà Chính phủ và Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tỷ giá. Chẳng hạn, nhiều người cũng muốn biết có phải sự sai lệch về tỷ giá này là kết quả của các hành động có chủ ý nhằm một mục đích chính sách nào đó hay không, và các cơ quan chức năng có nhận biết được sự sai lệch về tỷ giá và có biện pháp nào để giảm bớt sự sai lệch này hay không? Ảnh hưởng của sự sai lệch tỷ giá đối với một số chỉ số kinh tế là như thế nào? Trả lời được các câu hỏi này sẽ giúp cho việc điều hành nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn trong tương lai. Tuy việc trả lời tất cả các câu hỏi này là không dễ dàng, chúng tôi cũng muốn làm rõ hơn một trong các vấn đề đã nêu ở trên, đó là tác động của tỷ giá tới xuất khẩu. Phần tiếp theo sẽ đi vào nghiên cứu vấn đề này một cách cụ thể.

-.20-.15 -.15 -.10 -.05 .00 .05 .10 .15 00:1 02:1 04:1 06:1 08:1 10:1 -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 00:1 02:1 04:1 06:1 08:1 10:1

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu docx (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)