Các biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN docx (Trang 27 - 29)

- 25/07/2011: Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody đã hạ 3 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp

3. Các biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu

hoảng nợ công tại châu Âu

Như phân tích ở trên, mặc dù EU và ECB đã có những phản ứng chậm chạp trong việc đối phó cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra trong khu vực của mình nhưng đã rất tích cực trong việc cố gắng tìm ra giải pháp cứu cả châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Hy Lạp chỉ là một quốc gia nhỏ bé trên bản đồ thế giới cũng như

là Châu Âu nhưng đây là thành viên đầu tiên của EU và khu vực Eurozone lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công và chịu thiệt hại lớn nhất, khả năng vỡ nợ rất cao. Điều này khiến EU và ECB không thể làm ngơ, bởi lẽ sự phá sản của chính phủ Hy Lạp trong việc thanh toán nợ công sẽ gây ra hiệu ứng Domino tài chính, nó sẽ lan ra toàn bộ châu Âu thậm chí là cả thế giới.

Chính tác động tiêu cực lâu dài mà cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu có thể

gây ra là rất lớn, ngày 10/5/2010, EU và IMF đã nhất trí thiết lập “Quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỷ euro (1000 tỷ USD). Theo đó, các nước châu Âu đưa ra 572 tỷ

USD (440 tỷ euro) khoản vay mới và bơm thêm 778 tỷ USD (60 tỷ euro) cho chương trình vay đang thực hiện. IMF cũng sẽđóng góp 325 tỷ USD (250 tỷ EUR) cho gói cứu trợ. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11/2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5/2011. Mới đây nhất, vào tháng 8/2011, ECB đã tung ra số tiền khá lớn để mua lại trái phiếu Chính phủ của Ý và Tây Ban Nha, với điều kiện các nước này phải cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ hơn và để đổi lấy gói cứu trợ khẩn cấp, một vài nước như Hy Lạp, Ireland và BồĐào Nha đã thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ.

Nhìn chung, giải pháp cung cấp các gói cứu trợ cho các quốc gia có nguy cơ vỡ

nợ cao như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đảo Nha, Tây Ban Nha cùng với việc các quốc gia này phải áp dụng chương trình cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ vẫn là giải pháp chủ đạo mà EU và ECB kết hợp với IMF tiến hành cho đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện cắt giảm chi tiêu công mạnh mẽ có nguy cơ đưa nền kinh tế các quốc gia áp dụng sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái, đồng thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi xã hội và tình hình tài chính cá nhân của người dân.

Ngoài ra, hiện nay cũng có một số giải pháp khác được bàn tới như thiết lập một hệ thống xếp hạng tín nhiệm mới phù hợp với đặc thù của các quốc gia châu Âu

đồng thời xây dựng một hệ thống các công cụ kiểm soát tài chính nhằm đánh giá chính xác hơn và kiểm soát chặt chẽ tình hình chi tiêu công của các quốc gia thuộc khu vực Eurozone… Tuy nhiên, đây mới chỉ là những ý tưởng và đang trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN docx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)