Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tiền lương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty Lũng Lô. (Trang 26)

II. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG

6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tiền lương

6.1) Hiệu số giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng NSLĐ

Để hoạt động có hiệu quả tổ chức phải thực hiện tốt nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Điều đó có

nghĩa là muốn hoạt động tốt thì tổ chức phải tăng năng suất lao động đi đôi với giảm chi phí sản xuất. Tăng năng suất lao động thì lợi nhuận tăng, do vậy khoản trích lương tăng và tiền lương bình quân tăng theo. Nhưng tiền lương là một trong những chi phí đầu vào, và do vậy nó cũng đi đôi với giảm chi phí. Tức là mức tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng tiền lương bình quân.

6.2) Đánh giá hiệu quả quản lý tiền lương theo doanh thu

Ta xét công thức: I TR/TL = ∆∆QtlTR với ∆TR: mức tăng doanh thu

∆Qtl : mức tăng quỹ lương

Vậy muốn I không đổi thì khi ta tăng quỹ lương lên bao nhiêu thì mức doanh thu cũng sẽ tăng lên bấy nhiêu. Doanh thu chỉ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương của doanh nghiệp.

6.3) So sánh quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực tế

Quỹ tiền lương kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động và phát triển của quỹ tiền lương thực tế. Tiền lương kế hoạch được lập trên căn cứ vào những số liệu thực hiện của kỳ trước trên cơ sở đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm trong kỳ tới, và đề ra chỉ tiêu kế hoạch cần đạt trong năm tới. Để so sánh giữa kỳ kế hoạch và thực tế ta xét chỉ tiêu tỷ lệ % giữa quỹ lương thực hiện và quỹ lương kế hoạch: I TH/KH= QQkhth x 100%

Trong đó:Qth: quỹ lương thực hiện trong năm sản xuất Qkh: quỹ lương kế hoạch xây dựng đầu năm

Để đánh giá được sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả hay không ta phải tính được chỉ tiêu này sao cho luôn lớn hơn hoặc bằng 100%. Từ hệ số này ta có thể tính được tình hình vượt (giảm) chi tuyệt đối và tương đối thực tế so với kế hoạch như sau:

Tình hình vượt (giảm) chi tuyệt đối quỹ lương: QTH – QKH = A

Tình hình vượt (giảm) chi tương đối quỹ lương:

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ A. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ

I. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ TRIỂN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ

- Tên công ty: Công ty xây dựng Lũng Lô- Bộ Quốc Phòng.

- Tên giao dịch quốc tế: Lung Lo contruction company- LCC.

- Trụ sở: 162 Trường Chinh- Đống Đa- Hà Nội. Tel: 84-4-5.633582; 5.633681; 5.633683 Fax: 84-4-5.633582

Mã số thuế: 01.00779189-1 Website: http:// www.lunglo.com

-Đại diện pháp lý: đại tá-kỹ sư: Nguyễn Văn Hùng- Giám đốc công ty Công ty xây dụng Lũng Lô là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 466/QĐ-QP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Công Binh.

- Quá trình hình thành công ty:

Tháng 11 năm 1989 công ty có tên là Công ty khảo sát- thiết kê và xây dựng Lũng Lô. Tháng 8 năm 1993 công ty đổi tên thành Công ty xây dựng Lũng Lô theo quyết định số 577/QĐ-QP của Bộ Quốc Phòng.

Ngày 17 tháng 4 năm 1996 thành lập Công ty xây dựng Lũng Lô mới theo quyết định số 466/QĐ-QP của Bộ Quốc Phòng trên cơ sở sáp nhập 3 doanh nghiệp: Công ty xây dựng Lũng Lô; Công ty xây dựng 25-3; Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng. Trụ sở công ty đặt tại 14B Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, tp Hà Nội, với số vốn kinh doanh ban đầu bao gồm cả Ngân sách và tự bổ sung là 3.454 triệu đồng.

Công ty xây dựng Lũng Lô là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng.

- Các văn phòng đại diện của công ty:

Văn phòng đại diện tại thành phố Vinh- Nghệ An: 33 Phan Bội Châu Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 45 Quang Trung-tp Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Miền Nam: 2M đường 3/2, quận 10, tp HCM

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG LƯƠNG

1. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy

1.1. Ban giám đốc công ty: gồm giám đốc và các phó giám đốc

Giám đốc công ty: Đại tá Nguyễn Văn Hùng- là người đại diện theo

pháp luật của công ty, là người điều hành và chịu trách nhiệm trước đảng uỷ công ty, Đảng và thủ trưởng BTL Công Binh, Bộ Quốc Phòng và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. Mức lương của Giám đốc công ty do Thủ trưởng Bộ TL Công Binh, Bộ Quốc Phòng xét duyệt thông qua ý kiến của BCH Công đoàn doanh nghiệp.

Các phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân

công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền thực hiện. Thường xuyên thực hiện các báo cáo, giao ban theo quy định của công ty, nắm bắt tình hình SXKD, quản lý và chỉ đạo Xí nghiệp, phòng, ban theo sự phân công. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình và đơn vị được phân công theo dõi với giám đốc. Gồm:

- Phó giám đốc Chính trị- Bí thư Đảng uỷ: - Phó giám đốc kế hoạch:

- Phó giám đốc kinh doanh: - Phó giám đốc kỹ thuật:

PHÒNG KH TỔNG HỢP (Biên chế 01) PHÒNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (Biên chế 07) PHÒNG TÀI CHÍNH (Biên chế 09) PHÒNG CHÍNH TRỊ (Biên chế 06) BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ (Biên chế 03) BAN BOM MÌN TỔNG HỢP (Biên chế 07) PHÒNG KỸ THUẬT TRANG BỊ VẬT TƯ (Biên chế 08) VĂN PHÒNG CÔNG TY (Biên chế 24) XÍ NGHIỆP KSTK & TVXD XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CT. NGẦM XÍ NGHIỆP XÂY LẮP PHÍA BẮC XÍ NGHIỆP CẦU ĐƯỜNG 25 - 3 XÍ NGHIỆP SÂN ĐƯỜNG CẢNG XÍ NGHIỆP XÂY LẮP PHÍA NAM XÍ NGHIỆP XLMT & ƯDVL NỔ T.KẾ T.KẾ KH T.KẾ KH T.KẾ KH T.KẾ KH T.KẾ KH T.KẾ KH Miền Nam CÔNG TY XD LŨNG LÔ BAN GIÁM ĐỐC KH PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG (Biên chế 11) TCKT TCKT TCKT TCKT TCKT TCKT TCKT P.Thí Nghiệm BAN KH TỔNG HỢP BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát BAN KH TỔNG HỢP Đội Khảo Sát Đại diện Miền Trung Đội Khảo Sát

1.2. Khối cơ quan:

1.2.1) Phòng kế hoạch

- Là cơ quan tham mưu, tổng hợp giúp Ban Giám đốc công ty điều hành quản lý sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện nhiệm vụ quân sự sẵn sàng chiến đấu, phòng chống bão lụt trong toàn công ty.

- Xây dựng và quản lý kế hoạch thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch trung và dài hạn của công ty.

- Căn cứ và định mức kinh tế- kỹ thuật nội bộ và thực tế thi công, chủ trì xây dựng kế hoạch giá thành của các dự án, công trình, trình giám đốc phê duyệt.

- Hướng dẫn, quản lý, triển khai và duy trì thực hiện pháp luật Nhà nước và quy chế của BQP, BTL Công Binh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Quản lý đất đai nhà xưởng của toàn công ty.

-Giúp Ban Giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý, theo dõi các hoạt động liên doanh, liên danh, liên kết, và công ty cổ phần.

- Quản lý và triển khai các hợp đồng kinh tế, hợp tác kinh doanh.

- Tham gia đấu thầu các dự án. Chỉ đạo,hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hồ sơ đấu thầu.

- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp tình hình hoạt động của công ty phục vụ công tác quản lý, điều hành và báo cáo BTL, BQP, cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

1.2.2) Phòng trang thiết bị vật tư

- Tham mưu giúp ban GĐ xây dựng hệ thống quản lý trang bị, vật tư, và đảm bảo kỹ thuật trong toàn công ty.

- Thực hiện chế độ quản lý, theo dõi chất lượng, số lượng trang thiết bị vật tư, vũ khí, khí tài theo quy định của BQP và BTLCB trong toàn công ty.

- Lập báo cáo về trang thiết bị định kỳ, đột xuất lên cơ quan cấp trên theo chế độ.

- Làm các thủ tục đăng ký nguồn gốc, lưu hành trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tham mưu cho Ban GĐ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị vật tư trong toàn công ty.

- Tham mưu cho ban GĐ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa, điều động và thanh xử lý trang thiết bị vật tư và tài sản cố định.

- Nghiên cứu đề xuất và triển khai, hướng dẫn áp dụng các dây chuyền công nghệ trang thiết bị tiên tiến có năng suất và hiệu quả cao.

- Bảo đảm, quản lý, theo dõi việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước và BQP.

- Theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng mua sắm trang bị, vật tư phục vụ SXKD trong toàn công ty.

- Triển khai quy hoạch và xây dựng các cơ sở đảm bảo kỹ thuật như nhà xe, nhà kho, trạm sữa chữa tại những địa bàn trong hoạt động của công ty.

- Kiểm tra, duy trì chế độ bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy định nhằm nâng cao hệ số kỹ thuật của xe, máy.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật của các xí nghiệp, công trường nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác có hiệu quả trang thiết bị vật tư.

1.2.3) Phòng kỹ thuật thi công:

- Tham mưu cho ban GĐ công ty về công tác chỉ đạo, điều hành thi công các dự án đảm bảo quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ của các dự án toàn công ty.

- Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành trong hoạt động SXKD của công ty.

- Chịu trách nhiệm lập, triển khai và kiểm tra phương án, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, tiến độ các công trình của công ty; Chỉ đạo, thẩm

định phương án, thiết kế biện pháp tổ chức thi công cho các đơn vị thành viên.

- Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật phục vụ công tác đấu thầu. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm nội bộ.

- Chủ trì công tác nghiệm thu nội bộ cho các đơn vị thành viên.

- Kiểm tra, giám sát việc duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ toàn công ty.

- Duy trì, kiểm tra và chỉ đạo công tác bảo hộ và an toàn lao động .

1.2.4) Phòng tài chính kế toán

- Tham mưu cho Ban GĐ công ty về công tác quản lý tài chính kế toán; huy động và sử dụng có hiệu quả vốn trong toàn công ty.

- Duy trì và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê kế toán, phân tích hoạt động SXKD của công ty đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nước, BQP và BTLCB. Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các số liệu, thông tin về tài chính cho Ban GĐ công ty.

- Định kỳ hoặc đột xuất lập, báo cáo tài chính-kế toán phục vụ công tác quản lý của công ty và báo cáo các cơ quan cấp trên theo quy định.

- Phối hợp với các phòng, ban chức năng xây dựng kế hoạch SXKD, trong đó trọng tâm là kế hoạch huy động và sử dụng vốn trong từng thời kỳ sản xuất, công tác thanh toán định kỳ tháng, quý, năm với các Chủ đầu tư, nhà cung cấp. Thực hiện phân tích hoạt động SXKD và các hoạt động tài chính của công ty.

- Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán, chỉ đạo, kiểm tra, thực hiện quyết toán tài chính định kỳ cho các đơn vị thành viên.

- Bảo đảm giải quyết kịp thời về vốn cho các hoạt động SXKD theo kế hoạch được duyệt.

- Thực hiện việc kiểm tra và tham mưu cho GĐ công ty về công tác quản lý, bảo toàn phần vốn góp, vốn vay của công ty trong hoạt động SXKD.

1.2.5). Phòng chính trị

- Đảm nhiệm CTĐ, CTCT trong công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ (Thường vụ) ciing ty, sự chỉ đạo của Cục Chính trị Binh Chủng. Căn cứ vào kế hoạch của Cục Chính trị, Nghị quyết của Chính Phủ, mệnh lệnh của GĐ và chỉ đạo, hướng dẫn của phó GĐ về Chính trị, đề xuất biện pháp, nội dung hoạt động CTĐ, CTCT của công ty thông qua Đảng uỷ (Thường vụ) và GĐ xem xét, quyết định.

- Trực tiếp tiến hành các nội dung giáo dục chính trị theo quy định; tham mưu cho Đảng uỷ, Thường vụ về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác dân vận; quan hệ chặt chẽ với các cấp Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân, các đơn vị bạn, góp phần xây dựng địa bàn an toàn.

- Quản lý nắm chắc tình hình chính trị nội bộ; tham mưu cho Đảng uỷ (Thường vụ), Ban GĐ công ty tổ chức thực hiện nghiêm Quyết đinh 502 và Quy chế 635 của BQP trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Cùng với phòng Tổ chức-lao động tiền lương tham mưu cho Ban GĐ và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ công nhân viên và người lao động.

- Chỉ đạo các tổ chức quần chúng (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ) hoạt động đúng chức năng có hiệu quả.

1.2.6). Phòng Tổ chức- lao động - tiền lương

- Tham mưu cho Ban GĐ về xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm quân số, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động trong toàn công ty.

- Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thành viên quản lý đội ngũ QNCN, QNVQP và các đối tượng HĐLĐ trong doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động, điều lệ quản lý QNCN của BQP và Quy chế tuyển dụng lao động của công ty.

- Tham gia xây dựng và trình duyệt đơn giá tiền lương, tổng quỹ lương đối với công ty và các đơn vị thành viên. Hướng dẫn thực hiện và quy định của Nhà nước, BQP và chế độ lao động tiền lương trong doanh nghiệp. Là uỷ viên thường trực của Hội đồng tiền lương của công ty.

- Tổ chức làm và quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong toàn công ty theo quy định.

- Tổng hợp, đề nghị và tổ chức, hướng dẫn thực hiện thi nâng bậc, xét nâng lương hàng năm cho QNCN, CNVQP, lao động hợp đồng trong toàn công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quân đội.

- Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác quản lý lao động tiền lương và kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các chế độ, chính sách theo quy định.

- Tổng hợp và báo cáo lên cấp trên những nội dung về tổ chức lực lượng lao động tiền lương theo định kỳ và đột xuất.

1.2.7). Văn phòng công ty

- Quản lý con dấu, lưu trữ thu phát công văn, tài liệu theo đúng quy định và nguyên tắc công tác bảo mật.

- Tổ chức quản lý và lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật, hoàn công các công trình của toàn công ty.

- Quản lý và bảo quản vật tư, trang thiết bị nhà xưởng phục vụ cho hoạt động của cơ quan công ty. Quản ly, kiểm tra các hoạt động của văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quỹ tiền lương tại công ty Lũng Lô. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w