Đậu ngót là một bộ phận trong khuôn đúc để chứa một lượng kim loại nhằm bổ ngót cho vật đúc khi đông đặc. Tại thời điểm khi chưa điền đầy đậu ngót làm chức năng đậu hơi trong lòng khuôn. Để phát huy tác dụng thoát hơi và bổ ngót đặt nó đúng vị trí
Vị trí đặt đậu :
- Đậu ngót phải ở nơi tập trung kim loại .
- Đậu ngót phải không làm cản trở sự cản co của vật đúc . - Đậu ngót phải dễ cắt ra và dễ làm sạch vết cắt.
- Đậu ngót phải có độ cao ngang với mặt thoáng với cốc rót và bản thân nó cũng phải đủ áp lực thủy tĩnh để bổ ngót.
- Đậu ngót phải nguội cuối cùng và có thể tích đủ lớn để bổ ngót .
- Không gây khó khăn cho công nghệ làm khuôn và không lãng phí kim loại .
- Tránh đặt đậu ngót quá sát thành vật đúc tạo nên khe cát mỏng. khi rót nếu bị nung nóng nhiêù, dễ rỗ ngót ở thành vật đúc. Người ta thường dùng 2 loại đậu ngót: đậu ngót hở và đậu ngót kín .
+ Đậu ngót hở : là lòng khuôn thông với khí trời. Đậu hở dùng phổ biến vì nó dễ chế tạo, có khả năng bổ ngót cao nhờ áp lực lớn, dễ quan sát khi điền đầy, có tác dụng thoát hơi.
+ Đậu ngót kín: là loại không thông với khí trời. loại này chỉ thích hợp khi đúc trong khuôn kim loại để bổ xung cho chỗ tập trung ở phía dưới lòng khuôn .
Kích thước được chọn sao cho :
+ Tiết diện đậu ngót đủ lớn để có thể bổ xung kim loại .
+ Chiều cao đậu ngót phải đủ để có thể đưa rỗ ngót từ vật đúc vào đậu ngót .
- Tách đậu ngót ra khỏi vật đúc là một công việc tốn kém và vất vả. Đậu ngót ở vật đúc thép thường cắt bằng oxi. Đối vật đúc bằng gang và hợp kim màu thì phải dùng cưa để cắt đậu ngót. Để giảm chi phí cho việc cắt đậu ngót ta nên dùng cách đập tách đậu ngót. Nên đập tách đậu ngót khi rỡ khuôn nhưng không được làm ảnh hưởng đến bề mặt vật đúc.