Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 1 Những từ Hán Việt trong hai đoạn trích:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 35 - 36)

1. Những từ Hán Việt trong hai đoạn trích:

a) thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp

thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh,

chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng).

2. Những từ ngữ để chỉ khái niệm tương

ứng

a) AIDS: bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b) ma-két-tinh: Để chỉ khái niệm nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá như nghiên cứu nhu cầu thì hiếu khách hàng…

Nguồn gốc: Do tiếng Việt chưa có những từ ngữ chỉ khái niệm trên nên phải mượn

-Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

- Như vậy, ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách cấu tạo thêm từ ngữ mới, từ vựng còn được phát triển bằng cách nào?

HS trả lời.

GV củng cố kiến thức cho HS qua bài tập 3: Chỉ rõ từ mượn tiếng Hán, từ mượn của ngôn ngữ châu Âu?

Hoạt động 3. Tổng kết

HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.

từ tiếng nước ngoài.

Ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách tạo ra từ ngữ mới, từ vựng tiếng Việt còn được phát triển bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

* Bài tập 3 (tr.74) Từ mượn tiếng Hán - mãng xà -ca sĩ - biên phòng - nô lệ - tham ô - tô thuế - phê bình - phê phán Từ mượn ngôn ngữ châu Âu - xà phòng - ô tô - radiô - ôxi - cà phê - ca nô III. Tổng kết

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Tiết…

Ngày soạn….

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1. Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

2. Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

3. Rèn kỹ năng tóm tắt truyện.

B. CHUẨN BỊ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Giới thiệu tác giả

GV yêu cầu HS giới thiệu những nét cơ bản: năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w