TƯƠNG LAI
1 Thuận lợi :
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có vùng đất đỏ (bazan) ở Tây Nguyên rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su để khai thác mủ và chế biến thành cao su thiên nhiên. Năm 1996, nước ta có 290.000ha thu được là 150.000 tấn, dự kiến năm 2005 sẽ tăng diện tích trồng cây cao su 700.000 ha với sản lượng cao su thu được xấp xỉ 375.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để các nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su có thể sử dụng, nhất các sản phẩm săm, lốp.
Việt Nam là nước đang phát triển phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, xe máy và gần đây thị trường ôtô đang phát triển mạnh mẽ, nên nhu cầu về tiêu thụ săm, lốp các loại là rất lớn. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 20 triệu xe đạp đến năm 2006 chúng ta dự kiến sản xuất 19 triệu săm lốp xe đạp các loại, trong đó có 4-5 triệu chiếc dành cho xuất khẩu. Về xe máy, theo thống kê đến tháng 12/2001 cả nước có hơn 7 triệu xe máy, dự báo đến năm 2006 lượng xe máy sẽ vào khoảng 20 triệu chiếc. Năng lực sản xuất hiện nay của Việt Nam là 2,5 triệu săm, lốp xe máy/năm. Dự kiến đến 2006 chúng ta sẽ tìm đối tác liên doanh để tăng năng lực sản xuất lên 8 triệu chiếc/năm. Về ôtô, cũng theo số liệu tháng 12/2000 cả nước ta có: 48.150 ôtô các loại. Trong Hà nội có khoảng 135.000 chiếc. Dự kiến đến năm 2006, cả nước ta có khoảng 67.000 ôtô, chúng ta sẽ đưa năng lực sản xuất lên 1.900.000 bộ săm, lốp ô tô các loại.
Qua số liệu thống kê thì tiềm năng của thị trường sản phẩm săm, lốp phương tiện giao thông là rất lớn, các doanh nghịêp Việt Nam chỉ mới chiếm được một thị phần nhỏ và đang bỏ ngỏ cho hàng ngoại. Nhất là khi hội nhập vào nền kình tế khu vực và thế giới buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Thành tích tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng tạo đà cho việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch và chiến lược của 2 năm hội nhập và thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch và chiến lược.
- Chính phủ có những biện pháp lớn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải tiến các cơ chế chính sách trong quản lý kinh tế, thông thoáng hơn về xuất nhập khẩu, và quản lý đầu tư xây dựng.
- Những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp sau 2 năm hội nhập và thực hiện nhanh tiển trình hội nhập đã rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ kinh nghiệm và bước đầu đã thành công ở nhiều nhóm ngành hàng trên thương trường trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
- Về phía doanh nghiệp, sau một năm vừa cố gắng phát huy sản xuất vừa tích cực đầu tư phát triển mà vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp trong năm tới.
- Các nguồn lực mới, những bài học kinh nghiệm trong côngtác chỉ đạo và kết hợp, phát huy sức mạnh nội lực của doanh nghiệp sẽ là những nhân tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển thời gian tới. Sự tin tưởng, nhất trí cao trong tổ chức đã tạo thêm sức sản xuất mới, tạo thêm nguồn lực mới cho doanh nghiệp.
2 Khó khăn
- Vốn của Chính phủ dành cho đầu tư phảt triển chưa đáp ứng nhu cầu, nguồn vốn lại dàn trải, kết cấu hạ tầng thấp, tiến trình cải cách hành chính chậm, thủ tục còn rườm rà, lãng phí thời gian, khi hậu thời tiết càng diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Chưa có nhiều nguồn lực đầu tư lớn mới tạo tăng trưởng, chủ yếu vẫn là mở rộng và hoàn thiện. Vốn cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới còn hạn hẹp. Các dự án lớn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công tác chuẩn bị phức tạp, lãi xuất đầu tư còn cao, chính sách khuyên khích sản xuất đầu tư trong nước chưa đồng bộ, chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư.
- Nhiều sản phẩm có giá trị lớn của công ty như: săm lốp ôtô, xe máy, xe đạp, ắc qui, hoá chất cơ bản tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập ngay từ đầu năm tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các hàng hoá trong nước với hàng hoá cùng loại nhập khẩu, sự yếu kém trong quản lý thị trường với hàng giả, hàng kếm phẩm chất, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận thương mại là những khó khăn mà doanh nghiệp không thể tự mình chống chọi nổi.
- Từ năm 2002 đến nay, giá nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su tăng rất mạnh. Đặc biệt là năm 2006, giá nguyên vật liệu tăng bình quân la 23,61%, giá cao sư tăng tới 42.73%...Trong khi đó, giá bản sản phẩm chỉ tăng khoảng 9%. Hiện nay, giá nguyên vật liệu đầu vào còng giữ ở mức cao, và có xu hướng ngày càng tăng.
- Trên thị trường săm lốp có sự cạnh tranh quyết liệt, có rất nhiều đối thủ với những chính sách bán hàng hấp dẫn, chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng…
- Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, trong khi diện tích mặt bằng sản xuất lại hạn chế.
- Số lượng lao động còn đông, bộ máy quản lý còn chưa gọn nhẹ, thực tiễn ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của tư duy cũ, bao cấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và kết quả kinh doanh.
CHƯƠNG III MỐT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
I PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
1. Đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vàđời sống xã hội với các sản phẩm của công ty. đời sống xã hội với các sản phẩm của công ty.
- Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt: quản lý vốn luân chuyển, quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động, quản lý vốn đầu tư tài chính, quản lý thu chi, chi phí, lợi nhuận, quản lý ngân quĩ của xí nghiệp, quản lý tài sản, công nơ…Đồng thời nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ trong công ty nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiêu quản sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thiêt bị, thống kê, phân tích, điều tra xác định rõ, nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân để có biện pháp khắc phục, nhầm hạn chế, ngăn ngừa sai phạm.
- Chủ động xây dựng phương thức sản xuất hợp lý, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu rà soát kỹ máy móc thiết bị để đảm bảo hoạt động tin cậy. Xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu dài hạn, giảm chi phí đầu vào.
- Xây dựng lại định mức lao động, đơn giá tiền lương, rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, văn phòng phẩm… góp phần giảm chi phí sản xuất.
- Chi phí sửa chữa lớn: phòng kỹ thuật kết hợp với các đơn vị sử dụng và quản lý tài sản kiểm tra và lập các biên bản khảo sát chi tiết cho từng loại tài sản cần sửa chữa theo kế hoạch hoặc đột xuất.Trên cơ sở đó, lập các dự toán chi tiết và tiến hành sửa chữa đảm bảo các thông số kỹ thuật như thiết kế.
Chủ động tìm kiếm các vật tư trong nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thay thế cho các vật tư ngoại nhập.
- Tổ chức thực hiện từng bước công tác tập trung giao dịch, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu có khối lượng lớn và có giá trị cao để có giá cả hợp lý, cạnh tranh và chủ động cho sản xuất, tăng cường sự hỗ trợ giúp đỡ và tiêu thụ sản phẩm nội bộ theo giá chỉ đạo.
- Tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ, tăng vòng quay của vốn và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.
- Xử lý các tồn đọng về tài chính để làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, chấn chỉnh và khắc phục những sai lệch về hoạch toán, thường xuyên kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tránh những sai sót trong quản lý tài chính.
- Sớm ban hành Quy chế tài chính sửa đổi, phù hợp với tình hình mới, nhất là trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp và xây dựng mô hình công ty cổ phần.
- Thực hiện việc tập trung nguồn vốn doanh nghiệp ( vốn KHCB chưa dùng, thu sử dụng vốn…) để tập trung đầu tư các dự án trọng điểm và hỗ trợ doanh nghiệp khi khó khăn.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt Luật tài chính kế toán, Luật thuế giá trị gia tăng(sửa đổi), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
2. Đổi mới trong quản lý đầu tư xây dựng, chủ động trong điều hànhvà thực hiện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra của công ty và thực hiện để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra của công ty
2.1. Triển khai thực hiện các dự án trọng điểm
- Triển khai dự án điểm về nâng cao hiệu suất sử dụng, hợp lý hoá năng lượng phục vụ sản xuất, phấn đấu giảm chi phí từ 5-10%, góp phần bảo vệ môi trường, và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cung như quốc tế.
- Tập trung vốn, lao động chỉ đạo kiên quyết để hoàn thành dứt điểm các dự án chuyển tiếp, các dự án có thể khai thác ngay, các dự án mà sản phẩm đang có thị trường và các dự án sử dụng vốn vay. Bên cạnh việc phát huy nội lực, huy động các nguồn vốn từ quỹ tập trung của công ty, của các công ty thành viên, của công nhân viên chức. Đồng thời phải chủ động, tích cực cùng các bộ ngành liên quan, các tổng công ty Nhà nước khác kiến nghị Nhà nước khai thông các nguồn vốn, tìm kiếm các nhà đầu tư thích hợp để thực hiện cho được các mục tiêu đầu tư đề ra.
Với các dự án đầu tư chiều sâu kết hợp mở rộng, đổi mới công nghệ và thiết bị bảo đảm nâng cao sản lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường của các đơn vị thành viên đã được phân cấp. Công ty phải thường xuyên giám sát kiểm tra và hỗ trợ kịp thơì để đơn vị hoàn thành đúng tiến độ chất lượng.
2.2. Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng
Kiểm soát một cách chặt chẽ hơn việc thông báo kế hoạch, các dự án chỉ được ghi kế hoạch thực hiện đầu tư sau khi hoàn thành chuẩn bị đầu tư. Công tác chuẩn bị đầu tư sẽ phải đi trước một bước. Đối với các dự án thực hiện đầu tư, công ty tiến hành kiểm tra theo đợt, kịp thời nắm bắt tình hình, phục vụ cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Hạn chế việc ghi kế hoạch một cách dàn trải, không tập trung được nguồn lực, đầu tư kéo dài làm mất thời cơ đầu tư, làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án.
2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư
Các đơn vị cần hoàn thiện các phòng đầu tư xây dựng hoặc bộ phận, đảm bảo cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng hiểu đúng và làm đúng các qui định của Nhà nước.
Cần thực hiện nghiêm túc việc báo cáo thôe đúng qui định về nội dung và thời gian. Công tác lập, trình, phê, duyệt dự án , chuẩn bị đấu thầu, đấu thầu và giám sát chặt chẽ chất lượng công trình thi công là các nội dung quan trọng để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đặt ra. Giám đốc đơn vị cần có kế hoạch thực hiện kiểm tra một cách thường xuyên, đảm bảo cho các dự án của đơn vị mình tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật, thiết bị tiên tiến so với khu vực và thế giới. Các dự án phải phát huy được hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình phải đảm bảo cả về nội dung lẫn hình thức
2.4. Công tác báo cáo định kỳ.
Thực hiện qui định của các cơ quan Quản lý Nhà nước về báo cáo thông kê định kỳ kết quả các quý hoặc đột xuất giá trị đầu tư xây dựng thực hiện. Công ty yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo thống kê đầy đủ, đúng kỳ hạn.
3. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của côngty cổ phần ty cổ phần
Cụ thể hoá các Nghị định thông tư hướng dẫn với từng đối tượng doanh nghiệp một cách hợp lý để phát huy sáng tạo, khơi thông phát triển nguồn lực, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, phát triển vốn của các cổ đông, làm ra nhiều cổ tức, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, ban hành hoàn thiện qui chế quản lý các công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của công ty. Thông qua cổ phần hoá tăng thêm nguồn vốn đầu tư các dự án trọng điểm trên nguyên tắc đúng pháp luật, không để thất thoất tài sản Nhà nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Trong quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, kiên quyết xử lý lao động dôi dư và lao động không có nhu cầu do tổ chức lại sản xuất, tuyệt đối
tránh sự thiếu dân chủ, thiếu công bằng và có yếu tố cá nhân trong quá trình xử lý, cổ phần hoá doanh nghiệp. Các đơn vị cần tích cực thực hiện trên cơ sở đảm bảo sản xuất tốt, chủ động tạo nguồn kinh phí cho xử lý lao động và kết hợp giữa Nhà nước và người lao động cùng tham gia.
4. Tiếp tục phát huy, nâng dần kim ngạch xuất khẩu, nâng cao sứccạnh tranh và tham gia hội nhập cạnh tranh và tham gia hội nhập
- Các đơn vị đã làm tốt công tác xuất khẩu cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được. Bên cạnh đó, công ty cần có sự quản lý một cách cụ thể, sát xao đẻ nhầm khai thác hết công suất của hệ thống tổ chức, tích cực mở rộng giao dịch, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, bạn hàng trên thị trường và mở rộng thị phần cho công ty.
- Thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, giới thiệu về hình ảnh công ty, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Qua đó tìm những cơ hội kinh doanh mới, phát triến doanh nghiệp tổ chức.
- Tiếp tục duy trì thường xuyên, giữ mối quan hệ tốt bền chặt với các Tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ và xúc tiến thương mại, thu nhập thông tin cho công tác xuất khẩu, tìm hiểu đối tác, cho hợp tác và đầu tư.
- Từng bước giới thiệu mặt hàng mới, thâm nhập vào thị trường mới vừa để xuất khẩu sản phẩm của công ty vừa để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất và đầu tư xây dựng.
- Với các đơn vị sản xuất, trước mắt và cấp thiết là tính toán lại chi phí sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu, rà soát lại định mức lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm, tính toán chính xác giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó, xác định đúng gía bán, đồng thời xem xét giảm chi phí sản xuất, từng bứơc giảm giá bán, đáp ứng yều cầu cạnh tranh.
- Tổ chức thực hiện tốt chiến lược hội nhập cho các nhóm ngành hàng và của mỗi đơn vị đã trình bộ công nghiệp.
5. Tăng cường hợp tác toàn diện với các tổng công ty Nhà nước.
Công ty cần có kế hoạch tăng cường hợp tác toàn diện với các công Nhà nước khác trước mắt là hợp tác tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm bảo đảm và