Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Phụ Tùng Máy Số 1 (Trang 48)

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần phải hoàn thiện, cụ thể là: - Việc xây dựng hệ thống danh điểm vật tư:

Nguyên vật liệu mua về để phục vụ sản xuất kinh doanh ở công ty đa dạng về chủng loại, quy cách, phẩm chất, vì vậy việc quản lý nguyên vật liệu sẽ rất khó khăn và có thể không chi tiết đến từng quy cách nguyên vật liệu. Do đó, việc hạch toán đến tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất cũng không chi tiết và dễ xảy ra nhầm lẫn. Việc lập danh điểm nguyên vật liệu sẽ giúp cho công ty quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ hơn, giúp cho kế toán chi tiết nguyên vật liệu giảm bớt được khối lượng ghi chép, dễ theo dõi, đối chiếu số liệu, đồng thời thuận tiện cho việc tra cứu thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của một loại nguyên vật liệu nào đó, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Như vậy để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả hơn thì công ty nên xây dựng hệ thống danh điểm nguyên vật liệu.

- Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu:

Công ty sử dụng rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu vào sản xuất, tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên nhưng việc kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song mà công ty đang áp dụng mới

chỉ có sự đối chiếu, kiểm tra giữa thẻ kho và chứng từ mà không lập sổ kế toán chi tiết vật liệu và bảng kê nhập-xuất-tồn kho vật liệu. Do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán cũng như chức năng cung cấp thông tin của kế toán về mặt giá trị.

- Kế toán thanh toán với người bán:

Ở công ty không lập sổ chi tiết thanh toán với người bán- TK 331, do đó các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán tiền mua nguyên vật liệu với khách hàng không được theo dõi chi tiết đến từng khách hàng, việc ghi Nhật ký chứng từ số 5 vào cuối tháng dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các hoá đơn và phiếu nhập kho dễ dẫn đến sai sót và nhầm lẫn.

- Một số vấn đề khác:

+ Tuy ở công ty đã bố trí riêng kế toán nguyên vật liệu nhưng việc ghi đơn giá và tính giá thành tiền trên các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu ở một số kho như kho kim khí, kho kỹ thuật... lại do kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán với người bán, thủ quỹ đảm nhiệm. Như vậy công tác kế toán ở công ty đã có sự kiêm nhiệm.

+ Việc hạch toán số nguyên vật liệu sản xuất còn thừa cuối tháng để lại các phân xưởng, không nhập lại kho như hiện nay công ty đang làm còn phức tạp và phản ánh không đúng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do kết chuyển toàn bộ số nguyên vật liệu xuất kho để phục vụ sản xuất sản phẩm sang TK 154 nhưng thực tế nguyên vật liệu vẫn chưa được sử dụng hết.

+ Công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao vật tư chi tiết cho từng loại sản phẩm, quy cách sản phẩm nhưng việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất còn lãng phí nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu, chưa có đủ vốn để đầu tư.

+ Nguyên vật liệu mua về công ty tuy đã được kiểm nghiệm nhưng do thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm đã cũ, lạc hậu nên kết quả có thể không chính xác, vẫn có những nguyên vật liệu kém phẩm chất không được phát hiện khi kiểm nghiệm dẫn đến khi đưa vào sản xuất, sản phẩm tạo ra có chất lượng giảm

sút trong khi giá thành không giảm, việc tiêu thụ sản phẩm chậm, gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

3.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY TNHH MTV PHỤ TÙNG MÁY SỐ 1.

3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán.

Ngoài những chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy địng của nhà

nước Công ty có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: phiếu xuất vật tư theo hạn mức, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

3.2.2 Kiến nghị về tài khoản kế toán.

TK 152 được mở thành các tài khoản cấp 2 sau: TK 152 1: Nguyên vật liệu chính. TK 152 2: Vật liệu phụ.

TK 152 3: Nhiên liệu.

TK 152 4: Phụ tùng thay thế.

TK 152 5: Thiết bị xây dựng cơ bản. TK 152 8: Vật liệu khác.

Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành các tài khoản cấp 3, cấp 4...tới từng nhóm, thứ...nguyên vật liệu

3.2.3.Kiến nghị về sổ kế toán.

*) Kiến nghị về xây dựng sổ danh điểm vật tư.

Đối với mỗi loại vật tư cần phải xây dựng một bộ mã hoá chặt chẽ, đầy đủ và không trùng lặp, khi cần có thể bổ xung thêm một cách thuận lợi. Sổ danh điểm vật tư được xây dựng dựa trên cơ sở ký hiệu Tài khoản cấp 1, cấp 2 theo từng loại, nhóm nguyên vật liệu mua về của công ty.

TK 1521- Nguyên vật liệu chính TK 1522- Vật liệu phụ

TK 1523- Nhiên liệu

Trong mỗi loại nguyên vật liệu tương ứng với TK cấp 2 lại gồm các nhóm vật liệu, trong mỗi nhóm sẽ ghi đầy đủ, chi tiết các thứ vật liệu thuộc nhóm đó.

Mỗi thứ, nhóm, loại nguyên vật liệu đã được mã hoá theo số hiệu riêng. Cách mã hoá này dựa trên sự kết hợp giữa số hiệu TK và việc phân chia vật liệu, mỗi loại vật liệu được đánh số thứ tự theo quy ước và các chữ viết tắt của vật liệu.

Căn cứ vào số lượng, chủng loại nguyên vật liệu sử dụng ở công ty, có thể lập sổ danh điểm vật liệu như sau:

Biểu số 22: SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU

Loại Nhóm Danh điểm Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu ĐVT Ghi chú

1521 Loại vật liệu chính 1521T Nhóm thép 1521T.001 Thép chế tạo Cacbon C45Φ12 kg 1521T.002 Thép chế tạo Cacbon C45Φ14 Kg ... 1521T.011 Thép chế tạo hợp kim 20xΦ18 Kg ... 1521T.021 Thép lá δ1 x 1,26 x 2,5 Kg 1521T.022 Thép lá δ2 x 1,01 x 2 Kg ... 1521V Nhóm vòng bi 1521V.001 Vòng bi 6206-GP2 Vòng 1521V.002 Vòng bi 6207-GP2 Vòng ...

*) Kiến nghị về phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

Để có thể quản lý chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị, kế toán nguyên vật liệu cần mở sổ chi tiết vật tư cho từng danh điểm nguyên vật liệu và lập bảng kê nhập- xuất- tồn vật liệu vào cuối tháng.

Cách ghi sổ chi tiết vật liệu như sau:

+ Số dư đầu kỳ: lấy số liệu cột số lượng tồn cuối kỳ trên sổ chi tiết vật liệu tháng trước.

+ Nhập trong kỳ: căn cứ vào các chứng từ nhập nguyên vật liệu. + Xuất trong kỳ: căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu. + Tồn cuối kỳ: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ.

Cách ghi bảng kê nhập, xuất, tồn vật liệu như sau:

+ Số dư đầu kỳ: căn cứ vào số dư cuối kỳ của bảng kê nhập-xuất-tồn vật liệu kỳ trước.

+ Phần nhập-xuất: căn cứ vào dòng cộng của từng sổ chi tiết vật tư và kết quả tính giá thực tế.

+ Phần dư cuối kỳ:

Cột số lượng = + -

Cột đơn giá: ghi đơn giá thực tế xuất nguyên vật liệu trong tháng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Cột thành tiền = Đơn giá x Số lượng.

Từ các số liệu thực tế phát sinh trong tháng 05 năm 2008 của loại thép C45Φ40, có thể lập sổ chi tiết vật liệu như sau:

Biểu số 23:

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU

Danh điểm vật tư: Tháng 05 năm 2008

Tên vật tư: Thép chế tạo cacbon C45Φ40

Đơn vị tính: kg Kho: Kim khí Ngà

y Nhập XuấtChứng từ Trích yếu Đơn giá SL NhậpTT SL XuấtTT SL TồnTT

Tồn đầu tháng 44 209.528 05/0 5 17 Phân xưởng Rèn- dập 44 11/0 5 08 Cty kim khí Hà Nội 4.76 2 3.99 8 19.038.47 6 Số lượng tồn đầu tháng Số lượng nhập trong tháng S lố ượng xu t ấ trong tháng

17/0 5 46 Phân xưởng Rèn- dập 17 9 18/0 5 50 Phân xưởng Rèn-dập 2.209 Tồn cuối tháng 4.76 2 399 8 19.038.47 6 2.43 2 11.581.18 4 1.61 0 7.666.82 0

Biểu số 24: BẢNG KÊ NHẬP - XUẤT - TỒN VẬT LIỆU (TK 1521)

Tháng 05 năm 2008 Kho: Kim khí

TT Diễn giải Đơn

vị

Số dư đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

SL ĐG ST SL ĐG ST SL ĐG ST SL ĐG ST 1. Thép C45Φ12 kg 1.263 4.762 6.014.406 432,9 4.762 2.061.470 830,1 4.762 3.952.936 2. Thép C45Φ18 kg 1.506 4.762 7.171.572 398,5 4.762 1.897.675 1.107, 5 4.762 5.273.915 ... Thép C45Φ40 kg 44 4.762 209.528 3.998 4.762 19.038.476 2.432 4.762 11.581.184 1.610 4.762 7.666.820 ... Cộng 2.100.185.050 374.261.918 557.679.000 1.916.767.968

*) Kiến nghị về lập sổ chi tiết thanh toán với người bán.

Việc lập sổ chi tiết thanh toán với người bán sẽ giúp cho việc ghi chép sổ Nhật ký chứng từ số 5 được dễ dàng, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình thanh toán công nợ của công ty với người bán.

Sổ chi tiết thanh toán với người bán có thể lập như sau:

Biểu số 25:

SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

TK 331- Phải trả cho người bán. Tháng 05 năm 2008

Tên khách hàng: Mỏ than Vàng Danh

Chứng từ Diễn giải TK đối Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư Số Ngày Nợ Có Số dư đầu tháng 56.132.399 Số phát sinh trong tháng 046329 08/05 Nhập than 1523 7.241.820 046333 09/05 Nhập than 1523 7.124.720 256 15/05 Trả bằng tiền mặt 111 12.000.000 Trả... 198 30/05 Trả bằng tiền vay ngân hàng 311 15.033.500 Cộng số phát sinh 56.132.116 69.861.628 Số dư cuối tháng 69.861.911 3.2.4 Một số kiến nghị khác.

- Công ty cần xác định cụ thể nhiệm vụ, công việc của kế toán nguyên vật liệu, nếu cần thiết thì bố trí thêm kế toán nguyên vật liệu để tránh tình trạng kiêm nhiệm bất hợp lý như hiện nay.

- Số nguyên vật liệu sản xuất còn thừa cuối tháng để lại ở phân xưởng nên thay đổi cách hạch toán như sau:

Nợ TK 621: (trị giá vật tư còn lại ở các phân xưởng (ghi đỏ)) Có TK 152: (trị giá vật tư còn lại ở các phân xưởng (ghi đỏ)) Đến tháng sau sử dụng số vật tư đó tiếp tục phục vụ sản xuất ghi:

Nợ TK 621: Có TK 152:

- Do được thành lập từ năm 1968 cho nên các máy móc thiết bị ở công ty đã lạc hậu dẫn đến hiệu quả sản xuất bị giảm sút, để có thể tạo ra sản phẩm đạt độ chính xác cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì công ty cần chú trọng đến việc đổi mới các máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, từ đó giảm định mức chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.

- Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì công ty nên từng bước thực hiện kế toán nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu trên máy vi tính, giúp cho kế toán tính toán, tổng hợp số liệu, lập bảng biểu nhanh và thuận lợi, đáp ứng yêu cầu chính xác, kịp thời của kế toán. Với khối lượng nguyên vật liệu nhập, xuất diễn ra thường xuyên thì việc công ty sử dụng máy vi tính là cần thiết, tuy nhiên cũng cần chú ý một số điểm sau:

+ Tổ chức trang bị phần mềm, phần cứng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô của công ty cũng như khối lượng và tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Tạo điều kiện để cán bộ kế toán nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng thành thạo máy vi tính trong việc nhập và tính toán số liệu.

3.2.5 kiến nghị về báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán quản trị về hàng tồn kho phải trung thực, chính xác , đảm bảo tính khách quan về tình hình thực tế hàng tồn kho của doanh nghiệp, chỉ tiêu trên báo cáo phải liên hệ chặt chẽ với nhau. cơ sở của nhau. Là cơ sở cần thiết cho mọi đối tượng có thể phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, khai thác tiềm năng của doanh nghiệp từ đó xâydựng được phương án kinh doanh, đầu tư có hiệu quả

KẾT LUẬN

Ở Công ty TNHH MTV Phụ Tùng Máy Số 1, nguyên vật liệu là đối tượng lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác

quản lý và kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho công ty quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại công ty máy phụ tùng số 1 đã giúp tôi phần nào thấy được vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong quá trình SXKD, nó là công cụ quản lý đắc lực không thể thiếu giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình và kịp thời có biện pháp chỉ đạo SXKD. Vì vậy, công tác kế toán của công ty cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ hiểu biết có hạn, bản báo cáo thực tập mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở lý luận của công tác kế toán NVL ở các DNSX và thực tế công tác kế toán NVL ở Công ty TNHH MTV Phụ Tùng Máy Số 1. Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và tình hình thực tế đang diễn ra ở công ty, tôi xin nêu ra một số ý kiến đề xuất để công ty tham khảo với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL ở công ty.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Phụ Tùng Máy Số 1 cùng các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giỏo trỡnh: Kinh tế chớnh trị Mỏc- Lờ nin – Nhà xuất bản Chớnh trị Quốc Gia

Giỏo trỡnh: Lý thuyết hạch toỏn kế toỏn – Chủ biờn PGS TS Nguyễn Thị Đông

Giỏo trỡnh: Kiểm toỏn tài chớnh – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Giỏo trỡnh: Tài chớnh Doanh Nghiệp – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân

Giỏo trỡnh: Kế toỏn tài chớnh Doanh Nghiệp – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân – Chủ biên PGS TS Đặng Thị Loan

Giỏo trỡnh: Phõn tớch hoạt động kinh doanh – Nhà xuất bản Thống kê – Chủ biên PGS TS Phạm Thị Gái

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Phụ Tùng Máy Số 1 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w