GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)

II. 1- Biện pháp kích cầu của nhà nước

Năm 1999 tình hình hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ, hơn nữa DNVN lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á giảm do sự giảm giá của một số đồng tiền của các nước Đông Nam Á nên hàng hoá của các nước đó rất rẻ, tràn sang thị trường Việt Nam thông qua con đường nhập lậu làm hàng hoá trong nước ứ đọng, còn xuất khẩu thì hàng Việt Nam thiếu tính cạnh tranh.

Trong thời gian qua Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kích cầu (xây dựng các công trình nhà ở, khu giải trí. . ) để tăng tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong năm qua Ngân Hàng cũng xem xét điều chỉnh tỷ giá hối đoái 3 lần, lần cuối cùng đã hạ lãi suất từ 1, 15% xuống còn 1, 05% để kích thích mạnh việc vay vốn đầu tư sản xuất nhất là khu vực nông thôn. nhưng xem ra mãi đến cuối năm 1999 chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 mới nhích lên sau thời kỳ giảm phát liên tục, như vậy chính sách kích cầu của nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên chủ trương kích cầu của Chính Phủ chỉ là biện pháp tình thế. Trong tình hình hiện tại: cần kích cầu để làm suy giảm triệu chứng trì trệ của nền kinh tế nhưng phải có giải pháp đồng bộ để đảm bảo duy trì một áp lực đủ lớn buộc sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đặc biệt là khu vực DNNN, vì chỉ kích cầu hiện tại, chỉ giải toả hàng hoá ứ đọng, tăng quy mô sản xuất chứ không mang lại kết quả tích cực đối với việc thúc đẩy nền kinh tế thay đổi về chất. Về cơ bản và lâu dài cần phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả tránh tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả như hiện nay.

II. 2 Xúc tiến thương mại

Môi trường thương mại quốc tế ngày nay đã có những thay đổi căn bản so với thời gian trước. Quy mô và mức độ toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. những điều kiện mới nổi nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng.

Để các DNVN có thể khai thác tốt các cơ hội thị trường mới, nâng cao thị phần xuất khẩu ra thị trường thế giới, cần thiết phải có một chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Hiện nay ở hầu hết các nước đang phát triển, Việt Nam không phải là ngoại lệ, các DN vừa và nhỏ (DNVVN) là lực lượng chủ yếu tham gia xuất khẩu: chiếm 40% thu nhập xuất khẩu và thị phần này có xu hướng ra tăng mạnh mẽ dưới tác động thuận chiều của hiệp định của WTO đã tạo ra khuôn khổ pháp lý mới tự do hơn cho thương mại thế giới, sự phát triển của công nghệ thông tin viễn thông, toàn cầu hoá về thương mại đầu tư và sản xuất tạo ra những thay đổi lớn về lợi thế so sánh giữa DN lớn và DNVVN các DNVVN phần lớn đều ở trong tình trạng lạc hậu về công nghệ, yếu kém về trình độ quản lý trong khi cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển lại rất thiếu và đắt đỏ. Các ĐN lớn với danh tiếng của mình cùng với kinh nghiệm và hiệu quả hoạt động trên thương trường quốc tế thường dễ ràng có nguồn tài trợ cần thiết. Các DN lớn thường tự chịu trách nhiệm về vấn đề xúc tiến thương mại, hầu hết các DN này đều thiết lập các kênh marketing, hệ thống thông tin thương mại và các văn phòng đại diện của riêng họ. Trong khi các DNVVN khó có khả năng tự tìm nguồn tài trợ cần thiết, nếu không có một tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ vì đối với các thể chế tài chính, những khoản tài trợ cho các DNVVN có mức độ rủi do rất cao khó mà lường trước được. Các DNVVN thường thiếu kiến thức về Marketing hoặc khônh thể xâm nhập được vào các thị trường đã được an bài. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng cạch tranh về giá của hàng xuất khẩu của các DNVVN.

Một chiến lược xúc tiến xuất khẩu (ở đây hiểu xúc tiến theo nghĩa rông: là toàn bộ các hoạt động của các thể chế hỗ trợ, đặc biệt là của tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu) cần thiết phải xác định được phương thức tối ưu để giúp đỡ các DN đặc biệt là DNVVN khai thác tốt nhất mọi cơ hội và vượt qua những thách thức. Thực tiễn Việt Nam trong những năm qua chi thấy xuất khẩu là động lực để phát triển kinh tế. Nhà nước đã tập trung nhiều nỗ lực để đẩy mạnh xuất khẩu. Những hoạt động xúc tiến xuất khẩu dồn dập của Chính Phủ đặc biệt là Bộ Thương Mại phải kể tới các cố gắng trong đàm phán với liên minh Châu Âu về việc chuyển Việt Nam sang nhóm nước thứ nhất được quyền xuất khẩu thuỷ sản vào EU. . đặc biệt là đàm phán ký tắt và tiến tới ký kết chính thức hiệp định thương mại Mỹ- Việt. Thực tiễn trên chứng minh rằng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu của Chính Phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp rất quan trọng và hoạt động này cần

đựoc tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để đẩy mạnh sản xuất của nước nhà. Chính Phủ nên xem xét thành lập (quỹ bảo hiểm xuất khẩu hay các ngân hàng xuất nhập khẩu...) để cải thiện điều kiện tiếp cận nguồn tài trợ xuất khẩu, đặc biệt vấn đề củng cố hệ thống Marketing thông qua thành lập hay kiện toàn các thể chế xúc tiến cung cấp thông tin thương mại và thị trường cho các DNVVN khảo sát thị trường nước ngoài hay tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Khuyến khích các DN lớn ký hợp đồng phụ và bao tiêu sản phẩm cho các DNVVN, thành lập hay có biện pháp khuyến khích các công ty thương mại đảm nhận việc đóng gói bao bì, giao nhận, vận chuyển, cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm, quản lý chất lượng, quảng cáo. . . sẽ là các hoạt động yểm trợ có tác động rất lớn để các DN có thể tham gia XK đặc biệt là các DNVN.

III. 3. Chính sách bảo hộ hợp lý để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng nội địa.

Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá kinh tế Thương mại tuy mâu thuẫn với bảo hộ sản xuất trong nước nhưng đây chính là tồn tại thực tế mà hầu hết các nước đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện. Ở Việt Nam, trước những đòi hỏi bức bách của tiến trình hội nhập nhưng ý thức vươn lên trong cạnh tranh còn yếu, khuynh hướng phổ biến của các ngành, các cấp và các DN còn nặng về ỷ lại hàng rào bảo hộ để tránh sức ép cạnh tranh. Hàng rào bảo hộ cao không những làm mất đi động cơ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam mà còn làm cho tiêu dùng bị thiệt hại do phải mua với giá cao trong khi thu nhập của dân cư ở nước ta còn thấp Theo ông Trần Đình Thọ- PGĐ Sở Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh: "Bảo hộ phải tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể, tuỳ theo mặt hàng chứ không phải mạnh ai tự đề xuất tràn lan, không có tính quốc gia. Khi bảo hộ, các công ty sản xuất theo chủ trương Nhà nước thì mới bảo hộ. Ngược lại việc bảo hộ sẽ làm lá chắn khiến cho những ngành nghề được bảo hộ liên kết thành một khu vực lợi ích cản trở chính sách hội nhập của Nhà Nước, Chẳng hạn như bảo hộ ngành đường trong nước, bảo hộ nông dân trồng mía, các nhà máy đường có thể sống được nhưng còn 80 triệu người tiêu dùng thì sao? Vì vậy Đảng và Chính phủ cần phải có chủ trương điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất trong nước theo hướng có lựa chọn, có thời hạn và có điều kiện. Về bảo hộ có sự lựa chọn:Bảo hộ sản xuất trong nước bao gồm xây dựng và củng cố các hàng rào thuế và phi thúê để ngăn cản sự tấn công của hàng hoá ngoại

nhập và các biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh và nâng đỡ sản xuất trong nước. Ở Việt Nam, chỉ nên bảo hộ sản xuất trong nước đối với các ngành và lĩnh vực sau:

+ Các ngành công nghiệp non trẻ mũi nhọn thuộc hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của đất nước như: công nghiệp điện tử- tin học, công nghệ sinh học và công nghệ sản xuất vật liệu mới. . . vì vào thời kỳ đầu, sản xuất đang ở mức chi phí cao hơn so với giá cả các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

+ Các ngành nghề truyền thống ở các làng nghề như đồ gốm, thảm, đồ gỗ chạm khảm, sơn màu. . . để bảo vệ giá trị văn hoá Quốc gia, bảo vệ truyền thống dân tộc.

+ Các ngành nghề sử dụng lực lượng lao động lớn và mật độ tập trung quá cao như: dệt may, mía đường, chế biến thực phẩm. . . để tránh hậu quả nghiêm trọng do tỷ lệ thất nghiệp cao.

+ Các mặt hàng thuộc nhu cầu quốc tế dân sinh như an toàn về lương thực, về nguyên liệu cho các ngành sản xuất quan trọng, về an ninh quốc gia.

+ Các mặt hàng có sự chênh lệch lớn giữa sản xuất và tiêu dùng mà nhà sản xuất và kinh doanh không đủ khả năng dự trữ hoặc dự trữ phải chi phí quá cao sẽ gây ra các đột biến lớn về giá cả trên thị trường.

Về mức độ và thời hạn áp dụng chính sách bảo hộ: Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC và đang chuẩn bị để gia nhập vào VVTO, do vậy trước hết chúng ta phải thực hiện các cam kết trong các quy định của chương trình CEPT về cắt giảm thuế, hạn chế định lượng và các hàng rào phi thuế quan. Đồng thời, phải thiết lập công khai hoá và từng bước thực hiện lộ trình cắt giảm thuế và phi thuế của VVTO.

Để khuyến khích đẩy mạnh chương trình "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" Nhà nước nên có chương trình thưởng cho người tiêu dùng trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện hàng giả, hàng lậu để đảm bảo uy tín, chất lượng cho hàng hoá của doanh nghiệp trong nước. Đồng thời các cơ quan quản lý phải phối hợp đồng bộ để hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh " Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng ". Có như vậy người tiêu dùng mới tin tưởng vào chất lượng, uy tín của hàng nội địa".

III. 4. Biện pháp tài chính, giá cả

Trong khi hàng hoá còn ứ đọng quá nhiều thì việc kích thích tiêu thụ quả là khó khăn. Doanh nghiệp cần phải hạ giá bán hàng hoá đang ứ đọng (hạ đến mức

có thể bán được) để kích thích tiêu dùng, nhất là kích cầu đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhà nước phải có biện pháp xử lý tài chính về thua lỗ do hạ giá bán gây ra đối với doanh nghiệp nhà nước và có những biện pháp phòng, ngăn chặn sự lợi dụng việc cho phép hạ giá để cho phép chuyển lỗ sang Nhà nước (Ngân sách) một mặt làm thiệt hại ngân sách, mặt khác làm mất đi áp lực buộc các DN phải tự xem xét lại chính mình.

Tỷ giá hối đoái: cần phải điều chỉnh ở mức độ cần thiết để tăng cầu với nước ngoài nhưng có bước đi thận trọng nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và các thể chế tài chính khác, đồng thời kiểm soát được sự ổn định của kinh tế vĩ mô phù hợp với sự biến động của giá cả trong nước và thế giới. Hiện nay, giá cả đang có xu hướng giảm, đây là thời cơ thuận lợi cho việc giữ ổn định giá cả khi điều chỉnh tỷ giá góp phần kích cầu, điều này cũng phù hợp với tinh thần NĐ. 08 của Chính phủ "Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng giao dịch kiều hối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ".

Hạ lãi xuất đối với vay đầu tư ở nông thôn và vay đầu tư chiều sâu, đồng thời kiểm soát ngặt nghèo vay đầu tư mới. Vừa qua ngân hàng đã hạ lãi xuất từ 1, 15% xuống 1, 05% nhưng xem ra vẫn chưa "đủ độ" so với chỉ số lạm phát và so với tỷ xuất lợi nhuận mang lại của nền kinh tế và vì vậy chưa có khả năng kích thích mạnh việc vay vốn để đầu tư nhất là khu vực nông thôn.

Để động viên kịp thời tinh thần, vật chất cho những đóng góp về trí tuệ sáng tạo, về hiệu quả của doanh nghiệp vào sự nghiệp đẩy mạnh XK, Bộ Thương Mại đã dùng đòn bẩy kinh tế "Thưởng xuất khẩu ". Nếu đợt I mới có 10 DN được thưởng theo 2 tiêu chuẩn và 90% nằm ở tiêu chuẩn 5. 1(Xuất khẩu mặt hàng mới, mở thị trường xuất khẩu mới ) thì thưởng đợt II có 62 DN đặc biệt đã "phủ sóng" toàn bộ 5 tiêu chuẩn khen thưởng đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy "Thưởng xuất khẩu " tuy là một công cụ mới mẻ nhưng cũng đã phát huy tác dụng và có hiệu quả cao. Những phần thưởng khuyến khích xuất khẩu đã hướng DN sáng tạo mặt hành mới, mở thêm thị trường xuất khẩu, ssản xuất mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao, ưu tiên hàng hoá gia công chế, biến chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước, có kim ngạch xuất khẩu cao và những mặt hàng ngoài hạn ngạch hoặc ngoài chỉ tiêu được phân giao. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức được rằng thưởng xuất khẩu là một hình thức trong cả một hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chiến lược hướng mạnh nền kinh tế vào XK được thể hiện qua các văn bản như luật khuyến khích đầu tư trong

nước, luật đầu tư nước ngoài tại VN, luật thuế XNK, thuế VAT, thúe thu nhập, NĐ 57/CP. . . Trong thời gian tới, Bộ Thương mại tiếp tục đưa ra những giải pháp nhằm giải phóng năng lực của các DNXK. Chính Phủ cũng cần phải xem xét thành lập ngân hàng XNK để hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng góp phần thúc đẩy hoạt động XK cho các DN.

III. 5. Xây dựng hệ thống cơ sở chế biến nhỏ ở nông thôn

Cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, nền nông nghiệp (NN) ở nước ta còn đang bị phân tán, manh mún, bị chia cắt, xé nhỏ, chưa hình thành đồng bộ các vùng chuyên canh tập trung với khối lượng hàng hoá, nguyên liệu lớn, nước ta hiện nay chưa tạo đủ các cơ sở công nghiệp để chế biến các sản phẩm có giá trị cao phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Nên mặc dù sản phẩm nông sản hàng năm kim ngạch XK tăng 16-17% đạt 2, 8-3, 1 tỷ USD chiếm 30-32% giá trị xuất khẩu cả nước, nhưng nông sản phẩm đã qua chế biến, nhất là chế biến tinh, chiếm tỷ trọng nhỏ có loại chỉ chiếm 20-25%, còn lại hầu hết là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế.

Vì thế các cơ sở chế biến nhỏ sẽ tận dụng được tối đa nguyên liệu tại chỗ, không phải vận chuyển đi xa trong điều kiện cở hạ tầng nônh thôn yếu kém, có thể làm tăng tỷ lệ hư hỏng, thất thoát, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi thế cạnh tranh trên các loại thị trường, làm tăng kim ngạch xuất khẩu.

Về quy mô: Tuỳ theo năng lực sản xuất thực tế khối lượng nông sản hàng hoá vốn có, tuy nhiên không manh mún, tản mát dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và "chết yểu" mà có các hình thức khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công nghệ: các cơ sở chế biến nhỏ phải dùng loại công nghệ thích hợp, nhỏ không đồng nghĩa với thô sơ, thủ công và chắp vá, tuỳ năng lực tài chính,

Một phần của tài liệu Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 42)