III. Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
2.3. Những vấn đề tồn đọng của quá trình CPH
Quá trình CPH diễn ra rất phức tạp và để lại không ít hậu quả không tốt đối với hoạt động của CTCP, nhất là tiến hành CPH trong giai đoạn đầu còn nhiều bất cập và chưa có kinh nghiệm.
Nhiều doanh nghiệp tiến hành CPH xong nhưng rất nhiều vấn đề doanh nghiệp cũ để lại cần giải quyết làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch SXKD như vấn
đề thanh toán nợ của doanh nghiệp chưa xong và quy tình xử lý cũng rất phức tạp vì quyền hạn và trách nhiệm với khoản nợ ấy đã thay đổi so với trước, người đứng ra nhận trách nhiệm cũng không rõ ràng mà hay đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận với nhau (khó khăn trong vấn đề đòi nợ, trả lãi). Việc xử lý chỉ giới hạn ở các khoản nợ đã xác định là khó đòi, không có khả năng thu hồi (con nợ đã bị phá sản, giải thể, đang bỏ trốn hay đang thi hành án hoặc đã bị chết). Ngoài ra những khoản nợ của doanh nghiệp trong cơ chế cũ vẫn còn, doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn hải gánh chịu và không xử lý nổi.
Vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp sau CPH cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp thuộc quyền tổng công ty. Các vấn đề nảy sinh về đất đai, nhà xưởng có liên quan trước khi CPH gây ra sự lúng túng cho doanh nghiệp trong việc bố trí kế hoạch SXKD. Tình trạng thực tế xảy ra là các thành viên thuộc Tổng công ty tiến hành CPH không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất phải nhờ Tổng công ty đứng ra để vay vốn cho; tương tự, trước đây khi vẫn còn là thành viên tổng công ty, các tài sản, dây chuyền sản xuất đều do tổng công ty đầu tư và đứng tên sở hữu, khi tiến hành CPH việc chuyển giao tiến hành chưa dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu không rõ khiến các CTCP rất khó khăn trong việc triển khai kế hoạch mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh với các đối tác16.