0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Bảng 1: FDI tại Việt Nam 1988-2003 theo ngành kinh tế (Các dự án còn hiệu lực)

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI FDI (Trang 28 -34 )

I. Thực trạng về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 1: FDI tại Việt Nam 1988-2003 theo ngành kinh tế (Các dự án còn hiệu lực)

còn hiệu lực)

Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) % tổng vốn % tổng dự án Vốn thực hiện (USD) % vốn thực hiện 1.Công nghiệp 2.849 22.983.233.183 56,8 66,8 16.212.762.451 68 Dầu khí 29 1.931.109.730 4,8 0,7 4.552.178.963 19 CN nhẹ 1.155 6.050.109.730 14,9 27,1 2.712.071.794 11 CN nặng 1.177 8.981.951.724 22,2 27,6 5.462.140.476 23 CN thực phẩm 209 2.540.121.426 6,3 4,9 1.547.295.061 6 Xây dựng 279 3.479.417.082 8,6 6,5 1.939.076.157 8 2. Nông lâm nghiệp 586 2.860.016.748 7,1 13,7 1.528.314.192 6 Nông lâm nghiệp 492 2.600.812.095 6,4 11,5 1.403.801.769 6 Thuỷ sản 94 259.204.653 0,6 2,2 124.512.423 1 3. Dịch vụ 829 14.655.682.435 36,2 19,4 6.274.054.931 26 GTVT Bưu chính 115 2.585.280.396 6,4 2,7 1.036.128.951 4 Kh/sạn-Du lịch 143 3.283.535.635 8,1 3,4 2.007.161.210 8

Tài chính-ngân hàng 47 606.050.000 1,5 1,1 599.934.640 2 VH- Y tế – Giáo dục 145 626.366.412 1,5 3,4 227.525.006 1 XD khu đô thị mới 3 2.466.674.000 6,1 0,1 6.294.598 0,03 XD văn phòng căn hộ 99 3.460.501.161 8,5 2,3 1.598.424.136 7 XD hạ tầng KCN, KCX 19 895.625.046 2,2 0,4 521.225.700 2 Dịch vụ khác 258 731.649.785 1,8 6,1 277.360.690 1 Tổng số 4.264 40.498.932.366 100 100 24.015.131.574 100

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư. So sánh FDI vào các lĩnh vực ta thấy:

Về qui mô bình quân của dự án thì các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thường có qui mô lớn hơn, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, còn các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thường có quy mô nhỏ hơn cả.

Về tiến độ thực hiện dự án cho thấy: các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tiến độ thực hiện nhanh nhất, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ và chậm nhất là các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp .

Về địa bàn đầu tư: Đặc điểm tương đối nổi bật và có lẽ cũng giống một số nước đang phát triển khác là các dự án đầu tư nước ngoài vẫn gthường tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng vàmôi trưòng kinh tế – xã hội. Mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối lớn và đồng thuận với mức thuận lợi của các yếu tố kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng.

Nếu tính theo số vốn đầu tư còn hiệu lực của cả thời kì 1988-2003, thì chỉ sáu địa phương có điều kiện thuận lợi hơn đã chiếm tới 70,95% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam [TP. Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký 10.734 triệu USD (chiếm 24,1% tổng số vốn đăng ký của cả nước) sốliệu tương ứng của các địa phương tiếp theo như sau: Hà Nội: 7.578,9 (17,02%); Đồng Nai: 6.422,7 (14,42%); Bình Dương 3.357,4 (7,54%); Bà Rịa – Vũng Tàu: 2.051,4 (4,61%); và Hải Phòng: 1.453,8(3,26%)

Về các hình thức đầu tư: Vào thời kì đầu Việt Nam thực thi chính sách kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh là hình thức được các nhà đầu tư sử dụng phỏ biến nhất. Hình thức này thường chiếm tới khoảng 40% số dự án và 59% vốn đăng ký. Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc, và rất phức tạp, trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế- xã họi và phát luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Tronghoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lụa chọn hình thức liên doanh để đối tác bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đâu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu á có điều kiện để hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp phép của Việt Nam đang từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản hơn trước, và cùng với sự xuất hiện những tổ chức tư vấn giúp các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện cac thủ tục triển khai, tổ chức sản xuất kinh doanh của các dự án tương đối có hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu có đối tác có đối tác Việt Nam để tiến hành thủ tục, đối với nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đi một cách đáng kể. Không những thế, khi tham gia liên doanh do khả năng của phía Việt Nam thường yếu cả về vốn đóng góp lẫn cán bộ quản lý, mặt khác nhiều nhà đầu tư nước ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với bên VIệt Nam nên họ thấy không cần thiết phải có đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư. Do đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức liên daonh đã giảm xuống (chỉ còn 26,99% số dự án và 44,97% vốn đầu tư), đồng thời hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu thời kỳ đầu chỉ có gần 10% số dự án và vốn đăng ký hoạt động theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đến nay con số đó đã tăng lên tới 69,21% số dự án và 42,10% vốn đăng ký.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 3,66% số dự án và 9,54% số vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông, in ấn và phát hành báo chí.

Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức “hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), cho đến nay hình thức đầu tư này cũng chỉ chiếm 0,14% số dự án và 3,38 vốn đầu tư.

Về các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thời kỳ 1988 – 2003: Nếu tính theo các dự án FDI còn hiệu lực thì đến nay hiện còn 64 nước và vùng lãnh thổ có các dự án đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó, có bảy nước

có tổng số vốn đầu tư đăng ký và đã được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trên 2 tỷ USD là: Xinhgapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, British Virgin Islands. Tổng số vốn đầu tư của bảy đối tác này đã chiếm tới 71,43% tổng lượng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam (trong đó Xinhgapo chiếm 18,18%, Đài Loan chiếm 14,54%, Nhật Bản chiếm 11,04%, Hàn Quốc chiếm 9,97%, Hông Kông chiếm 7,43%, Pháp chiếm 5,22%, British Virgin Islands chiếm 5,05%). Nếu theo tổng mức đầu tư trên 1tỷ USD thì có thêm năm nước: Hà Lan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Malaixia (trong đó Hà Lan chiếm 4,35%, Thái Lan chiếm 3,47%, Vương quốc Anh chiếm 2,91%, Hoa Kỳ chiếm 2,81%, và Malaixia chiếm 2,73%). Như vậy nếu chỉ tính riêng 12 nước có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trên đây đã chiếm tới 87,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Số liệu trên cho thấy đã có nhiều nhà đầu tư xuất phát từ các nước tương đối phát triển có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thì sự có mặt của các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn kinh tế lớn chưa nhiều. Đây chính là một trong những chỉ báo quan trọng khi chúng ta thực thi các chính sách có liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

2. Tình hình thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam

Đến hết năm 2003, có 1.200 dự án sau một thời gian triển khai sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cấp phép tăng vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 8,825 triệu USD (bằng 19,82% tổng số vốn đăng ký và bằng 24,07% số dự án được cấp giấy phép).

Tổng số vốn của các dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng 628 triệu USD (bằng 1,46% tổng số vốn đăng ký); số vốn thuộc các dự án đã giải thể là 9.974 triệu USD (bằng 23,2% tổng số vốn đăng ký).

Đến hết năm 2003 tổng số vốn đã thực hiện bằng 53,58% của tổng số vốn đăng ký. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, ccác nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường phát triển chưa đầy đủ……. thì tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được ở mức như vậy là không thấp. Về tình hình hoạt động, các dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm và dịch vụ viễn thông theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là những dự án hoạt động đạt kết quả tốt nhất. Sở dĩ như vậy là nhờ các dự án loại này, các nhà đầu tư không phải mất nhiều thời gian giải quyết các thủ tục đất đai, xây dựng,… còn về năng lực thì hầu hết các dự án loại này đều do các nhà đầu tư là các công ty xuyên quốc gia có thế mạnh về tài chính và công nghệ. Về loại hình doanh nghiệp, các dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh có tiến độ thực hiện nhanh hơn cả, tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh, còn các doanh nghiệp thuộc các hình thức BOT và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tiến độ thực hiện chậm nhất .

Tỉ trọng của các hình thức đầu tư trong tổng vốn đầu tư và tổng vốn thực hiện hết năm 2003 (Các dự án còn hiệu lực)

Nguồn: Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, Hà Nội-2003 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư(2004)

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI FDI (Trang 28 -34 )

×