Tính tất yếu của sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Toàn cảnh Thị trường chứng khoán (Trang 36 - 38)

Trước khi tìm hiểu hiện trạng , ta hãy xem xét câu hỏi ; “Vào thời điểm năm 2000 sự thành lập thị thị trường chứng khoán liệu có sớm quá chăng “. Muốn vậy ta cần xem xét tình hình kinh tế năm 2000 và các năm trước đó

Năm 2000 sau 15 năm thực hiện đổi mới , chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Lạm phát đã giảm từ 67% năm 1992 xuống còn 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995 (hiện nay , lạm phát đang được giữ ở mức > 6% ). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm trở lại đây luôn được duy trì ổn định ở mức > 7%. Công nghiệp , nông nghiệp dịch vụ đều có những thành tựu vượt bậc. Nền kinh tế thị trường đã bắt đầu ổn định, đang thâm nhập trong chính đời sống hằng ngày của người dân. Thu nhập của dân cư đã tăng và trong nội bộ nền kinh tế đã có tích luỹ.

Nhưng liệu có sớm quá không khi mà nền kinh tế của nước ta tuy trên quan điểm của Đảng là từ năm 1986 xây dựng kinh tế thị trường nhưng thực chất mới thực sự phát triển từ những năm 90. Hệ thống thể chế tài chính của nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh , còn rất nhiều chỗ hổng , hơn thế nữa ,việc đưa nền kinh tế thị trường -vốn là đặc trưng của CNTB- theo định hướng XHCN không phải là một chuyện dễ dàng trong ngày một , ngày hai . Kinh tế thị trường gắn liền với doanh nghiệp, mà hệ thống doanh nghiệp của nước ta chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước , vốn chậm thay đổi và phát triển . Bởi vậy , Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển , sửa đổi và bổ sung luật

doanh nghiệp, và từ năm 1993 , Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp .Tuy nhiên ,các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn yếu kém về nhiều mặt : thiếu vốn , thiếu kinh nghiệm quản lý ,khả năng cạnh tranh kém vv…

Như vậy nền kinh tế thị trường nước ta vẫn còn nhiều yếu điểm, mà thị trường chứng khoán lại là một sự phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường ,thế thì việc thành lập TTCK là sớm quá chăng. Nhưng chính TTCK lại là một trong những giải pháp tốt nhất cho những câu hỏi lớn mà nền kinh tế đang gặp phải, đồng thời nó cũng là hướng phát triển đầy triển vọng trong tương lai. Thật vậy ,TTCK có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia Muốn xem xét điều này , chúng ta hãy so sánh nguồn vốn của ngân hàng , nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn từ TTCK .

Nguồn vốn ngân sách trong nền kinh tế thị trường được cung cấp để xây dựng cơ sở hạ tầng , dịch vụ công cộng . Đây là nguồn vốn đáng kể , và đối với các nước đang phát triển thì lại càng có ý nghĩa to lớn . Song , cơ chế phân phối nguồn vốn này có những hạn chế nhất định và có thể gây ra các hiện tượng tiêu cực . Nguồn vốn thứ hai đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển là nguồn vốn từ các ngân hàng , song cũng cần nhìn nhận những hạn chế của nguồn vốn này . Vì nhu cầu thực tiễn của xã hội nên ngân hàng phải cho vay các chương trình phát triển nông thôn , các công trình đầu tư công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước . Khối lượng cho vay mỗi năm một tăng lên , trong khi việc trả nợ không theo kịp , vì việc cho vay ngắn hạn có rủi ro thu hồi vốn cao , còn việc cho vay dài hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi vốn ngắn hạn sang vốn dài hạn . Ngoài ra , nền kinh tế thế giới luôn luôn biến động và có thể đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn và nguy cơ khủng hoảng .Đối với các nước đang phát triển , vay nợ nước ngoài , thì những biến động kinh tế thế giới càng tác động nghiêm trọng hơn đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng .

Khác với hai nguồn vốn nói trên , nguồn vốn từ thị trường chứng khoán , thứ nhất , được huy đông và phân phối theo đúng cơ chế tị trường , vì vậy nó phải tuân theo qui luật nghiêm ngặt của thị trường . Việc phân phối vốn qua

ngân hàng cũng theo qui luaatj thị trường , nhưng vẫn bị tác động của ý chí chủ quan ,vì việc cho vay vẫn phải qua thẩm định dự án và đánh giá của ngân hàng . Thứ hai , TTCK đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa như ngân hàng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế . Thậm chí , trong từng giai đoạn phát triển , khi ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn thì TTCK có thể là hệ thống huy động vốn thay thế

TTCK Việt Nam nếu được thành lập sẽ có tiềm năng rất lớn phát triển vì đã có hệ thống các công ty cổ phần , có nhiều doanh nghiệp CPH . Quá trình CPH doanh nghiệp và phadt triển TTCK có thể thúc đẩy lẫn nhau . Vốn trong dân đã tích tụ nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển TTCK. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty đại chúng , do nhiều người đầu tư . Khi tham gia trên thị trường chứng khoán thì các công ty phải công bố công khai mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất , kinh doanh của mình . Việc thay đổi hành vi công ty có nghiã là hội đồng quản trị và ban giám đốc phải thay đổi phương thức quản lý theo xu hướng hội nhập quốc tế , cạnh tranh – phát triển và cùng tồn tại . Đây chính là giảI pháp hoàn hảo để tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp

Vậy ,sự thành lập TTCK là vô cùng cần thiết nhưng trong lúc này ,ta chưa thể có một TTCK đúng nghĩa .Trong tình hình đó , Nhà nước ta quyết định thành lập thị trường chứng khoán nhưng lúc đầu chỉ xây dựng mô hình để tập dượt, tìm ra những kinh nghiệm để từng bước xây dựng một thị trường chứng khoán hoàn chỉnh trong tương lai

Một phần của tài liệu Toàn cảnh Thị trường chứng khoán (Trang 36 - 38)