Quản lý và các chính sách phát triển các KCN, KCX

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các KCN, KCX (Trang 48 - 49)

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

9. Quản lý và các chính sách phát triển các KCN, KCX

Trước tiên cần đổi mới tổ chức quản lý các KCN, KCX nhằm 2 mục tiêu: Hoàn thiện cơ chế quản lý "một cửa tại chỗ tại cấp Trung ương, tạo đầu mối giúp các ban quản lý các KCN, KCX giải quyết nhanh chóng mọ khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô; Quản lý mọi loại hình hoạt động của các KCN, KCX , khu công nghệ, khu kinh tế mở. Để thực hiện các mục tiêu này cần sớm thành lập các Ban quăn lý KCN, KCX tại VN ở cấp cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuả thủ tướng Chính phủ. Chính sách nhà nước tácđộng quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách này. Đẩy mạnh từ công tác hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN, KCX.. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong trong thực thi cơ chế quản lý"một cửa tại chỗ" hiện nay ở các ban quản lý KCN, KCX trong cả nước, góp phần tạo dựng môi trường hành chính lành mạnh làm tăng tính hấp dẫn trong sự phát triển của các KCN, KCX.

Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào thắt chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói VN chỉ khuyến khích đầu tư chứ không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy làm ăn có tính lâu dài là kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN, KCX.

Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế ( thuế lợi nhuận đối với các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15% trong khi nhà đầu tư nứơc ngoài chỉ là 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu nối với các KCN, KCX, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN, KCX.

Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ về tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, KCX. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hường thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước ASEAN vào VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các KCN, KCX (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w