Tính cước và quản lý

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH-DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 (Trang 121 - 132)

Với sự xuất hiện của NGN, thì thế giới viễn thông truyền thống sẽ dần được thay thế và biến mất, do đó các vấn đề về tính cước dịch vụ theo cách truyền thống cũng không còn. Việc chuyển từ truyền thông truyền thống sang thông tin chuyển qua các mạng gói đã yêu cầu cần đưa ra một cách quản lý cước mới thay thế hợp lý hơn.

Sự thay đổi về mô hình kinh doanh: Câu hỏi được đặt ra là “Chúng ta sẽ tính cước theo cái gì ?” Nếu như trong truyền thông truyền thống, việc tính cước được căn cứ theo tham số thời gian, kết nối, thì trong mạng NGN khái niệm về khoảng cách sẽ không còn, địa chỉ IP không còn ý nghĩa về không gian, một tham số mới đó là dữ liệu, khối lượng dữ liệu, tính chất chất lượng dịch vụ. Chi phí cho việc truyền thông tin được đưa ra và có giá trị ít nhất là giá trị bảo dưỡng mạng.

Hình vẽ dưới chỉ ra mối quan hệ về chức năng giữa các nhân tố tham gia dịch vụ. Một số mối quan hệ tổ hợp đã được đưa ra. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể là nhà cung cấp đường truyền. Hơn nữa, các tổ chức trung gian thứ 3 đều có thể tham gia dịch vụ với người sử dụng.

Hình 5- 3– Mối quan hệ trong mô hình cung cấp dịch vụ mới NGN

Trong thực tế sẽ có nhiều mô hình kinh doanh làm cơ sở cho việc tính cước. Tất cả các bản thoả thuận giữa các nhà cung cấp có thể khác nhau. Để tính cước hiệu quả thì điều đầu tiên cần thiết đó là một mô hình linh hoạt, dễ dàng thay đổi cho phù hợp với các chính sách và hiện trạng của mạng.

Cước truyền dẫn: Trước hết, ta có thể khẳng định chi phí dành cho việc truyền dẫn ngày càng giảm. Tuy nhiên, với các dịch vụ yêu cầu chất lượng dịch vụ cao vẫn yêu cầu một đường truyền dẫn phù hợp, chẳng hạn các dịch vụ về video, truyền hình hội nghị. Như vậy các mức độ QoS sẽ ứng với một giá cước truyền dẫn. Tuy nhiên, chúng được hình thành từ các nhà cung cấp thiết bị, người tính cước để đảm bảo các thông tin liên quan được chuyển qua mạng đến bộ phận tính cước theo thời gian xác định.

Cước nội dung: Nội dung có thể biến đổi từ các thông tin cơ sở đến các thông tin phức tạp. ví dụ như thị trường chứng khoán, các luồng tín hiệu video,… Như vậy để nhà cung cấp có thể thu phí được từ các dịch vụ này thì điều đầu tiên là nhận biết được các dịch vụ nào đang được sử dụng trên đó. Trong thời điểm hiện tại thì rất khó khăn để đạt được điều này. IPDR đang

nghiên cứu tiêu chuẩn cho phép nhận dạng việc sử dụng “content” trên mạng IP.

Độ phức tạp của việc tính cước trong môi trường NGN: Người sử dụng luôn muốn có một hoá đơn tính cước đơn giản rõ ràng. Chính vì thế các nhà cung cấp dịch vụ cần cân nhắc mức độ chi tiết của hoá đơn, có thể có các phần truyền dẫn, chất lượng dịch vụ. Hiện tại thì hóa đơn dạng của UMTS có nhiều đặc điểm thuận lợi nhất, không nhất thiết đưa ra chi tiết toàn bộ chi phí của khách hàng. Tuy nhiên, các nhà điều hành sẽ vẫn gặp khó khăn để có thể cân bằng giữa nhu cầu của người sử dụng và mức độ phức tạp của các kênh truyền dịch vụ. Các hoạt động độc lập trong kiến tạo dịch vụ và mang tính tương tác giữa các mạng, nhà cung cấp dịch vụ, truyền dẫn, nội dung tạo nên độ phức tạp mới trong việc tính cước trong môi trường NGN.

Đối với các khách hàng trong tương lai cũng sẽ khác, ngoài các khách hàng là các cá nhân, thường nhu cầu Viễn thông không lớn bằng các khách hàng là các doanh nghiệp tổ chức, nhưng số lượng lớn hơn; do đó giá trị hoá đơn tính cước/hoá đơn sẽ không cao và mang tính dịch vụ đơn lẻ và quan hệ là khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung, ứng dụng. Ngược lại, các khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức số lượng sẽ không nhiều bằng khách hàng cá nhân, nhưng nhu cầu các dịch vụ Viễn thông thường lớn hơn và quan hệ là khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ mạng, đường truyền, kết nối, …và một số ít với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, ứng dụng.

Chức năng vận hành, khai thác, bảo dưỡng trong môi trường NGN được phân loại thành “OAM cơ bản” và “OAM dịch vụ”. OAM cơ bản là các chức năng OAM tại lớp chuyển tải, OAM dịch vụ là chức năng OAM ở lớp dịch vụ.

Các yêu cầu đối với OAM cơ bản:

• Các chức năng OAM phải đơn giản và được cấu hình một cách dễ dàng cho phép mở rộng có hiệu quả đối với kích thước mạng lớn

• Lỗi và các sự cố phải được phát hiện, chuẩn đoán, định vị và thông báo tới bộ phận quản lý mạng phù hợp và các hoạt động tương ứng thích hợp phải được thực hiện

• OAM có các cơ chế đảm bảo khách hàng không có khả năng khởi tạo bất kỳ chức năng OAM nào của nhà cung cấp dịch vụ/nhà điều hành mạng

• Các khách hàng không phát hiện lỗi, các lỗi này cần được phát hiện và định vị bởi các nhà cung cấp dịch vụ

• Các chức năng OAM truyền tải cùng tuyến với lưu lượng được sử dụng cho việc giám sát và đo kiểm lỗi và hiệu năng

• Các chức năng OAM có khả năng tương thích với các chức năng OAM cũ

• Các chức năng OAM sẽ thực hiện một cách tin cậy thậm chí dưới điều kiện liên kết bị suy giảm chức năng, ví dụ như các sự kiện lỗi

• Hỗ trợ các mối quan hệ giữa các lớp

Các yêu cầu đối với OAM dịch vụ:

• Các khách hàng không phát hiện các lỗi dịch vụ, các lỗi này được phát hiện và định vụ bởi nhà cung cấp dịch vụ

• Thời gian ngưng trệ dịch vụ cần được ghi lại để đánh giá hiệu năng và độ khả dụng của mạng.

Quản lý các mạng NGN được dự kiến để hỗ trợ một dải rộng các vùng quản lý, các vùng này bao gồm toàn bộ phần quy hoạch, lắp đặt, hoạt động, quản trị, bảo dưỡng và giám sát các dịch vụ và mạng. Mục tiêu mức cao là để cung cấp các mạng có hiệu quả chi phí và có khả năng tồn tại. ITU-T đưa ra năm vùng chức năng quản lý như sau:

• Quản lý cấu hình

• Quản lý thanh toán

• Quản lý hiệu năng

• Quản lý bảo mật

5.3. KẾT LUẬN

Trong chương này chúng ta đã xem xét các giải pháp sử dụng tiềm năng mạng cố định và mạng di động - giải pháp FMC. Sau đó xem xét các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết để có thể sử dụng hiệu quả tiềm năng mạng cố định và mạng di động. Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết bao gồm: khả năng nâng cấp thiết bị, cấu trúc mạng lõi và định tuyến, mạng chuyển tải IP, báo hiệu, dịch vụ và ứng dụng, tính cước và quản lý.

Chương 6

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG

CỐ ĐỊNH – DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

6.1. LỰA CHỌN TIÊU CHUẨN

6.1.1. Yêu cầu chung đối với mạng NGN hội tụ

Mục tiêu xây dựng mạng NGN hội tụ nhằm cung cấp đa dịch vụ, hội tụ chung trên nền tảng mạng MPLS. Mạng NGN hội tụ cần thoả mãn các yêu cầu sau:

6.1.1.1. Yêu cầu đối với các lớp mạng

• Lớp truy nhập

o Hỗ trợ truy nhập cả mạng riêng và mạng công cộng, cả cố định và di động

o Hỗ trợ khả năng truy nhập băng rộng

o Hỗ trợ mô hình truy nhập hỗn hợp theo cả phương thức truyền tải và cấu hình

o Tất cả các kiểu mạng truy nhập phải có khả năng cung cấp chuyển tải IP

o Các ứng dụng, các dịch vụ, điều khiển phải độc lập với kiểu mạng truy nhập đang sử dụng

• Lớp chuyển tải

o Mạng lõi cần có dung lượng lớn, khả năng thực thi cao, đảm bảo năng lực chuyển tải cho nhiều nhà khai thác, nhiều loại

hình dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

o Mạng biên cần có khả năng cung cấp các loại giao diện sử dụng khác nhau

o Hỗ trợ truyền thông thời gian thực thông qua các mô hình kết nối qua nhiều mạng.

o Có cơ chế bảo đảm an toàn cho mạng chuyển tải.

o Có khả năng quản lý tài nguyên chuyền tải trong các ứng dụng khác nhau.

o Đáp ứng nhiều phương thức mã hoá và giải mã để thực hiện chức năng chuyển đổi mã.

• Lớp điều khiển và báo hiệu

o Có năng lực xử lý phù hợp với số lượng thuê bao và lưu lượng phát sinh.

o Hỗ trợ nhiều loại giao diện, giao thức khác nhau để phối hợp hoạt động với mạng PSTN/ISDN.

o Có các giao diện mở với lớp ứng dụng - dịch vụ.

o Có cơ chế bảo vệ và dự phòng cho cả thiết bị điều khiển – báo hiệu.

• Lớp ứng - dịch vụ

o Có năng lực xử lý phù hợp để phối hợp hoạt động với các thiết bị ở lớp điều khiển – báo hiệu.

o Hỗ trợ các giao diện lập trình ứng dụng API

o Cung cấp các phương tiện cần thiết hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới

o Có khả năng quản lý các dữ liệu thuê bao bao gồm nhận dạng, nhận thực và trao quyền.

o Có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu cước.

6.1.1.2. Các yêu cầu về kết nối mạng và phối hợp hoạt động

Yêu cầu về kết nối mạng liên quan đến các phần tử mạng của một nhà khai thác, trong khi yêu cầu về phối hợp hoạt động liên quan đến việc kết nối mạng của các nhà khai thác khác nhau.

1) Phối hợp hoạt động giữa các miền NGN khác nhau

Để đảm bảo khả năng phối hợp hoạt động giữa các miền NGN, cần tuân thủ các điều kiện và khả năng trao đổi dưới đây:

• Tạo, ánh xạ, biến đổi và chuyển đổi mã lưu lượng truyền dẫn

• Cấu hình định tuyến động và tĩnh

• Kết nối báo hiệu

• Chuyển đổi tên, địa chỉ hoặc số gọi

• Trao đổi thông tin tính cước và thanh toán

• Chính sách bảo đảm an toàn thông tin

• Trao đổi hồ sơ đầu cuối và khách hàng

2) Phối hợp hoạt động giữa mạng NGN và mạng di động/cố định

Để thực hiện chức năng kết nối mạng giữa các mạng di động/cố định hiện có với các mạng NGN, cần hỗ trợ các chức năng sau:

• Kết nối báo hiệu, bao gồm bảo mật hồ sơ dữ liệu thuê bao dùng chung giữa mạng cố định/di động hiện có và mạng NGN

• Kết nối các phương tiện truyền thông

Mạng NGN cần hỗ trợ các yêu cầu kết nối với mạng PSTN/ISDN bao gồm:

• Chuyển đổi giữa các kiểu codec khác nhau (ví dụ chuyển đổi giữa PCM và G.723.1 hoặc G.729,…)

• Kết cuối các kiểu liên kết vật lý/logic khác nhau (ví dụ trong mạng PSTN, tất cả các liên kết là TDM 64Kb/s hoặc 2Mb/s, trong NGN các liên kết dựa trên công nghệ gói)

• Hỗ trợ các chức năng điều khiển triệt tiếng vọng

• Chuyển đổi các chức năng giữa các giao thức báo hiệu khác nhau

• Biên dịch, kiểm tra và lọc các bản tin báo hiệu và các tham số bản tin

• Đánh số phân phối tài nguyên

• Nhận thực, cấp phép và thanh toán

6.1.1.3. Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ QoS

Các yêu cầu chung đối với QoS trong NGN bao gồm:

• Mạng NGN phải cung cấp QoS toàn trình (end-to-end)

• Mạng NGN phải cung cấp một dải rộng các dịch vụ có đảm bảo QoS

• QoS toàn trình phải được cung cấp trong miền mạng NGN và qua các miền mạng khác

• Các mức QoS thích hợp sẽ được duy trì trong trường hợp sử dụng chức năng multicast

6.1.1.4. Các yêu cầu đối với vận hành, khai thác và bảo dưỡng OAM

Chức năng vận hành, khai thác, bảo dưỡng trong môi trường NGN được phân loại thành “OAM cơ bản” và “OAM dịch vụ”. OAM cơ bản là các chức

năng OAM tại lớp chuyển tải, OAM dịch vụ là chức năng OAM ở lớp dịch vụ.

1) Các yêu cầu đối với OAM cơ bản

• Các chức năng OAM phải đơn giản và được cấu hình một cách dễ dàng (lý tưởng là tự cấu hình) để cho phép mở rộng có hiệu quả đối với kích thước mạng lớn

• Lỗi và các sự cố phải được phát hiện, chuẩn đoán, định vị và thông báo tới bộ phận quản lý mạng phù hợp và các hoạt động tương ứng thích hợp phải được thực hiện

• OAM có các cơ chế đảm bảo khách hàng không có khả năng khởi tạo bất kỳ chức năng OAM nào của nhà cung cấp dịch vụ/nhà điều hành mạng

• Các khách hàng không phát hiện lỗi, các lỗi này cần được phát hiện và định vị bởi các nhà cung cấp dịch vụ

• Các chức năng OAM truyền tải cùng tuyến với lưu lượng được sử dụng cho việc giám sát và đo kiểm lỗi và hiệu năng

• Các chức năng OAM có khả năng tương thích với các chức năng OAM cũ

• Các chức năng OAM sẽ thực hiện một cách tin cậy thậm chí dưới điều kiện liên kết bị suy giảm chức năng, ví dụ như các sự kiện lỗi

• Hỗ trợ các mối quan hệ giữa các lớp

2) Các yêu cầu đối với OAM dịch vụ

• Các khách hàng không phát hiện các lỗi dịch vụ, các lỗi này được phát hiện và định vị bởi nhà cung cấp dịch vụ

• Thời gian ngưng trệ dịch vụ cần được ghi lại để đánh giá hiệu năng và độ khả dụng của mạng.

6.1.1.5. Các yêu cầu về quản lý

Quản lý các mạng NGN được dự kiến để hỗ trợ một dải rộng các vùng quản lý, các vùng này bao gồm toàn bộ phần quy hoạch, lắp đặt, hoạt động, quản trị, bảo dưỡng và giám sát các dịch vụ và mạng. Mục tiêu mức cao là để cung cấp các mạng có hiệu quả chi phí và có khả năng tồn tại. ITU-T đưa ra năm vùng chức năng quản lý như sau:

• Quản lý lỗi

• Quản lý cấu hình

• Quản lý thanh toán

• Quản lý hiệu năng

• Quản lý bảo mật.

6.1.2. Khả năng áp dụng một số tiêu chuẩn cho mạng viễn thông hội tụ cố định và di động trong giai đoạn từ nay đến 2010

Dựa theo các yêu cầu chung đã đề cập ở trên cũng như các nghiên cứu về năng lực của kiến trúc NGN R1 và IMS của 3GPP/3GPP2, khả năng sử dụng các tiêu chuẩn dưới đây có thể hợp lí trong giai đoạn từ nay đến 2010:

1. Áp dụng bộ tiêu chuẩn ETSI TISPAN NGN Release 1 để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng cố định.

2. Áp dụng bộ tiêu chuẩn 3GPP R5+ để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng di động GSM.

3. Áp dụng bộ tiêu chuẩn 3GPP2 MMD để định hướng kiến trúc mạng hội tụ cho phần mạng di động CDMA.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH-DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w