ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÁC CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Các CTTC và sự ra đời phát triển các CTTC ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

CÁC CHI NHÁNH PHÒN G PHÁP CÁC PHÒN G P. KẾ HOẠCH KINH DOANH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC CÁN BỘ CÁC CHI NHÁNH TRONG NƯỚC CÁC CHI NHÁNH NGOÀI NƯỚC

6. Về quan hệ giữa công ty tài chính với Tổng công ty và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.

- Công ty tài chính chịu sự quảnl ý của Tổng công ty về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự, chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.

- Điều hành hoạt động của công ty tài chính là giám đốc công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

- Công ty tài chính thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn trung và dài hạn đối với Tổng công ty, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và các nghiệp vụ tài chính khác. Trường hợp thực hiện cho vay khác đối với các tổ chức, đơn vị kinh doanh phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị Tổng công ty.

- Lãi suất cho vay và huy động của Tổng công ty tài chính do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Tổng công ty nhưng phải dựa trên khung lãi suất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định.

- Công ty tài chính chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

- Tổng công chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản cho vay các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty chấp thuận, cũng như các quyết định của Tổng công ty có liên quan đến hoạt động của côngty tài chính.

Tóm lại, việc thành lập Công ty tài chính trong các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo mô hình tập đoàn kinh doanh là hết sức cần thiết và cấp bách, không nên chần chừ, nhưng cũng không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn mà phải từng bước xây dựng và hoàn thiện nó một cách phù hợp trên cơ

sở nghiên cứu, xem xét đánh giá nhu cầu, khả năng thu hút và sử dụng vốn của Tổng công ty trong hoàn cảnh thực tế và mối liên hệ ràng buộc với các định chế tài chính hiện hành ở Việt Nam cũng như các tập quán và thông lệ của các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của Tổng công ty trong từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Các CTTC và sự ra đời phát triển các CTTC ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w