Đơn vị: triệu đồng Mô tả 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 % tăng trưởng 2008/ 2007 2009/ 2008
-Các khoản vay thương
mại 100.215.914 118.664.585 160.660.015 18,4 35.4
- Cho thuê tài chính 612.515 735.948 820.736 20,2 11.5 - Các khoản vay hỗ trợ
phát triển và tài trợ 1.306.354 1.33.907 1.685.855 2,1 26.4
Nợ khoanh 55.857 17.633 3.879 (68.4) (78)
Tổng dư nợ 102.190.640 120.752.073 163.170.485 18,2 35,1 Tổng số dư tiền gửi 151.366.526 174.905.684 220.591.438
Tổng dư nợ/Tổng số dư
tiền gửi (%) 67.51 69.04 73.97
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Theo số liệu trên, tổng danh mục tín dụng liên tục tăng trưởng qua các năm 2007 và 2009 với tốc độ tương ứng là 18.2% và 35.1% tương đương 18.561.433 và 42.418.412 triệu đồng. Sự tăng trưởng này bao gồm:
- Cho vay thương mại tăng mỗi năm khoảng 18.4% và 35.4 %, tương đương tăng bình quân 30 nghìn tỷ mỗi năm;
- Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998 nhưng ngày càng phát triển và đã đạt được những kết quả khả quan, từ năm 2007 đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân 15,8%/năm, tương đương 612.515 triệu năm 2007 lên 820.736 triệu năm 2009 ;
- Các khoản cho vay hỗ trợ và phát triển có sự tăng trưởng vượt bậc, năm 2008 tăng 2,1% so với năm 2007, đến năm 2009 đã đã tăng 26,4% so với năm 2008.
Sự biến động của khoản vay này chủ yếu là do các khoản giải ngân từ vốn ODA từ các tổ chức quốc tế cho các dự án tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giảm nghèo;
- Nợ cho vay được khoanh năm 2008 giảm 68.4% so với năm 2007, năm 2009 giảm 78% so với năm 2008, tương ứng từ 55.857 triệu năm 2007 xuống17.633 triệu năm 2008 và 3.879 triệu năm 2009.
Trong cơ cấu dư nợ, Vietinbank luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao như công nghiệp chế biến và thương nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 21%, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
Tỷ trong cho vay các công ty cổ phần và công ty TNHH hiện nay đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietinbank, tương ứng chiếm 29% và 21%, tiếp sau đó là khách hàng cá nhân chiếm 21%, cơ cấu cho vay các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chỉ chiếm 18%. Điều này cho thấy cơ cấu khách hàng được phân bổ đa dạng, rộng khắp theo các thành phần kinh tế, đảm bảo phát triển mang tính ổn định cao.
Tỷ lệ cho vay/tổng số dư tiền gửi luôn giữ ở mức an toàn, năm 2007 chiếm 67.51%, năm 2008 chiếm 69.04%, năm 2009 đạt 73.97%. Tỷ lệ này tăng dần lên qua các năm. Cùng với sự gia tăng vốn chủ sở hữu và các chính sách đảm bảo an toàn tín dùng, Vietinbank đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn.
Như vậy, từ năm 2007 đến 2009, NHTMCP Công thương Việt Nam đã đạt đước những thành công đáng kể trong hoạt động cho vay đối với nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm, từ 2.67% năm 2007 xuống còn 0.61% năm 2009. Điều này cho thấy công tác quản lý các khoản cho vay đã đạt được các mục tiêu đề ra của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước, các nhà tài trợ và của Vietinbank, đồng thời sẽ tạo động lực cho sự phát triển của những năm tiếp theo.
Trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và các chính sách điều chỉnh của Chính Phủ, NHNN, Vietinbank đã xác định mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của HĐQT để ra, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần. Kết quả là chất lượng tín dụng đã được nâng cao rõ rêt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể trong các năm 2007-2009:
Bảng 2.6: Cơ cấu các nhóm nợ của Vietinbank năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm nợ 2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ đủ tiêu chuẩn 93.861.420 91.85 114.596.417 94.9 160.509.665 98.37 Nợ cần chú ý 5.744.923 5.62 3.968.311 3.29 1.660.011 1.02 Nợ dưới tiêu chuẩn 419.487 0.41 846.985 0.7 230.305 0.14
Nợ nghi ngờ 366.995 0.36 803.542 0.67 332.955 0.2 Nợ có khả năng mất vốn 1.797.815 1.76 536.818 0.44 437.549 0.27 Tổng dư nợ 102.190.640 100 120.752.073 100 163.170.485 100 Tổng số nợ xấu 2.584.297 2.187.345 1.000.809 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2.52 1.81 0.61
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Như vậy tỷ lệ nợ xấu nợ của Vietinbank trong các năm 2007 – 2009 luôn thấp hơn mức 3% tổng dư nợ theo quy định của NHNN, và giảm đáng kể từ 2,51% năm 2007 xuống còn 0.61% năm 2009, đây cũng là tỷ lệ thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại năm 2009.
Các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo giảm dần, luôn ở mức dưới 30%: Năm 2007 là 27.33%, năm 2008 là 22.7%, năm 2009 chiếm 25.7%
Các khoản cho vay trung và dài hạn của Vietinbank vẫn ở tỷ lệ cao, xấp xỉ trên 40% theo giới hạn đặt ra, năm 2007 đạt 40.21%, năm 200 đạt 41.92%, năm 2009 đạt 42.77%.
Đơn vị: Triệu đồng
Kỳ hạn 2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 61.090.835 59.78 70.124.650 58.07 93.372.221 57.22 Trung hạn14690071 14.690.071 14.38 16.368.102 13.56 22.396.688 13.73 Dài hạn 26.409.734 25.84 34.259.321 28.37 47.401.576 29.05 Tổng dư nợ 102.190.640 100 120.752.073 100 163.170.485 100 Tổng dư nợ trung dài hạn 41.099.805 40.21 50.627.423 41.92 69.798.264 42.77
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Ta có thể thấy rõ qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.4:Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietinbank năm 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Tuy nhiên các khoản cho vay trung và dài hạn của Vietinbank thường tập trung vào các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hóa chất, dệt may, tiêu biểu như các dự án của Nhà máy đạm Cà Mau, xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất...
Chất lượng tín dụng có được sự cải thiện đáng kể như vậy là do Chính sách tín dụng của Vietinbank không ngừng đổi mới để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp với pháp luật, luôn hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và bảo đảm kiểm soát rủi ro:
- Vietinbank đã xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng rõ ràng, khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng, quy chế hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn giảm, giảm lãi..
- Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích bảo đảm nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS
- Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các têu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau
- Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp ủy quyền của HĐQT, TGĐ và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và trình độ, năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền.
- Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dùng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà Vietinbank còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công, thương nghiệp như trước đây. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính
sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Vietinbank.
- Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng
- Thường xuyên tổ chức, tập huấn cho cán bộ tín dụng năm các quy định của nhà nước, của ngành và các kỹ năng phân tích, thẩm định dự án. Gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ tín dụng với nợ quá hạn, cán bộ điều hành cũng chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy trình tín dụng, tham ô, thông đồng với khách hàng như nghỉ điều hành để đi thu nợ nếu để nợ quá hạn cao, bồi thường nếu thông đồng với khách hàng.
* Hạn chế:
Việc thực hiện chính sách tín dụng, quản lý các khoản nợ xấu trong thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều điểm cần lưu ý như:
- Kỹ năng đánh giá và thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng theo đúng chuẩn mực thống nhất do NHNN và quy chế của Vietinbank quy định là vấn đề rất quan trọng dể ngăn ngừa các khoản nợ xấu. Tuy nhiên hiện nay trình độ của cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo phụ trách tín dụng còn nhiều điều bất cập.
- Cơ chế và quy trình tín dụng trong thực tế chưa nghiêm túc; hiệu quả quản lý và kiểm soát tín dụng chưa tốt, hệ thống thông tin quản lý để giúp ban lãnh đạo nhận định chính xác về tình hình nợ xấu theo nhiều tiêu thức khác nhau vẫn còn nhiều hạn chế và chưa kịp thời, chính xác. Các công cụ quan trọng trong quản lý tín dụng như: xếp hạng doanh nghiệp, đinh lượng rủi ro, định lượng hạn mức tín dụng, xác định lãi suất... chưa có đổi mới đáng kể
- Chất lượng tín dụng của một số chi nhánh chưa cao. Tỷ lệ nợ xấu là thước đo phản ánh tình trạng quản lý các khoản cho vay, những vẫn có đơn vị vì thành tích nên có thể giãn nợ hoặc gia hạn nợ, dẫn đến sự sai lệch trong phản ánh tình hình nợ xấu của toàn hệ thống.
- Chưa gắn quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của các đơn vị thành viên trông việc thu hồi các khoản nợ quá hạn.
- Các chi nhánh vẫn chưa chú trọng đến việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo để đánh giá khả năng thu hồi khoản vay quá hạn.
2.2.2.2. Hiệu quả quản lý các khoản dự trữ
Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản dự trữ của Vietinbank năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tiền mặt 1.743.604 1.980.016 2.204.060
Tiền gửi tại NHNN 8.496.135 6.010.724 5.368.942 Tiền gửi tại TCTD 12.841.040 18.273840 24.045.152
Chứng khoán CP 739.381 755.256 299.033
Tổng dự trữ 23.820.160 27.019.836 31.917.187
Tổng tài sản 166.112.971 193.590.357 243.785.208
Tổng dự trữ/tổng tài sản (%) 14.33 13.95 13.09
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Tỷ lệ các khoản dự trữ của Vietinbank trong năm 2007-2009 luôn đạt tỷ lệ trên 13% tổng tài sản. Tỷ lệ này Điều này cho thấy tỷ lệ thanh khoản của Vietinbank là tương đối tốt.
NHTMCP CT Việt Nam tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN trong việc quản lý thanh khoản. Hiện nay, Vietinbank đang theo dõi khả năng thanh khoản bằng việc tính toán các tỷ lệ thanh toán theo các hướng dẫn của NHNN và thường xuyên báo cáo với NHNN. Để đảm bảo chủ động trong thanh khoản và phòng tránh các sự cố bất ngờ xảy ra, NHCTVN tính toán và duy trì một tỷ lệ hợp lý tài sản dưới dạng tiền mặt, và tài sản lỏng và các khoản tương đương tiền, tài khoản Nostro, các công cụ thị trường tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN (chiếm khoảng 25% tổng tài sản). Trong trường hợp khẩn cấp, NHCTVN có thể xin trợ giúp từ NHNN và các ngân hàng trong nước khác.
Với cơ chế quản lý các khoản dự trữ của Vietinbank, những năm vừa qua Vietinbank đều giữ được tốc độ tăng trưởng các quỹ cho vay, giảm thấp quỹ dự trữ vượt mức của các chi nhánh , đặc biệt là trong giai đoạn thiếu vốn cục bộ, tạm thời để cho vay. Hiện tượng thiếu vốn dự trữ vượt mức cục bộ, tạm thời mà không thể điều hòa được ngay giảm thiểu tối đa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các khoản dự trữ thanh toán của Vietinbank vẫn còn tồn tại một số điều bất cập như:
- Trong cơ cấu tài sản có tính thanh khoản cao thì tiền gửi tại các TCTD, nhất là tại các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ khá lớn. Nhưng thực tế, ngân hàng hầu như không thực hiện giao dịch chuyển tiền qua những tài khoản này và lãi suất của chúng rất thấp (chỉ 2,4%/năm đối với đồng USD). Với cơ cấu huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn thì việc đầu tư vào những tài khoản loại này không đem lại lợi nhuận, các hệ số sinh lời thấp
- Vẫn còn hiện tượng thừa thiếu vốn ở các chi nhánh 2.2.2.3. Hiệu quả quản lý các khoản đầu tư chứng khoán
Hoạt động đầu tư chứng khoán của Vietinbank ngày càng tăng trưởng mạnh với sự đa dạng trong cách danh mục đầu tư. Sự phát triển của hoạt động đầu tư chứng khoán không chỉ đẩy mạnh mục tiêu sinh lời mà còn hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu tăng cường nhu cầu thanh khoản. Sự tăng trưởng mạnh về đầu tư chứng khoán thể hiện
chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lợi, tăng cường đầu tư vào các chứng khoán không có rủi ro, rủi ro thấp, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng truyền thống, nâng cao hiệu quả khai thác vốn khả dụng và bổ sung tài sản dự trữ thứ cấp cho mục đích thanh khoản.
Đồng thời thông qua hoạt động đầu tư vào chứng khoán, NHTMCP CT VN đã góp phần xây dựng các công trình trọng điểm của Nhà nước, đầu tư phát triển các ngành kinh tế.
Bảng 2.9: Bảng kết quả hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chứng khoán thanh khoản 739.381 755.256 299.033
Chứng khoán đầu tư 37.404.891 40.959.079 38.977.048
Ngân quỹ 23.820.160 27.019.836 31.917.187
Thu nhập từ đầu tư chứng khoán 1.977.649 2.559.062 1.827.860 Chứng khoán thanh khoản/Ngân quỹ (%) 3.1 2.8 0.94
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHCT VN năm 2007 -2009)
Có thể thấy hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán không phải là thế mạnh của Vietinbank. Việc nắm giữ chứng khoán với mục tiêu chính không phải để sinh lời mà với mục đích đảm bảo tính thanh khoản của tài sản. Tuy nhiên hoạt động này cũng mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng, góp phần gia tăng thu nhập của ngân hàng.
Tỷ lệ chứng khoán thanh khoản/ngân quỹ của Vietinbank giảm dần từ năm 2007 chiếm 3.1% xuống 2.8% năm 2008 và 0.94% năm 2009. Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của Vietinbank trong giai đoạn 2007-2009 tập trung nâng cao hiệu quả sinh lời, hiệu quả kinh doanh và các hoạt động thu dịch vụ, giảm tỷ lệ tài sản dự trữ trong tổng tài sản. Chứng khoán đầu tư đã có sự gia tăng từng bước từ năm