Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 74 - 76)

hiện tại

Vì tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ số được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại và từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào chỉ số này (tuy mức độ giả thích thấp (hệ số xác định R2 = 31,32%)). Ngoài ra, kết quả mô hình hồi quy tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu theo tỷ giá thực cũng cho thấy tác động của tỷ giá thực song phương VND/USD đến xuất nhập khẩu có độ trễ, trong khi tỷ giá thực đa phương thì không. Điều này cho thấy ở một chừng mực nhất định nào đó, REER nên được chọn làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam và đảm bảo cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế thay vì chọn tỷ giá thực song phương.

Cũng vì thế, REER nên được sử dụng để xem xét tỷ giá danh nghĩa hiện tại có ngang giá sức mua hay không. REER được coi như là một đại lượng dùng đo lường giá trị của đồng nội tệ. Dựa vào chỉ số REER có thể “chẩn đoán” xem giá trị thị trường hiện tại của tiền đồng là đang bị định giá cao hay thấp. Từ đó, NHNN có

thể đưa ra quyết định là có can thiệp hay không và nên sử dụng biện pháp nào trước

các hiện tượng nóng sốt của thị trường. Nói chung, chúng ta có thể chọn REER làm

tỷ giá mục tiêu và dựa vào chỉ số này để điều chỉnh tỷ giá hướng về vùng có ngang

giá sức mua hay mức tỷ giá cân bằng dài hạn9 nhằm duy trì sức cạnh tranh của

hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, sự không chắc chắc và mơ hồ của chỉ số REER nhắc nhở một sự

thận trọng đáng kể trong khi sử dụng chỉ số này. Trong quá trình vận dụng chỉ số này NHNN nên dò tìm, thử đi, thử lại nhiều lần… đồng thời kết hợp với các nhân tố khác để ra quyết định chọn mức REER thích hợp. Cũng có thể đưa ra mức REER và dùng “thuốc thử” thị trường thẩm định nó.

Bên cạnh đó, do “Trong thực tế rất khó xácđịnh tỷ giá đã lệch khỏi cân bằng dài hạn là bao nhiêuđể can thiệp (…) và chođến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳngđịnh tínhđúngđắn của tỷ giá cân bằng dài hạn. Tỷ giá cân bằng dài hạn dường như chỉ là một ý niệm của nghệ thuật quản lý hơn là một định lượng cụ thể10” nên việc vận dụng nó chỉ mang tính tương đối. Với quan điểm trên, điều quan trọng không phải ở mức tỷ giá nào là hợp lý mà là nếu tiền đồng bị phá giá ở những mức nào đó có thể thỏa mãn kỳ vọng hợp lý của thị trường và góp phần tạo dựng niềm tin vào chính sách tiền tệ, hiệu quả về mặt ổn định tâm lý, thì nó sẽ tạo cho thị trường cái cảm giác là tiền đồng đã đạt mức câng bằng, từ đó ổn định thị trường ngoại hối, hạ nhiệt tình hình căng thẳng ngoại tệ. (tất nhiên là phải diễn dịch hợp lý kết quả REER tính toán được và công bố công khai kết quả đó).

Nói chung với “khả năng” có hạn, REER chỉ có thể trợ giúp xác định vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu mà thôi. Việc xác định chính xác hơn tỷ giá mục tiêu cần nhiều nghiên cứu khác. Do đó để tỷ giá có thể hướng về mức cân bằng dài hạn, chúng ta nhất thiết phải nhờ đến quyền năng của thị trường. Đây là một trong những lý do chính để thả nổi thêm tỷ giá, mở rộng biên độ dải băng tỷ giá.

9 Tỷ giá cân bằng trong dài hạn trước hết phải được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và quốc tế và cùng với chúng là các mối quan hệ khác phù với với đặc thù của từng quốc gia (TS. Trần Ngọc Thơ và các thành viên, 2006)

10 TS. Trần Ngọc Thơ và các thành viên (2006) “Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

Ở một góc nhìn khác, tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy

cảm nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Mỗi sự biến động của nó tác động đến hàng

loạt các mục tiêu đối kháng nhau: tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu thì có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu, tăng rủi ro cho các doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần của chính phủ, thu hút vốn đầu tư… Vì lẽ đó, điều hành tỷ giá thực sự là một nhiệm vụ rất phức tạp, không phải như một cơ chế tự động, đưa dữ liệu vào và… chạy chương trình như máy tính được. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để

đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, đáp ứng được sự cân bằng tổng thể

của nền kinh tế chứ không riêng mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu.

Tóm lại, vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng hiện tại chứa đựng rất ít thông tin thị trường nên cần xem xét để thay thế (hay đại loại giống như vậy) bằng tỷ giá thực đa phương; NHNN có thể vẫn sẽ công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng như hiện nay, nhưng nên gắn nó với REER, còn gắn như thế nào đó còn là nghệ thuật điều hành của NHNN.

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 74 - 76)