III. Biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hang
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
- Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển, xuất phát từ công thức ta có:
Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động
bình quân
x Hệ số luân chuyển
Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng được tổng doanh thu.
- Với một số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển thì sẽ đạt được doanh số như cũ.
Ta thấy nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của vốn là các nguyên nhân sau:
- Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vập liệu. - Tiến độ sản xuất.
- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Tình hình thanh toán công nợ...
Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm hút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Các biện pháp cụ thể là tránh tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ, đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng.
Tóm lại, với điều kiện hiện nay để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thì Công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Điều độ quá trình sản xuất phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn.
Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả Công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm.
3.3. Biện pháp nâng cao trình độ cán bộ , nhân viên.
Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ Công ty nào cũng không thể thiếu con người.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên
Tổ chức phân công lao động của bộ phận bàn là tổ trưởng bộ phận bàn và nhân viên phục vụ bàn.
+ Tổ trưởng bộ phận bàn có nhiệm vụ quản lý lao động và điều hành toàn bộ lao động trong tổ phân công lao động hàng ngày hợp lý, đảm bảo phục vụ khách tốt nhất trong mọi trường hợp kể cả khách đông cũng như khách vắng.
Hàng ngày kiểm tra toàn bộ những công việc của nhân viên trong tổ cũng như trang phục, thái độ phong cách phục vụ, vệ sinh, quy trình phục vụ kỹ thuật bàn trước và khi phục vụ khách có gì sai sót phải uốn nắn nhắc nhở kịp thời.
Hàng ngày trong thời gian ăn, tổ trưởng bàn phải có mặt tại nhà hàng, phòng ăn của khách để đón khách, hướng dẫn khách ngồi, giới thiệu các món ăn đồ uống và chỉ đạo các nhân viên phục vụ khách một cách kịp thời.
Tìm hiểu tâm lý, khẩu vị ăn của khách hoặc qua nhân viên để từ đó hợp với bộ phận bếp – bàn xây dựng thực đơn và chế biến các món ăn đồ uống của khách nhằn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách.
Thường xuyên kiểm tra sổ sách, hóa đơn hàng hóa và thống kê số lượng khách phục vụ trong ngày.
Nắm vững trình độ chuyên môn của nhân viên phục vụ trong tổ để có kế hoạch hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ nhất là nhân viên có tay nghề kém.
Hàng tháng, hàng ngày tổ chức các buổi sinh hoạt tổ để lắng nghe các ý kiến của các nhân viên từ đó rút được kinh nghiệm và tìm các biện pháp cải tiến cách thức làm việc nhằm nâng cao chất lượng phục vụ quan tâm chăn lo đến đời sống của nhân viên.
+ Nhân viên phục vụ bàn, có trách nhiệm đón tiếp khách, sắp xếp chỗ ngồi cho khách, phục vụ các món ăn, đồ uống. Đồng thời tìm hiểu tâm lý khẩu vị ăn uống của khách, cùng tìm hiểu khẩu vị ăn uống của khách để cùng kết hợp với bộ phận bếp – bàn xây dựng những thực đơn độc đáo đáp ứng được nhu cầu ăn uống của khách.
Làm ra các món ăn ngon, giá cả hợp lý, phục vụ với thái độ văn minh lịch sự, tạo ra không khí thoải mái làm cho khách vui vẻ hài lòng và muốn đến nhà hàng.
Luôn nghiên cứu và tổ chức kinh doanh theo xu hướng ngày càng mở rộng và đa dạng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách chỉ với việc ăn uống đơn thuần của khách mà phải nâng lên tầm nghệ thuật.
Ngoài ra còn phải tiếp nhận và làm theo yêu cầu của khách đúng, đủ, đẹp cả về số lượng và chất lượng phục vụ một cách kịp thời ăn uống của khách.
+ Nhân viên chuẩn bị – thu dọn: có nhiệm vụ chuẩn bị các phòng ăn, bàn ăn trước giờ khách ăn xong và có trách nhiệm thu dọn dụng cụ vệ sinh phòng ăn sạch sẽ.
Giám sát, kiểm tra chất lượng dịch vụ qua việc xây dựng nội quy
Quy định về thời gian làm việc, nội quy của nhà hàng
* Thời gian làm việc của bộ phận bàn được chia làm 2 ca.
Ca 1 : Từ 6h – 14h Ca 2: Từ 14h – 22h
Trong mỗi ca, nhân viên đều phải làm tất cả các công việc mà bộ phận bàn đảm nhiệm.
Nhân viên trong bộ phận được nghỉ ngơi luân phiên mỗi ngày trong một tuần, tùy thuộc vào sự phân công lao động của tổ trưởng.
*Nội quy của nhà hàng Nam Thái với nhân viên phục vụ bàn
Để đạt được tốt mục tiêu đề ra và đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh, muốn Doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong thị trường đều phải đòi hỏi Doanh nghiệp có những cách quản lý chặt chẽ và đề ra những quy định đối với nhân viên.
Để đạt được mục tiêu đề ra đạt kết quả cao trong lao động thì yêu cầu mỗi nhân viên đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm thực hiện đúng nội quy quy định của nhà hàng.
Nhiệt tình hăng say trong công việc, phải ân cần chu đáo, khi giao tiếp với khách phải lịch sự, niềm nở, cởi mở gây thiện cảm với khách.
- Khiêm tốn tiếp thu ý kiến của khách và các bộ phận khác góp ý phê bình. - Luôn giữ đúng vị trí, nội quy và nguyên tắc.
- Làm vệ sinh phòng ăn : mở cửa phòng ăn, bật điện, quét dọn, xem sổ báo cáo để biết số lượng khách đặt trước và hình thức ăn của khách, vì trực tiếp tiếp xúc với khách nên tác phong, thái độ vui vẻ, niềm nở khi đón tiếp và phục vụ khách, nhưng phải nhã nhặn, lịch sự nhiệt tình, ân cần, chu đáo.
- Biết ứng xử khéo léo làm hài lòng khách.
- Phục vụ phải nhanh nhẹn nhưng khéo léo không hấp tấp và đúng quy trình kỹ thuật.
- Khi giao tiếp với khách phải đoàng hoàng, lịch sự tỏ ra là người có văn hóa, làm sao để ngày càng đề cao được sự uy tín của nhà hàng.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cùng tiến bộ.
- Thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà hàng đề ra.
- Trang điểm nhã nhặn, phù hợp với bản thân không quá lòe loẹt trong khi phục vụ khách.
- Nhân viên phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, mặc đúng đồng phục của nhà hàng.
- Trước khi vào phục vụ khách không được ăn tỏi, hút thuốc lá hoặc ăn những đồ có mùi hôi tanh tránh để trường hợp hôi miệng trong khi phục vụ khách.
- Mọi tư trang tiền bạch không được mang vào nơi làm việc, không tiếp bạn bè người thân trong giờ làm việc. Mọi trang phục khi phục vụ song phải để đúng nơi quy định không được mang về nhà hay đi ra đường
- Không được gãi đầu gãi tai, khạc nhổ trong phòng ăn của nhà hàng. - Không sơn sửa móng chân tay lòe loẹt.
- Nhân viên phải đến trước 15 phút để làm việc đủ 8h trong một ngày trong một tuần.
* Công việc ăn trưa
+ Quét dọn lại phòng ăn buổi sáng + Bê xếp bàn ghế
+ Xuống bếp ghi những món ăn để phục vụ khách ăn trưa hôm nay là gì, không có món gì để trả lời cho khách trước khi khách hỏi.
+ Xem sổ báo ăn và thực đơn của nhà hàng, thông qua bộ phận bếp xem thực đơn có gì thay đổi để khi phục vụ khách được dễ dàng.
- Xem lại sổ báo ăn để biết lượng khách đặt trước, biết rõ được tên khách hàng, số bàn, số lượng người, giờ ăn để kịp thời gian chuẩn bị.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển chung của ngành kinh tế dịch vụ, các khách sạn, nhà hàng cần phải chuẩn bị nhiều mặt để đáp ứng được xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, để đón lượng khách du lịch không ngừng tăng lên trong những năm tới. Các khách sạn cần phải chuẩn bị :- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là vấn đề là vấn đề ngoại ngữ, phong cách phục vụ.
- Nâng cao công tác quản lí chất lượng dịch vụ nhà hàng.
- Tăng cường các loại hình dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với hoạt động kinh doanh là cần thiết từ đó giúp cho khách sạn Hà Nội có thể tìm ra được những giải pháp riêng, tạo ra hướng đi riêng nhằm thu hút khách hàng, tăng cường vị thế của mình trên thị trường du lịch, góp phần vào công cuộc xây dựng kinh tế đất nước nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng.
Phụ lục
Nhà Hàng Nam Thái Quý khách kính mến!
Chúng tôi rất cám ơn quý khách đã tin tưởng và lựa chọn Nhà Hàng Hà Nội. Chúng tôi hy vọng rằng với những dịch vụ tiêu chuẩn của nhà hàng của sẽ đáp ứng trông đợi của quý khách.
Để không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của quý khách, xin quý khách vui lòng dành cho chúng tôi để đánh
dấu ( X ) vào bảng câu hỏi này.
Những ý kiến đóng góp của quý khách chắc chắn sẽ giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ.
Bảng câu hỏi Chất lượng Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Đón và tiễn khách Kỹ thuật phục vụ
Chất lượng món ăn ,đồ uống Trang thiết bị, tiện nghi Vệ sinh ăn uống Thanh toán Cảm giác chung
Xin quý khách vui lòng cho biết : 1. Sự phong phú của món ăn?
Đa dạng Trung bình Đơn điệu 2. Trang trí phòng ăn ? Đẹp Trung bình Chưa đẹp 3. Giả cả ? Đắt Trung bình Rẻ 4. Những vấn đề cần cải tiến ? ……… ………Họ và tên………Địachỉ: ……….. Thời gian lưu trú:Từ………đến ………..
Xin chân thành cám ơn quý khách !
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đơn vị : Nhà Hàng Nam Thái - Hà Nội Xác nhận cho sinh viên : Phan Hoài Nam Lớp : 18A5
Trường : Đại học Kinh Tế Quốc Dân - VB2 Người xác nhận
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...1
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...2
I. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh...2
1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh doanh...2
2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh...2
II. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường………....5
1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…...9
2. Nhóm chỉ tiêu ...10
2.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn cố đinh …...10
2.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động …...10
2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp …...11
3. Nhóm chỉ tiêu xét hiệu quả kinh tế xã hội …...12
4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...14
4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài …...14
4.1.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh…...17
4.1.2 Nhân tố môi trường tự nhiên…...17
4.1.3 Môi trường chính trị pháp luật…...17
4.1.4 Các yếu tố cơ sở hạ tầng…...18
4.2. Các nhân tố bên trong …...18
4.2.1 Nhân tố vốn…...19
4.2.2 Nhân tố con người …...19
4.2.3 Nhân tố kỹ thuật công nghệ…...19
5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh …...20
Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh III. Đặc điểm của nhà hàng…...24
1. Quá trình hình thành và phát triển nhà hang Nam Thái…...24
2. Đặc điểm về vốn và cơ sơ vật chất kỹ thuật…...25
3. Đặc điểm hệ thống quản lý nhà hang…...26
4. Một số đặc chưng của kinh doanh dịch vụ ăn uống …...29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG NAM THÁI ...30
I.Phân tích kết quả kinh doanh và lợi nhuận của nhà hang Nam Thái ba năm 2007 – 2009……….30
II Phân tích hiệu quả kinh doanh của nhà hang…...31
2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận, danh lợi …...32
2.2. Chỉ tiêu doanh lợi tính theo vốn kinh doanh từ 2007 - 2009…...33
2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn …...34
2.4 Chỉ tiêu hiệu quả lao động …...35
III. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của nhà hang...37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG NAM THÁI ...40
I.Phương hướng phát triển kinh doanh của nhà hàng...40
1.1 Thuận lợi và khó khăn …...41
1.2 Mục tiêu kinh doanh ...42
II. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhà hàng Nam Thái42 2.1.Thành lập phòng marketing...43
2.2.Marketing nhà hàng ... ...43
III. Biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hang…...47
3.1 Biện pháp nâng cao chi phí…...48
3.3 Biện pháp nâng cao trình độ cán bộ nhân viên…...49
KẾT LUẬN ... .53