Về hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam” potx (Trang 29 - 30)

IV. Quá trình chuẩn bị cho sự phát triển thị trường chứng khoán

2.Về hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Chuẩn bị hàng phong phú và chất lượng là công tác then chốt trong việc tổ chức thị trường chứng khoán. Vì vậy cần phải thúc đẩy và nắm bắt cụ thể tình hình CPH, khối lượng chứng khoán hiện có, cũng như khả năng thực tế và nguyện vọng của các DN phát hành và niêm yết trái phiếu, cổ phiếu.

a) Trái phiếu: Trái phiếu được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu DN.

- Trái phiếu Chính phủ: được phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước và phục vụ đầu tư phát triển. Bao gồm các loại như: tín phiếu kho bạc (< 1 năm), traí phiếu kho bạc (> 1 năm) hoặc trái phiếu công trình - và đều do Bộ tài chính phát hành.

- Thị trường trái phiếu Chính phủ những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do tính chất của tín phiếu kho bạc là thời gian ngắn nên rất kém hiệu quả trong việc tạo cầu hàng hoá chứng khoán. Đối với trái phiếu công trình phải duy trì được liên tục nếu không cũng rất nhanh hết thời hạn. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu xây dựng tổ quốc cũng góp nguồn cung cấp hàng hoá quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Dự kiến số lượng huy động

khoảng 3000-4000 tỷ đồng trong năm 1999, với thời hạn 5 năm, in mệnh giá, không ghi tên có thể chuyển nhượng và dễ dàng thanh toán.

- Về lãi suất phát hành có xu hướng giảm và phù hợp với lãi suất của các NHTM.

Bảng: lãi suất tín phiếu, trái phiếu bán lể qua hệ thống kho bạc.

Nguồn: kho bạc Nhà nước. Đơn vị: %

1991 1992 1993-1994 1995 1996 1997 1998 4-5 % 3 % 2% 1,75 % 1,4 % 1 % 0,97 %

b) Cổ phiếu và cổ phần hoá doanh nghiêp Nhà nước.

Theo luật công ty và luật DNNN Việt Nam thì chỉ có công ty cổ phần và DNNN có quyền phát hành cổ phiếu. Hiện nay, có khoảng 200 CTCP và 5800 DNNN trong đó chỉ có vài trăm DN có cổ phiếu. Và hiện nay, có khoảng hơn 50 NHCP và tổng số vốn điều lệ là 2200 tỷ đồng do các cổ đông đóng góp. Đa số các cổ đông là các NHTM, tổng công ty và một phần nhỏ là do cá nhân nắm giữ.

Về tư tưởng CPH bắt đầu từ Đại hội VI. Tính đến cuối năm 1998 đã có 116 DNNN đã CPH với tổng số vốn điều lệ ttrên 700 tỷ đồng; đến giữa tháng 9 có khoảng trên 154 DN đã CPH. Hiện nay (cuối 9/2000) có khoảng 470 DNNN đã hoàn thành công việc CPH. Tuy còn chưa đạt chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra song kết quả trên cũng góp phần lớn để tạo “hàng hoá” cho thị trường chứng khoán nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam” potx (Trang 29 - 30)