Hệ thống pháp luật đất đai hiện nay ở nước ta

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị. (Trang 25 - 27)

So với yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương VIII đã đề ra, thì những quy định hiện hành của Luật đất đai về quản lý sử dụng các loại đất vốn đã bị bất cập nay lại càng bất cập hơn, quản lý vừa bị động và không chặt chẽ ngay cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thực tế vãn còn nhiều vấn đề cần được quy định cụ thể hơn như việc giao đất nông nghiệp không phải trả tiền, chính sách đối với một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, kinh doanh sản xuất nông nghiệp, thời hạn giao đất, hạn mức đất được giao, đất nông nghiệp trong đô thị, đất nông nghiệp do các nông lâm trường đang sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp vấn đề công nghiệp hoá và xây dựng nông thôn mới.

Đối với đất đô thị thì có nhiều vấn đề chưa đề cập đến, cụ thể như quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất đô thị, nhất là ở khu chung cư, khu tập thể, việc sử dụng và quản lý đất tạo nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Kinh doanh nhà gắn liến với các công trình trên đất, đất xây dựng công nghiệp giải quyết những quan hệ nhà đất do lịch sử để lại đền bù giải phóng mặt bằng để phát triển đô thị, quản lý thị trường bất động sản...

+ Việc tổ chức quá trình chuyển dịch trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với phương châm "quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản. Hiện nay còn nhiều sai phạm chưa được phát hiện xử lý kịp thời, quy trình quản lý vẫn còn nhiều bất cập những thông tin cơ bản để điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng, lập bản đồ địa chính quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất... là tiền đề thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai theo pháp luật trong thời gian qua tuy đã có nhiều cố gắng để tích luỹ nh- ng vẫn còn cách xa so với yêu cầu.

- Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai vẫn chưa đợc hoàn thiện và đồng bộ, chức năng và quyền hạn của ngành Địa chính từ trung ương đến địa phương chưa rõ ràng, chỉ là cơ quan giúp việc cho chính quyền cùng cấp, vì thế tạo nên một cơ chế hành chính phức tạp, giải quyết công việc còn chậm và kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ địa chính xã phờng thị trấn là nhân tố rất quan trọng trong việc quản lý Nhà nước về đất đai ở cơ sở, nhưng đến nay vẫn còn chưa đủ cả về số lượng và chất lượng, chưa thể làm đúng vai trò và chức năng của mình.

+ Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính vẫn còn chậm, thành lập hồ sơ địa chính là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng Luật đất đai. Hồ sơ Địa chính được hoàn chỉnh đồng bộ và chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý đất đai đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả và khoa học đồng thời làm cho ngời sử dụng đất không phải lo lắng đến quyền lợi hợp pháp của họ, có thể nói hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

Để luật đất đai đi và cuộc sống, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản luật, pháp luật, pháp lệnh, Nghị định, chỉ thị, quyết định, thông tư để triển khai công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bên cạnh đó, công tác thanh tra đất đai cũng rất được chú trọng, các tỉnh, thành phố đã tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất (thanh tra thực hiện 254/TTG) giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân (trên 10.000 hồ sơ) từng bước xây dựng và củng cố thanh tra ngành.

Ngày 2 tháng 12 năm 1998 tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá 10 đã thông qua "Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai", Luật này có hiện lực pháp lý kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Đây là bước hoàn thiện, cản trở, ách tắc trong quản lý và sử dụng đất góp phần giải phóng năng lực sản xuất, tạo điều kiện để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w