Kiến nghị đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội (Trang 53 - 60)

- Các điều kiện sản xuất thay đổi như: đổi mới công nghệ, kỹ thuật Các số liệu thống kê và phân tích tình hình thực hiện mức kỳ báo cáo.

3. Kiến nghị đối với Nhà nước.

Để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp, bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp cần có những sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Chính sách về thị trường.

Để có được chính sách thị trường thích hợp, thúc đẩy sự phát triển để xuất khẩu của ngành dệt may trước hết cần thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường. Đó là:

Việc tạo được uy tín cho một sản phẩm trên một thị trường là cực kỳ khó khăn. Nó bao gồm từ việc xây dựng mẫu mã chất lượng, chủng loại, kiểu cách sản phẩm đến các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Đối với công ty, có được uy tín với khách hàng không những nâng cao doanh số tiêu thụ mà còn có nghĩa là đã có khả năng chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. Khi đó, bên cạnh sự phát triển của ngành dệt may và các ngành có liên quan, hiệu quả thu ngoại tệ cũng tăng nên đáng kể.

Quan hệ chính trị ảnh hưởng tới quan hệ thương mại. Quan hệ thương mại chỉ là một bộ phận trong quan hệ kinh tế đối ngoại nhưng lại là một bộ phận thu ngoại tệ trực tiếp cho đất nước. Sự tham gia phân công lao động quốc tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực thông qua ngoại thương đã đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân và thu ngoaị tệ đáp ứng nhu cầu vốn ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sự phát triển của ngoại thương không thoát khỏi ảnh hưởng của quan hệ chính trị. Quan hệ chính trị tốt tạo đà cho việc hợp tác, tương trợ về đầu tư, chuyển giao công nghệ, là tiền đề để ký kết các hiệp định về thương mại, về thông tin, về cấp phát hạn ngạch; là cơ sở pháp lý đảm bảo cho doanh nghiệp hai bên tiến hành làm ăn với nhau, tạo tiền đề thuận lợi trong thanh toán, giải quyết tranh chấp...

Từ sự phân tích về những yếu tố ảnh hưởng trên, để nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam, Nhà nước cần có các chính sách về thị trường như:

Quan hệ tốt với các thị trường lớn như EU, Bắc Mỹ, tạo dựng được khuôn khổ pháp lý tốt đối với các thị trường này để sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng được hưởng các ưu đãi đặc biệt như hạn ngạch, tối huệ quốc... và có điều kiện để xuất khẩu với khối lượng lớn.

Tạo điều kiện cho ngành dệt may tham gia vào các hoạt động quốc tế, các diễn đàn chuyên ngành của khu vực để có điều kiện tham gia vào sự phân công lao động quốc tế.

Thực hiện nghiêm túc công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp để các sản phẩm dệt may có chất lượng cao mang nhãn hiệu " made in Viet Nam" giữ được uy tín trên thị trường.

Có quy chế phù hợp (bao gồm trách nhiệm và quyền lợi) về hoạt động của các nhân viên thương vụ của các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin, giúp ngành dệt may mở rộng thị trường.

Chính sách tài chính

Để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, các chính sách tài chính cần có là: Nhà nước đảm bảo cấp vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước theo đúng luật định.

Cho phép ngành dệt may được sử dụng một phần quỹ bảo hiểm rủi ro của Nhà nước ở những công trình trọng điểm

Kéo dài thời gian miễn thuế thu nhập cho các công trình đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng tạo tiền đề cho việc trả lãi vay.

Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu.

Nguyên liệu dành cho ngành công nghiệp dệt may được chia thành 2 loại: một loại có nguồn gốc từ thiên nhiên như bông, đay, tơ tằm...; một loại có nguồn gốc từ các quá trình hoá học như sợi tổng hợp, nhân tạo. Trên thế giới, nhiều nước đã biết phát huy lợi thế về từng chủng loại nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp dệt may của mình như Nhật, Trung quốc...là những nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ số nguyên liệu thiên nhiên nhưng nhờ tự túc dược nguồn nguyên liệu hoá học nên công nghiệp dệt may cũng hết sức phát triển..Do vậy, có thể thấy rằng có được nguồn nguyên liệu chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để phát triển ngành dệt may. Việt

Nam thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển nguồn nguyên liệu thiên nhiên nhưng để phát triển ổn định và bền vững cần có những điều kiện sau:

Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu các loại sơ thiên nhiên cho ngành dệt may bao gồm vùng trồng bông, vùng trồng dâu nuôi tằm, vùng trồng đay...Từ đó, có các chính sách hợp lý trong việc bảo đảm cung cấp lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho nông dân các vùng này, đồng thời có cơ chế thích hợp trong việc khai thác, bảo toàn và phát triển vùng nguyên liệu lâu dài.

Cho phép trích tỷ lệ % trong doanh thu để lấy nguồn bù đắp cho quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu.

Giảm hoặc miễn thuế GTGT đối với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trong nước ( bông, đay, tơ tằm) để ngành dệt may dùng số tiền đó đầu tư cho các hộ cung cấp nguyên liệu.

Đẩy nhanh qua trình xây dựng các khu công nghiệp hoá dầu, làm tiền đề cho việc sản xuất các loại sơ sợi tổng hợp, góp phần tạo thế chủ động về nguyên liệu cho ngành.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam chưa thành lập được quỹ bảo hiểm xuất khẩu cũng như quỹ hỗ trợ xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia hoạt động này, nhất là trong điều kiện thị trường thế giới đầy biến động. Các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít vẫn không giám mạo hiểm bán hàng theo phương thức bán trả chậm, trả góp...mặc dù đủ điều kiện ký kết hợp đồng xuất khẩu. Vẫn chưa có hiệp hội ngành may mặc xuất khẩu để hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ về giá cả...Tuy nhiên, đã có quỹ thưởng xuất khẩu. Vừa qua, bộ thương mại đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu nhằm khen thưởng, động viên và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thành tích xuất sắc và đạt hiêụ quả cao

trong hoạt động xuất khẩu. Để hỗ trợ tích cực hơn nữa trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, Nhà nước cần sớm thực hiện các giải pháp sau:

Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ xuất khẩu chung cho cả nước và cho phép công ty doanh nghiệp Hà Nội thành lập quỹ hỗ trợ khi giá cả thị trường thế giới có nhiều biến động, gặp nhiều rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, trong quá trình vận chuyển hàng xuất khẩu.

Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu như: hỗ trợ vốn, cho vay vốn với lãi xuất thấp đối với các doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất hoặc thực hiện hợp đồng khi đã có thị trường và đối tác để xuất khẩu hoặc doanh nghiệp mở rộng hoặc tham gia vào thị trường mới...

Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các vệ tinh cung ứng dịch vụ, nguyên phụ liệu cho hàng dệt may xuất khẩu: chính sách cho vay vốn, trợ giúp về mặt KHKT đối với nông dân vùng nguyên liệu, với các hộ gia đình sản xuất phụ liệu...

Đổi mới hoàn thiện chính sách thuế và hạn ngạch

Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Do đó, vấn đề đặt ra là phải bổ sung và sửa đổi một số luật thuế:

Thuế xuất khẩu

Cũng như các ngành xuất khẩu khác, ngành dệt may xuất khẩu cũng phải chịu thuế xuất khẩu. Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu chịu thuế xuất khẩu là 0%. Như vậy trên thực tế, hàng dệt may xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu. Tuy có lợi thế là nguyên vật liệu nhập khẩu sau khi xuất khẩu được sản phẩm sẽ được hoàn thuế nhập khẩu nhưng thuế xuất nhập khẩu quá cao, thời gian hoàn thuế lâu làm cho giá thành sản xuất cao lên, dẫn tới không có lợi thế cạnh tranh về giá. Đối với các doanh nghiệp thì đây là một khó khăn

lớn vì hầu hết nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may đều phải nhập khẩu. Thuế xuất của nhiều loại nguyên liệu nhập khẩu lên đến 40-60%, chỉ có một số ít nguyên liệu chính là có thuế suất thấp hoặc được miễn thuế.

Đối với ngành dệt may, quy định thời hạn tạm miễn thuế nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu là 9 tháng cho hàng gia công may mặc là tương đối dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, việc hoàn thuế nhập, tái xuất và thuế nhập khẩu nguyên liệu lại quá chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục rườm rà, cơ quan thu thuế và cơ quan hoàn thuế không phối hợp với nhau gây thiệt hại và mất thời gian cho doanh nghiệp. Để khắc phục những vướng mắc và toạ điều kiện cho ngành dệt may phát triển hoạt động xuất khẩu, về thuế xuất nhập khẩu có một số kiến nghị sau:

- Áp dụng thuế suất 0% đối với các nguyên liệu chính và phụ kiện. - Phải hoàn thuế cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng nguyên phụ kiện đầu vào

- Đối với vải nhập khẩu thì thuế suất 40-60% là rất cao. Chính phủ nên xem xét vấn đề này

- Việc hoàn thuế tái xuất cần tiến hành nhanh hơn.

KẾT LUẬN

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thử thách song lãnh đạo công ty đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trọng tâm là đổi mới và hoàn thiện tổ chức qu¶n trÞ của công ty. Một chế độ kinh doanh đúng đắn sẽ là động lực rất lớn trong việc tận dụng thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết nói trên, công ty không chỉ quan tâm đến đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến công tác qu¶n trÞ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cùng với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Huyền và sự chỉ bảo của các chú, các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w