Đối tượng để tính giá thành là của Công ty trung với đối tượng hạch toán, đó là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Tùy vào tính chất của từng công trình và thời gian hoàn thành mà đối tượng để tính giá thành có thể là công trình hoặc hạng mục công trình bàn giao
Đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục riêng biệt nên công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này chi phí phát sinh của công trình nào được tập hợp vào chi phí sản xuất - kinh doanh của công trình đó.
Để đảm bảo phù hợp với kỳ báo cáo và điều kiện kinh doanh của Công ty, kỳ tính giá thành của Công ty là hàng quý.
Dựa vào số liệu thực tế phát sinh và số liệu trên sổ chi tiết TK 154, sổ cái TK 154 kế toán Công ty tiến hành tính giá thành công trình xây lắp hoàn thành.
2.2.2. Quy trình tính giá thành
Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kế toán dựa trên số liệu của sổ chi tiết các tài khoản chi phí của công trình và tiến hành tập hợp, kết chuyển hết toàn bộ chi phí phát sinh được kết chuyển và tập hợp vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Đối với Công ty Liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh thường không có chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Do đó, có công thức tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty như sau:
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu
kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ
Kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành qua bảng tính giá thành (biểu 2.23. Bảng tính giá thành công trình khách sạn MT )
Cuối kỳ, sau khi công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK 632 - Giá vốn hàng bán để phục vụ cho công tác xác định kết quả kinh doanh của công ty.
Biểu 2.23 Bảng tính giá thành công trình khách sạn Mường Thanh Chỉ tiêu CPSXKDD đầu kỳ CPSXKD phát sinh trong kỳ CPSXKDDD cuối kỳ Giá thành công trình 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6.553.952.025 465.546.88 0 0 7.019.498.905
2. Chi phí nhân công
trực tiếp 672.458.000 153.297.500 0 825.755.500
3. Chi phí sử dụng
máy thi công 128.837.390 79.507.175 0 208.344.565
4. Chi phí sản xuất chung 349.571.951 90.783.879 0 440.355.830 Tổng 7.704.819.36 6 789.135.43 4 0 8.493.954.800 Nguời lập Biểu
CHƯƠNG 3:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH XÂY DỰNG
HÀ NỘI – BẮC KINH
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện
3.1.1- Ưu điểm
Với công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty Liên doanh Hà Nội - Bắc Kinh đã xây dựng được một hệ thống quản lý chi phí chặt chẽ và có hiệu quả. Mọi chi phí sử dụng đều được tính toán và phê duyệt cẩn thận, Việc phân cấp quản lý chi phí theo từng bộ phận giúp tạo ra tinh thần trách nhiệm của mỗi bộ phận đối với phần công việc mình được giao.
Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh Hà Nội - Bắc Kinh:
Việc theo dõi thi công, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, nhân công từng công trình ngoài kế toán đội, tại Công ty kế toán trung tâm cũng mở sổ chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc mở sổ chi tiết của kế toán trung tâm một mặt giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu được chặt chẽ, mặt khác có thể đưa ra những ý kiến đóng góp cho đội thi công nhằm mang lại hiệu quả cao cho Công ty.
Công ty xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình; kỳ kế toán là hàng quý là phù hợp với đặc điểm sản xuất - kinh doanh của Công ty có nhiều công trình xây dựng nằm rải rác nhiều nơi, đây cũng là đặc điểm chung của ngành xây dựng. Nhìn chung, công tác hạch toán và phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành của Công ty là phù hợp với đặc điểm của Công tyvà tuân theo đúng chế độ kế toán hiện hành
Chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên việc quản lý và sử dụng NVL sao cho đúng mục đích và hiệu quả là một vấn đề vô cùng quan trọng
NVL của Công ty mua ngoài chủ yếu mua gần địa bàn thi công đã giảm được đáng kể chi phí vận chuyển. Hơn nữa, với mỗi công trình, đội trưởng đội thi công đều xác định rõ nhu cầu NVL của từng công trình, hạng mục công trình để lên kế hoạch mua NVL, tránh mua về tồn kho, hay mua thiếu không đủ NVL để thi công làm chậm tiến độ thi công công trình. NVL mua về được xuất dùng luôn để thi công. Điều này làm giảm đáng kể chi phí lưu kho, lưu bãi.
Việc hạch toán chi phí NVLTT được thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. TK 621 - Chi phí NVLTT được chi tiết thành các tiểu khoản nhỏ theo từng công trình thi công là phù hợp với mục đích quản lý và đối tượng hạch toán kế toán của Công ty là các công trình, hạng mục công trình.
- Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp cũng là khoản mục chi phi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí xây dựng của một công trình. Do đó, việc tính lương và trả lương cho công nhân sản xuất rất quan trọng.
Quá trình lao động của công nhân được Công ty theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, kế toán công trình ghi rõ số công, bậc lương của từng công nhân giúp kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương và tính lương thuận tiện.
Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện theo đúng chế độ kế toan hiện hành. TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình thuận tiện cho công tác quản lý chi phí và công tác tính giá thành của công trình xây lắp.
Với lao động ký hợp đồng dài hạn tại Công ty, Công ty đã tính lương và trích các khoản theo lương theo đúng quy định và chế dộ hiện hành.
Với các công trình xây dựng ở xa, Công ty tận dụng nguồn lao động địa phương với giá nhân công rẻ đã tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Đồng thời việc sử dụng hình thức khoán sản phẩm đã nâng cao được hiệu quả lao động.
- Về công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Các khoản mục liên quan đến máy thi công được hạch toán thành một khoản mục riêng thông qua bảng tổng hợp chi phí máy thi công. Cuối mỗi kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy để giúp người quản lý dễ dàng trong phân tích hiệu quả thuê máy, và giúp kế toán trung tâm hạch toán dễ dàng. Với các công trình ở xa trụ sở Công ty, Công ty tiến hành thuê máy thi công. Việc thuê máy thi công đối với công trình ở xa đã giảm được đáng kể chi phí sử so với việc vận chuyển máy thi công từ Công ty tới công trình. Với công trình gần trụ sở Công ty thì Công ty sử dụng máy móc sẵn có của Công ty và vận chuyển tới công trình cần thi công.
Lương của công nhân điều khiển máy thi công được tính theo ca rất phù hợp và đảm bảo được công bằng và lợi ích của công nhân.
Việc hạch toán chi phí máy thi công được hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Tài khoản 623 - Chi phí máy thi công được chi tiết theo từng khoản mục chi phí và phát sinh, mỗi khoản mục này lại được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giúp kế toán thuận tiện trong công tác hạch toán các khoản chi phí của từng công trình.
- Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết theo từng công trình. Chi phí phát sinh ở công trình nào được hạch toán vào chi phí của công trình đó, đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo có chứng từ hợp pháp để kế toán hạch toán.
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, được chi tiết theo từng khoản mục chi phi phát sinh. Mỗi khoản mục này lại được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giúp kế toán dễ dàng trong công tác tổng hợp số liệu, tính toán chi phí và giá thành cho mỗi công trình.
- Về hệ thống sổ sách chứng từ:
Hệ thống sổ sách và chứng từ của Công ty khá đầy đủ, bao gồm sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung bao quát toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng công trình. Các tài khoản được chi tiết và ghi sổ riêng đối với mỗi công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trong công tác theo dõi chi phí, đối chiếu kiểm tra của từng công trình.
3.1.2- Những tồn tại chủ yếu
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Liên doanh Hà Nội - Bắc Kinh còn tồn tại những nhược điểm sau:
Tồn tại 1: Về công tác kế toán chi phí NVLTT:
Hiện tại, công ty không sử dụng “Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ”. Điều này có thể dẫn tới tình trạng mua vật tư, công cụ, dụng cụ kém chất lượng hoặc tráo đổi vật tư trong quá trình sản xuất, thi công, làm ảnh hưởng tới chất lương công trình đang thi công, ảnh hưởng tới uy tín của Công ty trên thị trường.
Chi phí NVLTT là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công trình xây dựng. Do đó, vấn đề tiết kiệm chi phí là vấn đề được các Công ty quan tâm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty không theo dõi phế liệu thu hồi để giảm chi phí NVLTT, giảm giá thành công trình xây dựng.
Đối với NVL mua về dùng cho mục đích thi công, khi mua về kế toán viết phiếu nhập kho rồi viết luôn phiếu xuất kho. Việc này gây cồng kềnh trong công tác kế toán và lưu giữ chứng từ kế toán, gây khó khăn trong vấn đề quản lý NVL.
Tồn tại 2 Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, công ty tính lương theo thời gian. Cách tính lương này dễ dẫn tới tình trạng công nhân làm việc theo kiểu “ hết ngày đầy công”, gây ra tính ỷ lại, không khuyến khích được công nhân tăng năng suất lao động.
Đối với công nhân viên kỳ hợp đồng dài hạn, Công ty không trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm để trợ cấp công nhân viên đối với các công việc có tính mùa vụ
Tồn tại 3: Về công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công:
Hiện nay, máy thi công của các công trình là do các đội quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, việc trích và tính khấu hao máy thi công lại do kế toán trung tâm thực hiện. Kế toán trung tâm là người không thể theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng máy thi công. Điều này đã làm giảm tính chính xác, tình phù hợp của việc tính khấu hao máy thi công.
Tại trung tâm, kế toán tiến hành trích chi phí máy thi công theo phương pháp đường thẳng. Việc tính khấu hao theo phương pháp này tuy đơn giản nhưng không phù hợp với điều kiện máy thi công được sử dụng theo ca.
Về tài khoản kế toán, hiện tại Công ty đã chi tiết TK 623 - Chi phí máy thi công thành nhiều tiểu khoản khác nhau nhưng không có tài khoản riêng để tập hợp chi phí máy thi công của từng công trình, gây ra khó khăn trong quản lý chi phí
3.1.3- Phương hướng hoàn thiện
Xuất phát từ những hạn chế trong công tác kế toán và yêu cầu của thực tế, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cần được hoàn thiện theo những hướng sau:
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở Công ty trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
- Phải phù hợp với chế độ và quy định kế toán hiện hành. - Phải phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2. Giải pháp và điều kiện hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Liên doanh xây dựng Hà Nội – Bắc Kinh:
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Để khắc phục nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty cần có những giải pháp riêng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể:
Kiến nghị 1: Hoàn thiện kế toán chi phí NVLTT:
Để đảm bảo chất lượng NVL, Công ty nên thành lập bản kiểm nghiệm vật tư để kiệm nghiệm chất lương của NVL khi đưa vào thi công nhằm nâng cao chất lượng của công trình, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Sau khi kiểm nghiệm, ban kiểm nghiệm vật tư cần lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ” nhằm là cơ sở để đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết.
Hầu hết nguyên vật liệu của Công ty khi mua về đều xuất luôn để thi công công trình. Do đó, kế toán có thể lập “ phiếu nhập xuất thẳng” chỉ ghi một lần khi mua về và xuất luôn đi cho các công trình, thay cho công việc phải ghi “phiếu nhập kho” ngay sau đó lại ghi luôn “phiếu xuất kho”. Việc chỉ lập
sinh nhưng giảm được một phần khối lượng công việc của kế toán công trường, đồng thời công tác lưu trữ chứng từ cũng dễ dàng, thuận tiện hơn.
Đối với phế liệu thu hồi,công ty cần theo dõi tình hình phế liệu thu hồi tại các công trình thi công thông qua việc thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng NVL tại các đội thi công. Đối với NVL mà cuối kỳ chưa sử dụng hết, vào cuối kỳ Công ty nên yêu cầu các đội thi công lập bảng kê NVL chưa sử dụng nhằm đảm bảo cho công tác đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ được chính xác.
Kiến nghị 2: Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Để khuyến khích công nhân viên của công ty tăng năng suất lao động, công ty nên áp dụng hình thức lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành.
Đối với công nhân thuê ngoài, công ty nên chú trọng tới công tác đảm bảo quyền lợi cho lực lượng lao động thuê ngoài. Công ty có thể tự trích lương, BHXH, BHYT cho công nhân thuê ngoài để có thể trợ giúp người lao động khi ốm đau, tai nạn. Đối với công nhân viên của công ty, công ty nên trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm nhằm hỗ trợ công nhân viên trong điều kiện không thể tiến hành thi công công trình như vào thời điểm mùa mưa...
Kiến nghị 3: Hoàn thiện kế toán chi phí máy thi công:
Việc trích khấu hao máy thi công nên được thực hiện theo số ca máy hoạt động ở mỗi công trình để đảm bảo tính phù hợp của chi phí khấu hao máy thi công. Việc tính khấu hao máy thi công cho mỗi công trình có thể thực hiện