- Hệ thống xếp hạng tín dụng được tính toán trên phần mềm Exel đơn giản và dễ áp dụng. Các chỉ tiêu đánh giá khách hàng dễ thu thập số liệu và tính toán cho ra kết quả nhanh chóng.
- Việc đánh giá khách hàng là tương đối toàn diện bao gồm: năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng, môi trường ngành… từ đó có thể đánh giá được khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng.
2.5.2. Mặt hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng
• Đối với khách hàng doanh nghiệp, phương pháp sử dụng các chỉ tiêu chưa đầy đủ và toàn diện:
- Đối với tiêu chí để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp, số lao động đưa ra chưa thực tế. Vì thực tế cho thấy khả năng có số lao động từ 1000 người trở lên ở các ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương chi nhánh Nghệ An nói riêng là không thể đạt được.
- Đối với danh mục ngành nghề kinh doanh chỉ phân làm 4 ngành chính chưa thực sự rõ ràng trong việc phân loại. Các đặc thù riêng của ngành chưa được tính đến rõ ràng.
- Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu lấy từ báo cáo hàng năm để phân tích trong khi trong năm đó doanh nghiệp có rất nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Chính vì thế quá trình 6 tháng 1 lần thực hiện đánh giá lại hạng mức khách hàng là thừa vì vẫn sử dụng báo cáo của năm trước để phân tích.
- Các chỉ tiêu phi tài chính khó quan sát và đánh giá phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan.
•Các thông tin thu thập được đôi khi không đầy đủ hoặc không thực sự chính xác. Nhất là các chỉ tiêu phi tài chính.
- Việc chia thang điểm trong chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ là chưa thật sự chính xác và hợp lý.
- Chỉ tiêu năng lực và kinh nghiệm quản lý đánh giá cao cho nhưng người hoạt động lâu năm là chưa hoàn toàn đúng . Thực tế vẫn cho thấy dù ít năm kinh nghiệm nhưng năng lực và kinh nghiệm quản lý của nhiều trường hợp vẫn có kết quả cao .
•Không có sự thay đổi linh hoạt các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đánh giá và trọng số tương ứng cần được thay đổi linh hoạt phù hợp với mỗi thời kì khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho mô hình.