Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Trang 32 - 33)

II. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DNVVN

b. Chính sách tín dụng

Hoạt động hỗ trợ tín dụng của nhà nước đối với các DNVVN được quy định cụ thể tại Nghị định 43/1999/ND-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, đây chính là một bước tiến quan trọng trong việc thống nhất cơ chế, thể lệ tín dụng và đầu mối cho vay đầu tư phát triển Nhà nước, theo Nghị định này, tín dụng đầu tư phát triển cho DNVVN của nhà nước được thực hiện thông qua Qũy hỗ trợ phát triển( được Chính phủ thành lập theo Nghị định 50/1999/ND-CP ngày 8/7/1999) dưới ba hình thức đầu tư hỗ trợ DNVVN là :

Cho vay đầu tư : Đối tượng được vay là các dự án phát triển có khả năng thu hồi vốn trực tiếp bao gồm những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn theo danh mục ban hành kèm theo, các dự án nuôi trồng thủy sản, dự án về xã hội hoá y tế, giáo dục, văn hoá, các dự án có sử dụng vốn ODA.Thời hạn vay tối đa là 10 năm

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư : Là hình thức Nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đối tượng được hỗ trợ là các dự án được hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Bảo lãnh tín dụng đầu tư : Là cam kết của quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Quỹ hỗ trợ sẽ có trách nhiệm khi bên đi vay không trả được nợ. Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không được hỗ trợ lãi

suất sau đầu tư, không được vay hoặc mới chỉ được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Tiếp cận của DNVVN với tín dụng cũng được cải thiện hơn thông qua việc tự do hoá lãi suất trong năm 2001. Vao tháng 6/2001, trần lãi suất cho vay đã được xoá bỏ và được phép vay trên mức lãi suất cơ bản áp dụng đã cải thiện việc tiếp cận tín dụng của các DNVVN.

Dưới 3 hình thức đó, nhiều các DNVVN đã tận dụng có hiệu quả và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Tuy nhiên một thực tế là dẫu rằng các DNVVN được quyền vay vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình nhưng trên thực tế thì các DNVVN ngoài quốc doanh có rất ít cơ hội để tiếp cận với những nguồn vốn tín dụng cho giai đoạn đầu mới thành lập vì theo các điều kiện, các thể lệ tín dụng thì họ phải có những tài sản cầm cố hoặc thế chấp cho những khoản vay này. Các DNVVN vẫn gặp những khó khăn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục định giá tài sản cầm cố, thế chấp. Trong khi đó những doanh nghiệp quốc doanh không hề phải ký quỹ cho những khoản vay tín dụng tương tự. Những thể lệ tín dụng này tạo sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Hơn nữa, khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng còn hạn chế, hoạt động tín dụng của họ rất khó mở rộng trong khi các khoản nợ xấu đang ngày càng tăng lên.

DNVVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài trong khi mà thị trường chứng khoán ở Việt nam còn chưa hoạt động. Các nguồn vốn hỗ trợ như khoản hỗ trợ từ Dự án hỗ trợ tài chính cho các DNVVN của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản(JBIC), Dự án hỗ trợ DNVVN do phía Italy, Dự án UNDP rõ ràng là có hiệu quả nhưng chưa có nhiều. Khả năng huy động vốn trong nước còn hạn chế, các khoản tín dụng trung và dài hạn dường như nằm ngoài tầm với của các DNVVN ngoài quốc doanh, các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn cũng không hoàn toàn thuận lợi. Chính vì lí do đó mà nguồn vốn của các DNVVN chủ yếu lại đến từ các nguồn tín dụng không chính thức.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w