2.1. Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường
Tình hình xuất khẩu lâm sản của công ty trong thời gian qua không ổn định, kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng giảm thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa năng động trong hoạt động tìm kiếm thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Thị trường gỗ, quê, hồi phong phú nhưng công ty chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ càng và cụ thể. Hiện tại công ty chỉ mới dừng lại ở mức độ chờ các đơn đặt hàng từ phía khác hàng nước ngoài rồi mới đi tìm nguồn hàng trong nước. Do đó, Naforimex kinh doanh một cách bị động, chi phí tìm kiếm khách hàng lớn. Để có thể năng động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty trước hết phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường. Dựa vào các kết quả từ hoạt động nghiên cứu thị trường đem lại, công ty có thể xác định được đâu là thị trường tiềm năng, đâu là thị trường hiện tại.
Nghiên cứu thị trường sử dụng hai phương pháp là phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường. Đối với khả năng tài chính của công ty hiện nay, nghiên cứu tại hiện trường chỉ có thể thực hiện với thị trường trong nước.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn sử dụng dữ liệu thứ cấp, trong đó có nguồn dữ liệu khổng lồ từ internet. Từ các trang web của các doanh nghiệp kinh doanh hàng lâm sản, công ty có thể tìm cho mình những bạn hàng cho nhu cầu về mặt hàng này. Bằng các cách tiếp cận phù hợp như gửi đơn chào hàng, gửi hàng báo giá… công ty có thể đặt vấn đề kinh doanh, trao đổi, đàm phán, thương lượng và có thể thu được mối quan hệ tốt đẹp hơn. Có thể không ký được hợp đồng ngay nhưng đây là cơ sở cho việc tạo quan hệ sau này.
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường sử dụng dữ liêu sơ cấp, dữ liệu phải qua tìm hiểu thức tế mới có đươc,Phương pháp này thích hợp với thị trường trong nước. Công ty có thể cử nhân viên có kinh nghiệm, có hiểu biết về mặt hàng lâm sản đi đến các khu vực khác nhau để tìm hiểu chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng của từng đại lý. Dựa vào các thông tin thu thập được, công ty có thể tiến hành phân tích số liệu, đưa ra các phương án khác nhau, so sánh về giá cả, chất lượng sản phẩm, chi phí thu mua để chọn ra phương án tốt nhất.
2.2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định
Từ trước đến nay công ty chưa thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định với các bạn hàng trong nước. Do nguồn hàng lâm sản xuất khẩu không ổn định nên công ty gặp nhiều khó khăn khi mua hàng phục vụ cho các đơn đặt hàng của đối tác. Quế và hồi được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống lẫn trong công nghiệp do đó nhu cầu về quế, hồi của các công ty nước ngoài cũng là thường xuyên. Vì vậy để đảm bảo hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, chất lượng quế, hồi ổn định đáp ứng tốt nhu cầu của khác hàng, công ty cần có kế hoạch duy trì nguồn hàng trong nước, ký kết làm ăn lâu dài với những người cung cấp lâm sản.
Việc tạo lập quan hệ tốt đẹp, bền vững với nhà cung cấp không chỉ giúp nguồn hàng của công ty được đảm bào mà chi phí tìm kiếm và tạo nguồn hàng cũng giảm đáng kể. Hơn nữa, các cơ hội kinh doanh với bạn hàng nước ngoài không bị bỏ lỡ do công ty lúc nào cũng sẵn có những chủng loại hàng phục vụ
ngay cho xuất khẩu. Để có nguồn hàng ổn định công ty có thể áp dụng những cách sau:
- Cấp tín dụng cho người trồng trọt: Thời gian trồng quế rừng thấp không dài, khoảng từ 3-5 năm là có thể thu hoạch vỏ lần đầu tiên, sau mỗi 3 năm lại tái thu hoạch; còn trồng quế rừng cao thì dài hơn, khoảng 15-20 năm mới cho thu hoạch lần môt. Cây quế là cây lâu năm, cho khai thác từ 70-80 năm. Nhưng hiện nay tình trạng các yếu tố đầu vào như phan bón tăng giá, giá quế và hồi sau khi thu hoạch lại thất thường nên một số hộ trồng quế đã bỏ quế trồng loại cây khác. Muốn người nông dân tiếp tục duy trì cây quế và hồi đồng thời tạo ra nguồn cung cấp hàng ổn định, công ty có thể cấp tín dụng cho người trộng trọt, cử kĩ sư nông nghiệp đến giúp đỡ nông dân về kĩ thuật trồng và cách thu hoạch. Đồng thời công ty cần ký hợp đồng trực tiếp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người trồng kèm theo những qui định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm để không gây thiệt hại cho công ty.
- Tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu: Ngay bây giờ công ty có thể đặt mua hàng trực tiếp từ các đại lý chuyên thu mua quế, hồi, Cách này có giá mua cao hơn nhưng đảm bảo về chất lượng, số lượng hàng pục vụ xuất khẩu. Nhưng đây không phải giả pháp lâu dài vì công ty không chủ động được nguồn hàng và có thể bị ép giá. Nhưng nếu công ty ký hợp đồng lâu dài với người cung ứng quế hồi thì sẽ khắc phụ được nhược điêm trên. Bởi lẽ khi ký hợp đông cụ thể với người cung ứng thì họ sẽ phải đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng cho công ty. Nếu quan hệ tốt với nhà cung ứng, công ty có thể lấy hàng trước và trả tiền chậm.
2.3. Giảm rủi ro khi xuất khẩu
Hiện nay, công ty xuất khẩu chủ yếu bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp còn xuất khẩu ủy thác chỉ chiếm một phần nhỏ. Việc xuất khẩu trực tiếp đem lại sự chủ động cho công ty nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các hinh thức xuất khẩu khác. Do vậy công ty cần có biện pháp giảm rủi ro khi tiến hành xuất khẩu:
- Giảm rủi ro khi chọn khác hàng xuất khẩu: Chủ yếu công ty thông qua các đơn đặt hàng của người nhập khẩu hay tự chào hàng tới các công ty nước ngoài để bán được hàng nhưng không phải khách hàng nào khi đưa ra đề nghị cũng thực sự muốn mua hàng của công ty. Khi đưa ra đề nghị mua hàng, họ yêu cầu công ty gửi hàng mẫu tới cho họ xem xét. Lúc nhận được hàng mẫu, họ sử dụng nó và trả lời lại công ty rằng hàng không đủ tiêu chuẩn và từ chối ký hợp đồng. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần kiểm tra kỹ lí lịch của nhà nhập khẩu trước khi gửi mẫu cho họ. Việc kiểm tra có thể qua internet hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền.
- Ngoài ra khi không gặp phải khác hàng lừa đảo, công ty có thể vẫn không thu được tiền hàng do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu. Do đó công ty cần xem xét kỹ khi thương lượng, đàm phán các điều khoản của hợp đồng.
2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Trong thời buổi cạnh tranh gay găt như hiện nay không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả với doanh nghiệp nước ngoài, công ty cần có sự linh hoạt trong kinh doanh để cạnh tranh và xuất khẩu được. Nâng cao khả năng cạnh tranh thể hiện ở:
- Cơ cấu mặt hàng: Quế có nhiều loại chia theo hình thức bề ngoài của sản phẩm như quế ống, quế thanh, quế chi, quế bột,… Những loại này đều là quế sấy khô đã được cắt ra cho phù hợp với mục đích sử dụng của người mua. Giá của từng lại mặt hàng này cũng rât khác nhau để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nhiều khác hàng khác nhau.
- Chất lượng sản phẩm: để đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt thì công ty cần quan tâm tới chất lượng sản phẩm để tạo uy tín với khác hàng, giữ được quan hệ lâu dài với họ. Chất lượng này được đảm bảo từ nguồn hang mua về, việc bao gói, sơ chế, bảo quản trong quá trình vận chuyển. Chất lượng đầu vào có thể đảm bảo bởi công ty thu mua hàng từ những nhà cung ứng uy tín. Chỉ có phần sơ chế, đóng gói phải chú ý thực hiên đúng yêu cầu của khách hàng. Sau
khi đã đóng gói thì phẩn bảo quản hàng để chất lượng không thay đổi cũng rất quan trọng. Quế, hồi sấy khô là những mặt hàng dễ ẩm mốc, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Giảm chi phí: Việc cắt giảm chi phí giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty. Các chi phí có thể cắt giảm và tiết kiệm được bao gồm:
+ Chi phí tìm kiếm bạn hàng và giao dịch kinh doanh: Dây là các khoản chi phí khó xác định một cách rõ ràng nhưng cũng là một khoản chi phí đáng kể. Đối với các khách hàng thường xuyên, khách hàng truyền thống có thể giảm chi phí này rất nhiêuf. Còn đối với khác hàng mới thì chi phí này sẽ tăng cao do đó cần tìm kiếm vào duy trì mối quan hệ tốt đẹ, lâu dài với các bạn hàng lâu năm.
+ Chi phí tạo nguồn hàng và mua hàng: Các khâu trung gian trong quá trình mua hàng làm gia tăng chi phí, để giảm chi phí này công ty cần mua hàng từ những nguồn hàng gần người trực tiếp trồng và chế biến lâm sản.
+ Chi phí sơ chế và chế biến: Hiện nay, công ty chưa có cơ sở chế biến để thực hiện những công đoạn này mà đang đi thuê ở bên ngoài. Điều này làm gia tăng chi phí của sản phẩm. Trong tương lai, khi hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, công ty nên có một xưởng chế biến để tự tiến hành các công đoạn chế biến, đóng gói, kẻ ký mã hiệu để đảm bảo chất lượng, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động.
2.5. Nâng cao trình độ nhân viên xuất nhập khẩu
Để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên, công ty Naforimex cần tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng như tổ chức các khóa học ngoại ngữ và vi tính bắt buộc, định kỳ cho các nhân viên xuất nhập khẩu. Công ty có thể trực tiếp mời các giáo viên là người của Bộ Thương mại về dạy hoặc cử người đi học các lớp đào tạo thường xuyên được mở ngắn ngày ở các trung tâm uy tín. Đồng thời công ty cần giúp nhân viên nâng cao trách nhiệm và ý thức lao động, có chế độ thưởng phạt xứng đáng với công sức hay hậu quả họ tạo ra. Công ty
nhân viên tự vươn lên, thi đua lẫn nhau trong công việc. Việc phấn đấu của họ chỉ phát huy hiệu quả thực sự khi công ty có những đãi ngộ hợp lý về cả vật chất và tinh thần cho người lao động.