2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty còn một số hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng tương đương với mức độ tăng của tài sản, các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tổng vốn là có dấu hiệu tốt, tuy nhiên xét cụ thể thì hiệu quả sử dụng VCĐ, VLĐ là không được tốt, mặc dù cũng đã có xu hướng được cải thiện.
Thứ hai, khả năng thanh toán của công ty chưa tốt. So với các công ty cùng ngành khả năng thanh toán của công ty còn kém hơn khá nhiều, điều này dễ dẫn tới mất uy tín với đối tác, giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Thứ ba, các khoản chi phí của công ty tương đối lớn, đặc biệt là chi phí lãi vay. Hàng năm công ty phải trả một lượng lãi vay rất lớn điều này đã làm giảm đáng kể lợi nhuận thực sự mà công ty được nhận.
Thứ tư, tồn đọng nợ vay và các khoản phải thu lớn. Các khoản phải thu của công ty khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, lớn nhất là các khoản phải thu của khách hàng, điều này đã dẫn tới ứ đọng vốn lưu động, do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ năm, tỷ lệ hàng tồn kho của công ty rất lớn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, đặc biệt là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động và hiệu quả sử dụng vốn, dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ làm cho công ty trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, giảm sự luân chuyển vốn lưu động.
2.5.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế còn tồn tại của công ty trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn xuất phát từ một số các nguyên nhân chính dưới đây:
Thứ nhất, cơ cấu vốn trong hoạt động của công ty chưa hợp lý.
Nhìn vào phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể thấy rằng: Vốn đi vay của công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 vốn vay ngắn hạn chiếm 43,25% trong tổng nợ ngắn hạn, tương ứng với năm 2007 là 42,72%, năm 2008 là 35,28%, năm 2009 là 25,6. Mặc dù đã có sự cải thiện rất lớn về tỷ lệ vốn vay ngắn hạn trong cơ cấu tổng nợ ngắn hạn sau 4 năm từ 2006 đến 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các dự án đầu tư thực hiện ít đi, nhu cầu về vốn vay ngắn hạn giảm, hơn nữa công ty đã dần đi vào ổn định, khả năng tự chủ tài chính tốt hơn so với những năm đầu cổ phần. Tuy vậy, chi phí trả lãi hàng năm của công ty trung bình là hơn 16 tỷ đồng đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Thêm vào đó, những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động lớn, lãi suất có xu hướng gia tăng đã làm tăng đáng kể chi phí lãi vay của công ty. Năm 2010, với xu hướng lạm phát được dự báo tiếp tục tăng cao hơn năm 2009, lãi suất cho vay tiếp tục tăng, đồng thời với đó việc chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn của chính phủ sẽ làm chi phí
lãi vay của công ty tăng mạnh, ước tính tăng khoảng 40% so với năm 2009. Điều này tiếp tục gây ra những khó khăn cho công ty trong năm tới.
Khả năng cân đối cơ cấu khoản mục trong đầu tư tài sản ngắn hạn là chưa tốt. Đặc biệt là lượng tiền mặt trong ngân quỹ của công ty khá nhỏ, tỷ lệ này không đủ để đảm bảo cho khả năng thanh toán điều này dẫn tới việc giảm uy tín của công ty với đối tác. Công ty dễ mất đi những cơ hội hưởng các ưu đãi cho các giao dịch dùng tiền mặt, khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư ngoài dự kiến kém, điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai, hệ thống quản lý và giám sát vốn của công ty còn yếu.
Hệ thống quản lý và giám sát vốn còn nhiều điểm yếu, điều này được thể hiện rất rõ trong công tác quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, quản lý và sử dụng vốn cố định.
Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hàng tồn kho này chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình xây dựng, bê tông thương phẩm…. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nhiều công trình bị ngừng trệ do giá vật liệu leo thang và khủng hoảng của ngành như nhà máy sản xuất sắt xốp và phôi thép, xây dựng trụ sở mới của công ty tại Giáp Bát… Ngoài ra, công ty chưa thực hiện tốt khâu quản lý nhu cầu nguyên vật liệu ở các công ty, xí nghiệp thành viên, xác định nhu cầu lớn hơn thực tế dẫn tới tình trạng nhập nhiều thiết bị nguyên vật liệu, điều này đã làm cho công ty không những đã tồn động nhiều vốn đầu tư vào hàng tồn kho, chịu lãi suất ngân hàng cao, bị sức ép trả nợ, tốn tiền thuê kho bãi, trông coi hàng hóa mà còn có nhiều rủi ro tiềm ần đi kèm với sự biến động giá cả trên thị trường, biến động về các chính sách.
Thực tế mặc dù TSCĐ được công ty đầu tư mua mới và đi thuê tài chính là khá lớn sau mỗi năm, nhưng việc quản lý và sử dụng TSCĐ còn chưa hiệu quả. Với đặc thù của công ty trong ngành xây dựng và lắp đặt giá trị các TSCĐ đặc biệt là máy móc thường có giá trị rất lớn trong khi đó công ty lại chưa chú trọng tới công tác dự báo nhu cầu sử dụng vì thế mà mua, thuê về mà không sử dụng tới gây ứ đọng vốn và
hao mòn vô hình dẫn tới làm giảm tài sản, tăng chi phí kinh doanh, ví dụ như việc mua một loạt các máy móc thiết bị mới đầu năm 2008 với trị giá hơn 9 tỷ đồng nhưng sử dụng rất ít. Đồng thời TSCĐ sử dụng không hiệu quả ở các công ty, đơn vị thành viên do việc giao trách nhiệm quản lý và sử dụng còn lỏng lẻo.
Các khoản phải thu của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Từ năm 2006 các khoản phải thu là 63.056 triệu đồng tới năm 2009 là 109.496 triệu đồng. Các khoản phải thu thể hiện số vốn mà công ty bị chiếm dụng, việc các khoản phải thu này chiếm một tỷ trọng lớn đã dẫn tới việc công ty thiếu vốn để thanh toán và phải vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí lãi vay và dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nguyên nhân là do công ty công tác quản lý các khoản phải thu chưa chặt chẽ. Ví dụ có một số dự án hoàn thành rồi mà không được thanh toán được ngay như công trình Cầu Vực Giang 2 đã hoàn thành từ tháng 5/2009 nhưng tới tháng 3/2010 mới được thanh toán.
Thứ ba, sự tác động xấu từ thị trường tài chính, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra của lĩnh vực mà công ty hoạt động.
Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ những vấn đề chủ quan của công ty thì tác động của sự suy giảm của nền kinh tế và của ngành xây dựng nói riêng đã có tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Trong suốt giai đoạn từ năm 2006 tới năm 2009, nền kinh tế có rất nhiều biến động, sự tăng trưởng và sụt giảm nhanh chóng của ngành xây dựng đã tác động rất mạnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự nóng lên và trầm lắng của thị trường bất động sản, tác động của lạm phát, sự leo thang của lãi suất, sự tăng giá mạnh của mặt hàng sắt thép…đã làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI
1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty cổ phần LICOGI 12 đến năm 2010 2010
Với những nỗ lực để từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh công ty đã đề ra những định hướng chủ yếu dưới đây cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới:
Công ty luôn coi chất lượng vừa là mục tiêu vừa là động lực được quán triệt thấu hiểu trở thành quyết tâm trong hành động từ lãnh đạo cao nhất đến người lao động của công ty. Tạo ra mối quan hệ bền chặt trong công việc, coi việc thỏa mãn tối đa các nhu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng ngày càng tăng là động lực cao nhất để hướng tới và đạt được, để khách hàng có những sản phẩm với chi phí hợp lý nhất, chất lượng sản phẩm cao nhất.
Tiếp tục phát huy ngành nghề truyền thống, là thế mạnh chủ lực của công ty là xây dựng và xây lắp. Tích cực tìm kiếm thăm dò thị trường, tập trung triển khai việc tìm đối tác. Mở rộng phát triển ngành nghề mới: Đầu tư xây dựng, đầu tư tài chính vào các công ty khác.
Đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, có mức tăng trưởng hợp lý, thực hiện kinh doanh có lãi. Làm tốt công tác thu hồi nợ, tăng cường hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực có thu nhằm tăng thêm lợi nhuận.
Đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức quản lý. Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo thêm cán bộ, công nhân viên có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Dưới đây là một số chỉ tiêu kế hoạch dự kiến năm 2010 của công ty LICOGI 12:
Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty LICOGI 12 năm 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Giá trị
2. Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng 52.200
3. Dự án đầu tư thực hiện 33.300
4. Giá trị các công trình, sản phẩm 361.966
Nguồn:Phòng Kinh tế- Kỹ thuật- Kế hoạch của công ty năm 2010
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty2.1. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý 2.1. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý
Để giảm bớt sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng như hiện nay, công ty nên tiếp tục đa dạng hóa các nguồn huy động vốn như tăng cường nguồn vốn góp của chủ sở hữu, tận dụng tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại, thực hiện quản lý vốn chặt chẽ… Biện pháp mang tính bền vững lâu dài là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận, tăng vốn sở hữu cho công ty.
Nhằm đảm bảo cơ cấu tiền mặt hợp lý nhất công ty cần phải tính toán lượng tiền mặt dự trữ tối ưu sao cho nó thỏa mãn được các nhu cầu chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty như trả cho người lao động, trả thuế…, dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch, dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi có sự biến động ngoài dự kiến của thị trường.
Công ty có thể áp dụng cách dưới đây đã được áp dụng thành công trong nhiều doanh nghiệp và nó khá phù hợp với công ty LICOGI 12 để quản trị tiền mặt được tốt hơn (Nguồn: Báo đầu tư chứng khoán ngày 16/7/2009): Công ty sẽ áp dụng các mô hình như Baumol, Miller Orr để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lượng tiền mặt dự trữ thường xuyên, công ty nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng những thất thoát trong hoạt động:
Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp nhất chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu luật pháp liên quan.
Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: Danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ. Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy mô của công ty. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và
quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chính xác.
Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, số quỹ với số liệu kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ sách kế toán của công ty và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu có.
Trong trường hợp công ty vì những lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát bị thiếu hoặc thừa tiền mặt thì công ty có thể áp dụng một số các biện pháp sau:
Khi thiếu tiền mặt: Công ty cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng hàng tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với nhà cung cấp, bán các tài sản thừa, không sử dụng, hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư, giãn thời gian chi trả cổ tức, sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn, sử dụng biện pháp’’ bán và thuê lại’’ tài sản cố định.
Nếu công ty thừa tiền mặt trong ngắn hạn: Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: Thực hiện thanh toán các khoản khấu chi, sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng, đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn…
Nếu công ty thừa tiền mặt trong dài hạn: Công ty có thể nghĩ tới việc đầu tư vào các dự án mới, tăng tỷ lệ cổ tức, mua lại cổ phiếu, thanh toán các khoản vay dài hạn.
2.2. Cải thiện hệ thống quản lý và giám sát vốn của công ty
Công ty cần tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn. Ban hành các văn bản liên quan tới việc hướng dẫn sử dụng, kế hoạch sử dụng, trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận đối với tài sản mà họ sử dụng. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh với công tác quản lý vốn.
Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp công ty có được cái nhìn đích thực về tình hình tài chính của công ty, từ đó phát hiện kịp thời những khuyết điểm, hạn chế để có
những biện pháp điều chỉnh, phát huy những mặt tích cực, cần tránh việc đánh giá chỉ mang tính hình thức.
2.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng dụng
Tỷ trọng các khoản phải thu của công ty trong tổng vốn là khá lớn. Trong kinh doanh việc bán chịu, cho thanh toán chậm giúp công ty giảm bớt chi phí tồn kho, thu hút thêm khách hàng…Nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí tìm nguồn tài trợ để bù đắp phần thiếu hụt trong ngân quỹ, thậm chí có thể không đòi được nợ. Thời hạn bán chịu càng dài thì khả năng đòi nợ càng giảm…Do vậy việc quản lý các khoản phải thu phải chặt chẽ, điều này sẽ giúp công ty chủ động trong việc xác định luồng tiền, xác định lượng tiền mặt dự trữ từ đó nâng cao được hiệu