Xây dựng khẩu hiệu cho công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị thương hiệu tại công ty thiết bị điện Hanaka (Trang 51 - 55)

II. Nguồn kinh

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN HANAKA

3.3. Xây dựng khẩu hiệu cho công ty.

HANAKA nên đưa ra một số phương án khác nhau sau đó:

Mỗi phương án cần có một bảng phân tích ý nghĩa riêng khách hàng trên cơ sở đó chọn ra 1 câu để điều chỉnh.

Sau khi đã chọn được câu slogan cho thương hiệu của mình HANAKA cần tiến hành quy chuẩn slogan với font chữ riêng của slogan, quy chuẩn khi đặt slogan cùng với logo, quy chuẩn khi đặt slogan không cùng logo, quy chuẩn cho màu sắc, trên các ứng dụng nền màu khi slogan hiển thị.

3.4.Xây dựng chiến lược truyền thông cho công ty .

HANAKA cần xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp công ty có cơ sở để đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông của mình. Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường. Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình đến khách hàng một cách nhanh

chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng.

Khi xây dựng chiến lược truyền thông công ty thiết bị điện HANAKA cần quan tâm tới các điều sau:

* Đối tượng mục tiêu.

Rõ ràng là công ty phải xác định rõ đối tượng khách hàng sẽ nhận các thông điệp truyền thông của mình là ai. Công ty cũng cần phân định rõ ràng giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng, bởi vì giữa hai đối tượng này công ty sẽ có thể gởi đi những thông điệp khác nhau, sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau. Với HANAKA thì khách hàng là những người công tác trong công ty điện của nhà nước, các chủ thầu xây dựng các nhà trung cư, các công ty thi công xây dựng các khu công nghiệp nên khi lựa chọn phương tiện truyền thông hay thông điệp truyền thông cũng sẽ khác với các ngành kinh doanh khác.

Ngoài ra, công ty cần xem xét yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa một nhóm khách hàng này với nhóm khác. Sự khác nhau có thể được phân định mục đích sử dụng, lĩnh vực kinh doanh.

* Thông điệp định vị.

Khi đã xây dựng cho mình được một chiến lược định vị công ty cần chọn cho mình một vị trí trong tâm trí khách hàng. Hiện nay, khách hàng dường như bị quá tải do họ là đích nhắm của quá nhiều thông điệp truyền thông, hầu như mọi lúc mọi nơi. Giữa một rừng thông điệp truyền thông như vậy, một định vị tốt giúp công ty có cơ hội tìm được con đường đi vào trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài.

* Mục tiêu truyền thông.

Mục tiêu truyền thông là điều công ty muốn đạt được qua một chương trình truyền thông. Mục tiêu truyền thông có thể là xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; thông báo về một chương trình khuyến mại; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắng những nhận thức lệch lạc về một thương hiệu, một công ty .v.v.. Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp công ty có cơ sở để đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông

* Chiến lược tiếp cận và thông điệp cần truyền đi.

Chỉ bằng sự hiểu biết của mình về khách hàng và thị trường, công ty mới có thể xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả. Công ty cũng cần xác định thông điệp mình muốn truyền đến khách hàng là gì, thông điệp đó phản ánh nỗ lực của công ty trong việc chiếm lấy một vị trí trong tâm trí khách hàng mà bạn đã định vị. Thông điệp đó có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc một tập hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả năng của công ty.

* Truyền thông và hiệu quả kinh doanh.

Muốn hay không, truyền thông phải mang lại hiệu quả trong kinh doanh, và do vậy cần phải được đo lường. Người ta đo lường hiệu quả truyền thông bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ngay từ đầu. Ngoài ra người ta còn so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể.

*Theo đuổi.

Một sản phẩm hoàn toàn mới, đáp ứng một nhu cầu bức thiết của khách hàng thường dễ đi vào lòng người hơn là một sản phẩm không có gì khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khác, và cùng tham gia trên một thị trường. Xây dựng một thương hiệu đòi hỏi sự kiên trì và một chiến lược truyền thông lâu dài.

KẾT LUẬN

Trong việc quản trị thương hiệu của mình HANAKA đã có nhiều nỗ lực đáng kể. Nhưng do kiến thức về Marketing còn hạn chế nên công ty mới chỉ tạo ra được cái mặt bên ngoài của thương hiệu đó là hệ thống nhận diện thương hiệu. Còn cái cốt lõi bên trong như chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược định vị công ty vẫn chưa đưa được ra. Chính vì không có chiến lược định vị nên công ty không đưa ra được điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nên thương hiệu của công ty sẽ khó lưu lại trong tâm trí khách hàng trong một thời gian dài. Và cũng chính vì thiếu chiến lược phát triển thương hiệu chiến lược định vị nên hoạt động truyền thông của công ty còn rời rạc thiếu tính đồng bộ và mang tính nhất thời. Trong thời gian vừa qua công ty có một số chương trình quảng cáo trên VTV1 nhưng phương tiện quảng cáo không phù hợp với khách hàng của công ty. Công ty có thể lựa chọn phương tiện quảng cáo khác hiệu quả hơn và tốn ít chi phí hơn.

HANAKA cần sớm tìm ra cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu. Và sau đây là một số một số đề xuất cho công ty. Công ty nên đầu tư thêm vào chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm R&D có như vậy công ty mới có thể tạo ra được những sản phẩm tốt hơn và tìm ra những linh kiện thiết bị đi kèm máy biến áp và tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh giống như ABB chế tạo máy biến áp thông minh TEC. Có thể HANAKA chỉ là người theo sau của ABB nhưng vẫn tốt hơn là HANAKA cứ dậm chân tại chỗ mà không tìm tòi những sản phẩm hay công nghệ mới thì HANAKA sẽ tụt hậu so với các đối thủ khác. Khi định vị mình có sản phẩm tốt thì các hoạt động của công ty cũng cần tập trung vào chiến lược định vị đó. Chẳng hạn thời gian bảo hành sẽ dài hơn do chất lượng sản phẩm tốt. Khi sản phẩm đã tốt hơn HANAKA nên đổi tên máy biến áp của mình thành HANAKA NEW. Ngoài ra HANAKA còn cần đưa ra một chiến lược truyền thông mang tính đồng bộ với chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược định vị và mang tính dài hơi hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị thương hiệu tại công ty thiết bị điện Hanaka (Trang 51 - 55)