Một số giải pháp:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động tính giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty du lịch Sao Việt (Trang 55 - 63)

Phương pháp xác định giá cả bằng cách cộng vào chi phí một phần lợi nhuận nhất định hoặc nhân với một hệ số nhất định, tuy đã phát huy được lợi thế là nhanh gọn, đơn giản, và sát với thực tế. Song để khắc phục các khó khăn cho vấn đề xác định mức lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý công ty cần đầu tư vào việc nghiên cứu, cập nhật thông tin về cung cầu trên thị trường, và xác định chính xác các chi phí trực tiếp và gián tiếp để từ đó xây dựng một mức biên cho việc tăng tối đa và giảm tối đa mức lợi nhuận của chương trình du lịch vào các thời điểm khác nhau và cho đối tương, số lượng khách khác nhau. Từ đó tạo thuận lợi cho việc xác định giá và hạn chế được các rủi ro mang lại.

Chi phí cho sản phẩm luôn là nền cho việc tính giá bán của sản phẩm đó. Vì vậy tác động vào cơ cấu chi phí của sản phẩm, xét về bản chất chính là tác động đến cơ cấu giá bán của sản phẩm. Hạn chế chi phí cho các dịch vụ cơ bản và gia tăng các chi phí bổ sung là một giải pháp khá hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa hiện nay. Với một chương trình du lịch có mức giá của các dịch vụ cơ bản ở mức vừa phải và nhiều dịch vụ bổ sung sẽ cung cấp được nhiều lựa chọn cho khách hàng và kích thích việc tiêu dùng chương trình du lịch. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để làm được điều này không hề dễ: Bởi chi phí cho các dịch vụ cơ bản phụ thuộc vào giá cả của các nhà cung cấp dịch vụ đó. Vậy muốn giảm được

chi phí này, ngoài việc lựa chọn chất lượng dịch vụ ra còn chịu ảnh hưởng bởi năng lực đàm phán và quyền thương lượng trong kinh doanh. Nếu năng lực đàm phán tốt, hạn chế được quyền thương lượng của các nhà cung cấp công ty sẽ có được một mức giá hợp lý.

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, việc tăng chất lượng chương trình du lịch bằng việc bổ sung các dịch vụ mà không tăng giá cũng là một giải pháp.

Tính dễ bắt chước của các chương trình du lịch dẫn đến một thách thức là phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm và chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Về mặt hình thức thì đây là những tác động lên sản phẩm dịch vụ, nhưng về bản chất nó vẫn tác động trực tiếp lên giá cả sản phẩm, dịch vụ đó. Vì vậy các quyết định về sản phẩm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Vì sản phẩm chương trình du lịch tồn tại chủ yếu dưới hình thức dịch vụ vì vậy khách hàng khó có thể xác định được chất lượng trước khi tiêu dùng, cũng như không thể “thử dùng” chính vì vậy công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác giới thiệu, tư vấn, quảng bá để tối đa hóa những giá trị vô hình trong chương trình du lịch.

Cuối cùng là giải pháp về tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên. Nhiều khi tăng số lượng nhân viên cho một bộ phận quan trọng lại chính là giải pháp tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh.

Như đã phân tích ở trên, giá cả không những chịu tác động của các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp mà nó còn chịu nhiều tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Vì vậy, xây dựng chiến lược giá và xác định mức giá phải phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình chung của thị trường.

KẾT LUẬN

Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Du lịch phát triển thu hút một lực lượng lớn lao động trực tiếp, góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm và thu nhập. Phát triển hoạt động du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng đang là một hướng đi mới để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa có điều kiện phát triển du lịch.

Mục tiêu của ngành Du lịch trong dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đến năm 2015 sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước; đến năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội đia, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước; dự tính đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Nhìn vào những số liệu trên ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng đối với sự tăng kinh tế của đất nước và tăng trưởng của doanh nghiệp. Để làm tốt việc đó, ngoài không ngừng hoàn thiện về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng hợp lý còn phải xây dựng và quản lý chiến lược về giá một cách hợp lý nhất.

Qua thời gian thực tập tại Công ty du lịch Sao Việt. Tôi xin mạnh dạn trình bày vấn đề “Thực trạng và giải pháp của hoạt động tính giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty du lịch Sao Việt” với

mong muốn Công ty có thể phát huy được thế mạnh và khắc phục hạn chế để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, thông tin và tài liệu chưa thật đầy đủ và các nhận xét đánh giá còn ít nhiều mang tính chủ quan. Song, qua đây tôi hi vọng có thể đóng góp phần nào ý kiến của mình để hoàn thiện hơn nữa hoạt động tính giá và chiến lược giá cho hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty du lịch Sao Việt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

1.Giáo trình Marketing Du Lịch, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009

2. Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Hồng Chương, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009

3. Bài giảng Marketing tác nghiệp, Trương Tử Nhân, 2008

4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009, Công ty du lịch Sao Việt.

5. Phương hướng hoạt động năm 2009, Công ty du lịch Sao Việt. 6. Một số tài liệu khác:

Website: http://www.vietnamtourism.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH...3

1.1. Lý luận về hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành...3

1.1.1. Lữ hành và sự hình thành hoạt động kinh doanh lữ hành...3

1.1.1.1. Khái niệm lữ hành: ...3

1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành:...3

1.1.2. Cung – Cầu trong du lịch và tính tất yếu khách quan hình thành hoạt động kinh doanh lữ hành:...4

1.1.2.1. Nhu cầu và đặc điểm của cầu trong du lịch:...4

1.1.2.2. Cung và đặc trưng của cung trong du lịch...7

1.1.2.3. Tính tất yếu khách quan hình thành hoạt động kinh doanh lữ hành:...9

1.1.3. Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành:...9

1.1.3.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh lữ hành...9

1.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh lữ hành...10

1.1.3.3. Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành...11

1.1.4. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các doanh nghiệp lữ hành...14

1.1.4.1. Chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:...14

1.1.4.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành:...14

1.1.4.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành...15

1.2. Lý luận về giá và chính sách giá:...17

1.2.1. Khái quát về giá và trình tự xác định giá bán của sản phẩm:...17

1.2.1.1. Khái quát:...17

1.2.1.2. Trình tự xác định giá bán của sản phẩm...18

1.2.2. Các phương pháp xác định giá...21

1.2.2.1. Định giá dựa vào cung:...21

1.2.2.2. Định giá dựa vào cầu:...23

1.2.3. Các chiến lược giá điển hình:...24

1.2.3.1. Định giá cho sản phẩm mới: Có 2 chiến lược...25

1.2.3.2. Chiến lược giá áp dụng với danh mục hàng hóa:...26

1.2.4. Chiến lược điều chỉnh mức giá: ...27

Chương II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁ – CHÍNH SÁCH GIÁ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH ...31

NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY DU LỊCH SAO VIỆT...31

2.1.Tổng quan về công ty du lịch Sao Việt...31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp...31

2.1.2 Điều kiện đảm bảo hoạt động của Doanh nghiệp ...31

2.1.3. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp...37

2.2. Đánh giá thực trạng tính giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty du lịch Sao Việt...39

2.2.2. Thực trạng vấn đề giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa của

Công ty:...45

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA CÔNG TY...54

3.1. Khái quát chung:...54

3.2. Một số giải pháp:...55

KẾT LUẬN...57

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU

Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy...33

Bảng 2.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh...38

Bảng 2.3. Bảng báo giá chương trình du lịch miền Bắc năm 2009...43

Bảng 2.4. Bảng báo giá chương trình Hà Nội - Hạ Long...45

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động tính giá và chính sách giá trong kinh doanh lữ hành nội địa của Công ty du lịch Sao Việt (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w