THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP 2.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam sau khi gia nhập

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 26 - 34)

2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Nổi bật trong thu hút nguồn vốn FDI

Trong 8 tháng đầu năm 2007 đã có 814 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký lên tới 7 tỷ USD, có 247 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian trước đây tăng vốn với tổng vốn 1,3 tỷ USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2007, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 8,3 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tính toán, quy mô bình quân một dự án vào khoảng 9,8 triệu USD, lớn hơn mức 7 triệu USD so với cùng kỳ 2006. Nếu như 3 tháng đầu năm 2007, danh mục các dự án lớn đang trong giai đoạn tìm hiểu, đàm phán để đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn chỉ khoảng 20 tỷ USD, thì đến giữa năm tăng lên 35 tỷ USD và 8 tháng đầu năm đã vọt lên tới 47 dự án với 51 tỷ USD. Trong danh sách này, dẫn đầu là dự án xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử đặt tại Bắc Ninh, Bắc Giang của Tập đoàn Foxconn có mức vốn kỷ lục 5 tỷ USD. Tiếp theo là dự án có mức vốn tương tự như dự án tổ hợp hoá dầu Naphtha Cracking. Dự án sản xuất thép tại Khánh Hoà với 4,5 tỷ USD của tập đoàn Fosco; dự án nhà máy nhiệt điện than Vân Phong, trị giá 3,8 tỷ USD do Nhật Bản đầu tư; dự án trung tâm thương mại Giảng Võ và khu triễn lãm

Mễ Trì Hà Nội vốn 2,5 tỷ USD của tập đoàn Kumho Asiana Hàn Quốc…Trong số đó còn có18 dự án có quy mô vốn từ 1 tỷ USD trở lên.

Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.

Sơ đồ 1: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư qua các năm

Sau một năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội, đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng mở ra những cơ hội mới trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Việc gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam có nhiều lí do, trong đó có việc Việt Nam gia nhập WTO. Ngay từ năm 2006, khi nắm được thông tin Việt Nam sẽ gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư đã “đón đầu” sự kiện nên đã tích cực đầu tư vào Việt Nam. Chính vì thế, ngay trong năm 2006, FDI đã tăng mạnh và đặc biệt năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, FDI đã tăng từ 10,2 tỉ USD lên 20,3 tỉ USD.

Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.837 dự án với tổng vốn đầu tư 13,5 tỉ USD.

FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Hiện có trên 8.590 dự án của 81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Tác động cụ thể của dòng vốn FDI là đã tạo ra các khu công nghiệp tập trung. Hiện nay cả nước có trên 150 khu công nghiệp - khu chế xuất, dự kiến đến năm 2015 sẽ thành lập mới thêm 115 khu công nghiệp và mở rộng 27 khu công nghiệp.

Rõ ràng FDI đã tạo ra những khu công nghiệp tập trung để các doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam vào sản xuất tại đó, thay vì những nhà máy công nghiệp trước đây nằm rải rác trong các thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp trên cả nước chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Vì là khu công nghiệp tập trung nên thủ tục cấp phép tại các khu công nghiệp hoàn thiện hơn theo cơ chế một cửa, đơn giản và hạ tầng cũng như dịch vụ hải quan thuận tiện.

Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong

danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước.

Các tập đoàn này đầu tư vào các lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Ví dụ như trong lĩnh vực dầu khí có BP, Statoil, ConocoPhilips, Petronas, Chevron; điện năng lượng có BP, EDF, Tokyo Electric, AES; ôtô-xe máy có Honda, Toyota, DaimlerCrysler, Yamaha...; điện tử có Sony, Matsushita, Samsung, Toshiba, Cannon...

Xu hướng hiện nay đầu tư vào các dự án lớn gia tăng: năm 2006, để chuẩn bị đón đầu cho việc gia nhập WTO của Việt Nam, một loạt công ty lớn đã đặt chân đến Việt Nam trong đó có những dự án lớn được cấp phép như tập đoàn Intel đã đầu tư 605 triệu USD xây dựng nhà máy tại Việt Nam, ngày 10/11/2006 công bố mở rộng lên 1 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại khu công nghiệp Phú Mỹ II có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,2 tỷ USD...

Tình hình này tiếp tục diễn biến trong năm 2007 với xu hướng tích cực hơn, nhiều dự án lớn được cấp phép như: dự án sản xuất thép của Ấn Độ ở Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn 527 triệu USD; dự án xây dựng khu resort của Singapore ở Thừa Thiên - Huế 276 triệu USD; dự án xây dựng khách sạn-căn hộ cao cấp Keangnam tại Hà Nội của Hàn Quốc 500 triệu USD; dự án sản xuất xi măng Hệ Dưỡng tại Ninh Bình 360 triệu USD; dự án sản xuất bột giấy của B.V.Islands tại Hậu Giang 349 triệu USD; dự án của Tập đoàn Điện tử Compal-Đài Loan ở Vĩnh Phúc 500 triệu USD.

Thu hút vốn FDI của Việt Nam sở dĩ có được thành tựu nổi bật như vậy, mấu chốt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, môi trường quốc tế đã thuận lợi hơn cho Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, thị trường trong nước nói chung và thị trường tiêu dùng của Việt Nam nói riêng không ngừng mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, tình hình chính trị xã hội ổn định trong suốt thời gian dài vừa qua đã đảm bảo an toàn với vốn đầu tư quốc tế; hệ thống luật pháp tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ Việt Nam còn thông qua các hình thức như diễn đàn và đối thoại, đã thiết

lập được kênh đối thoại với chủ đầu tư, tăng cường hơn niềm tin của chủ đầu tư tại Việt Nam

Thu hút FDI sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Vì vậy, Việt Nam cần quan tâm tới việc thực hiện các cam kết mở cửa; duy trì và tiến hành cơ chế khuyến khích về thuế cho các dự án công nghệ cao; cải thiện hệ thống giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần làm rõ những vấn đề phải thực hiện, phân cấp mạnh cho địa phương nhưng cũng làm rõ quyền hạn của chính quyền địa phương để tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư bên cạnh việc cải thiện năng lực quản lý.

Năm 2009, vượt qua khó khăn, thu hút FDI đạt được thành tích đáng khích lệ

Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh… lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể. FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dòng FDI ra toàn cầu, trong đó có các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong năm 2009. Dòng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm 60% tổng FDI toàn cầu, trong đó các quốc gia tiếp nhận lớn nhất như Trung Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009. Giá trị các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&As) qua biên giới cũng sụt giảm tới 77% trong năm 2009. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) một nguồn FDI lớn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thoái kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các TNCs còn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với khủng hoảng.

Mặc dù có sự giảm sút cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân so với cùng kỳ năm trước, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của năm 2009 vẫn đạt kết quả khá cao so với các năm trước đó. Riêng thu ngân sách nhà

nước từ khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2009 ước đạt 2,47 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng 23% so với cùng kỳ 2008.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tế trong nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu khí, năm 2009 ước đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực đầu tư nước ngoài xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỉ USD trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế dự kiến lên tới 12 tỉ USD năm 2009.

Vốn đăng ký mới giảm mạnh trong khi vốn tăng thêm vẫn đạt mức khá cao

Nhìn lại 1 năm qua, một điều dễ nhận thấy là vốn đăng ký giảm mạnh chủ yếu do vốn đăng ký mới sụt giảm. Với 839 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2009, số dự án mới chỉ bằng 53,9% so với 2008 và vốn đăng ký mới ước đạt 16,34 tỉ USD, chỉ bằng 24,6% so với năm 2008. Điều này là hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn trong các quyết định đầu tư mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án có quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn đăng ký bình quân một dự án khoảng 65 triệu USD thì năm 2009, số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008, khoảng 25 triệu USD/dự án. Điều này dường như phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động lại sụt giảm rất ít. Có 215 dự án đã được điều chỉnh tăng vốn

với số vốn đăng ký tăng thêm là 5,14 tỉ USD, bằng 98,3% so với năm 2008 (mức cao nhất kể từ khi ban hành văn bản pháp quy đầu tiên về đầu tư nước ngoài).

Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ gia tăng nhưng đầu tư vào sản xuất vẫn chiếm vị trí chủ đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FDI năm 2009 tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 41% vốn cấp mới và tăng thêm, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35% vốn đăng ký. Sự gia tăng vốn đăng ký vào hai lĩnh vực này khiến cho tỷ trọng vốn đăng ký còn hiệu lực trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đến cuối năm 2009 đã tăng lên 23% so với 20% của cuối năm 2008 và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống lên 8% so với 6% cuối 2008. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực cuối 2008 đã giảm xuống còn 50% cuối năm 2009. Tuy vậy, đến thời điểm này, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất mà đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút nhiều vốn nước ngoài hơn lĩnh vực dịch vụ, mặc dù FDI vào lĩnh vực dịch vụ đang gia tăng nhanh chóng.

Năm 2010: thuận lợi và khó khăn đối với việc thu hút đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam

Nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn của thế giới sẽ tốt hơn trong năm 2010. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009 – 2011 của UNCTAD cho thấy Việt Nam vẫn đang được các TNCs đánh giá như một trong 15 nền kinh tế là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư. Cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn lạc quan về môi trường kinh doanh năm 2010 và các năm tiếp theo với niềm tin nền kinh tế sẽ sớm phục hồi.

Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2009 của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới.

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. Các văn bản pháp lý cơ bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát và sẽ được sửa đổi như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó các bộ, ngành và địa phương cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để tiếp tục thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 7-4-2009 của Chính phủ. Những sửa đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 26 - 34)