Chức năng Envelope

Một phần của tài liệu Giao_trinh_Corel_DRAW (Trang 89 - 93)

Dòng chữ ABC CUP chân phương có lẽ chưa đủ sức gây ấn tượng. Bạn thấy thế nào? "Giá mà ta có thể bẻ cong dòng chữ và làm cho một đầu rút nhỏ, một đầu mở rộng để tạo cảm giác về một đường banh dũng mãnh!".

Được lắm chứ, bạn thực hiện điều ấy dễ dàng nhờ chức năng Envelope. Lúc này dòng chữ ABC CUP đang ở trạng thái "được chọn". Chọn công cụ Interactive Envelope (hình 4)

Bạn nắm trong tay một công cụ tuyệt vời gọi là "bao hình tương tác". Quanh dòng chữ ABC CUP xuất hiện "bao

hình"

Bạn thấy bao hình (envelope) là một khung chữ nhật. Thực ra đấy là một đường cong Bézier và ta có thể tùy ý co kéo các nút và các đoạn của nó để tạo ra hình dáng bất kỳ. Đối tượng nằm trong bao hình sẽ bị nhào nặn

theo bao hình. Trong ô Mapping Node trên thanh công cụ Property

Bar, chọn Vertical Giữ cho các nét dọc không bị biến dạng khi co kéo

Kéo các nút và đoạn của bao hình sao cho dòng chữ

ABC CUP có dáng điệu như bạn mong muốn (giống hình 5 chẳng hạn)

Bấm vào công cụ chọn Bao hình biến mất

Điều chỉnh vị trí dòng chữ ABC CUP sao cho vừa mắt Kéo biểu tượng LOTC từ ngoài trang in đặt vào chỗ

bên trên hình vận động viên (hình 6) Ấn Ctrl+S

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Ghi chú

• Có điều thú vị là bạn vẫn có thể thay đổi phông chữ cho dòng chữ dù nó đã bị "bầm dập" sau khi ta nhào nặn "bao hình". Trong tình trạng như vậy, viêc thay đổi cỡ chữ không có hiệu lực vì dòng chữ chịu sự khống chế kích

thước của bao hình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi kích thước dòng chữ bằng cách "co kéo" trực tiếp các dấu chọn.

không giờ đây có lẽ chỉ còn tùy thuộc vào... công đức của bạn.

(Bài 31)Hỏi-Đáp Hỏi-Đáp

[Hoàng Ngọc Giao]

Khi chỉnh dạng đường cong, tôi phát hiện một nút cong (vâng, rõ ràng là nút cong mà!) không có hai "cần khiển". Vì thế ta chỉ có thể xê dịch nó, không thể thay đổi độ cong. Sao lạ vậy?

Nút cong mà bạn gặp có hai cần khiển ngắn đến mức không "ló" ra khỏi ô vuông nhỏ biểu thị nút. Khi muốn nắm lấy cần khiển, bạn lại "cầm nhầm" nút cong! Trong trường hợp như vậy, bạn chỉ cần nắm lấy đoạn cong ở hai bên nút và co kéo chút đỉnh. Độ cong thay đổi làm cho hai cần khiển "bật ra". Một khi đã nắm được cần khiển,

bạn dễ dàng chỉnh lại đoạn cong ở hai bên nút đang xét để có dáng điệu như ý.

Ta đã có chức năng Lock Object để khóa chặt các đối tượng hoàn chỉnh, tránh việc đụng chạm đến chúng. Như vậy viêc ràng buộc các đối tượng thành nhóm hóa ra là thừa?

Khác với chức năng Lock Object "giam giữ" nghiêm ngặt các đối tượng, khi ràng buộc các đối tượng thành nhóm, ta vẫn có thể di chuyển, co dãn hoặc quay tròn cả nhóm. Như bạn thấy, nhờ vậy mà ta có thể kéo biểu

tượng LOTC ra khỏi trang in và cuối cùng lôi nó trở vào trang in.

Khi chọn nhiều đối tượng, ta có thể di chuyển, co dãn hoặc quay tròn chúng một lượt. Vậy có nhất thiết phải ràng buộc nhiều đối tượng thành nhóm?

Trong các thao tác đơn giản như bạn vừa nêu, đúng là không nhất thiết phải ràng buộc các đối tượng thành nhóm. Tuy nhiên, có nhiều hiệu ứng trong Corel DRAW chỉ tác động lên nhóm đối tượng (xem như một thể thống nhất) và không có hiệu lực với tập hợp chọn gồm nhiều đối tượng. Hình 1 minh họa tác dụng của hiệu ứng Envelope trên một nhóm gồm bốn hình khung. Bạn nhất thiết phải ràng buộc bốn hình khung thành một nhóm trước khi nhào nặn bao hình. Ta sẽ không thể có kết quả như vậy nếu chỉ đơn thuần chọn cùng lúc bốn

hình khung.

Hình 1

Khi tôi di chuyển "hình ảnh PowerClip" (e-líp chứa hình vận động viên quần vợt của biểu tượng ABC CUP), lạ thay, chỉ có e-líp di chuyển, vận động viên cùng "làn sóng xanh" cứ đứng ì chỗ cũ. Nếu đưa e-líp

ra xa, ta chỉ còn e-líp trống rỗng! Vậy là sao?

Hình 2

Khi di chuyển "hình ảnh PowerClip", về thực chất, bạn chỉ có thể nắm lấy e-líp làm khung chứa, chứ không thể "sờ" đến nội dung đặt trong nó (tức là hình vận động viên cùng "làn sóng xanh" của bạn). Do vậy, nếu nội dung

không được "khóa" vào khung chứa, chỉ có khung chứa di chuyển mà thôi. Muốn khóa nội dung vào khung chứa, bạn bấm-phải vào khung chứa và bật mục duyệt Lock Contents to PowerClip trên trình đơn cảnh ứng vừa hiện ra (hình 3). Thực ra, Lock Contents to PowerClip ở trạng thái "bật" theo mặc định. Có lẽ ai đó dùng

Hình 3

Phải công nhận rằng có lúc ta cần tắt mục duyệt Lock Contents to PowerClip. Bạn thử hình dung, nếu dùng một khung nhỏ để chứa hình lớn, khi đặt khung ở các vị trí khác nhau, bạn thấy những hình khác nhau trong đó.

Thú vị lắm chứ!

Nhân tiện, nhìn vào trình đơn như hình 3, bạn thấy có mục chọn Edit Contents. Chức năng này cho phép ta điều chỉnh hình ảnh trong khung chứa mà không cần lấy nó ra khỏi khung chứa. Khi bạn chọn Edit Contents, mọi thứ sẽ biến mất, chỉ để lại khung chứa có màu nét xám nhạt và nội dung của nó. Từ lúc ấy, bạn tùy ý sửa đổi nội dung khung chứa một cách bình thường. Xong xuôi, bạn bấm-phải trong khung chứa và chọn Finishing

Editing This Level trên trình đơn cảnh ứng. Những thứ đã biến đi sẽ tái hiện.

Có thể tiếp tục đặt "hình ảnh PowerClip" vào một khung chứa khác không?

Được chứ! Bạn có thể tạo ra các khung chứa PowerClip lồng nhau. Cụ thể, ta chỉ việc kéo-phải một khung chứa PowerClip (trỏ vào khung chứa, ấn giữ phím phải của chuột và kéo đi) đến đối tượng nào đó mà bạn dự

định sẽ là khung chứa "cấp cao", thả vào đấy và chọn PowerClip Inside trên trình đơn cảnh ứng vừa hiện ra. Tuy nhiên, ta chỉ chơi trò này được 4 lần thôi. Nghĩa là bạn chỉ có tối đa 5 khung chứa lồng nhau.

Có thể tạo ra các nhóm lồng nhau không? Nghĩa là ta có được phép ràng buộc một đối tượng với nhóm có sẵn hoặc ràng buộc nhòm này với nhòm kia, không phải "tháo tung" ra hết rồi "buộc túm" lại?

Bạn yên tâm, có thể tạo ra các nhóm lồng nhau (nhóm trong nhóm) một cách thoải mái, không có hạn chế nào. Trên thực tế, đó lại là một nhu cầu thường xuyên. Chẳng hạn, đối với biểu tượng ABC CUP mà ta vừa hoàn thành, bạn có thể ràng buộc LOTC với các thứ còn lại thành nhóm để tiếp tục dùng trong... một biểu tượng khác

hoặc một bản vẽ khác cho tiện. Xin nói thêm rằng bạn có thể chọn Ungroup All trên trình đơn Arrange để giải thể toàn bộ cấu trúc nhóm lồng nhau khi cần thiết. Nếu chỉ dùng chức năng Ungroup, bạn sẽ phải mất công tẩn

mẩn "bóc vỏ củ hành" qua từng cấp của cấu trúc nhóm lồng nhau.

Muốn sửa đổi riêng một đối tượng nào đó trong nhóm đối tượng, chắc là trước hết phải giải thể nhóm đó?

Với các phiên bản Corel DRAW "ngày xửa ngày xưa" thì đúng là như vậy. Giờ đây, bạn vẫn có thể "cải tạo" đối tượng trong nhóm mà không phải giải thể nhóm đó. Cụ thể, muốn chọn riêng đối tượng trong nhóm, bạn ấn giữ

phím Ctrl và bấm vào đối tượng đó. Khi ấy, các dấu chọn hiện ra quanh đối tượng có dạng tròn chứ không vuông như bình thường. Tuy nhiên, mọi thao tác trên đối tượng thì vẫn thế. Hình 4 minh họa việc di chuyển và

Hình 4

(Bài 32)

Bạn đã làm quen với đường cong (curve) trong CorelDRAW. Có một điều thú vị là ta có thể chuyển đổi nhiều loại đối tượng không phải đường cong thành đường cong và từ đấy bạn tha hồ chỉnh dạng đối tượng thông qua

các nút (node)cần khiển (control). Ta hãy tìm hiểu việc chuyển đổi (chủ động hoặc tự động) một số loại đối tượng thành đường cong.

Một phần của tài liệu Giao_trinh_Corel_DRAW (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w