0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Các kiến nghị đề xuất với Thành phố

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 48 -50 )

II. Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa đến năm

6. Các kiến nghị đề xuất với Thành phố

- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội, Thành phố tạo điều kiện thuận lợi giúp Quận nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết 21 phường trên địa bàn.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ địa phương cấp phường còn nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là cấp cơ sở phải “ ôm đồm” quá nhiều việc nên hoạt động chưa hiệu quả. Đề nghị Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho Quận tăng cường thêm biên chế hoặc cán bộ chuyên trách cũng như phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các trường đào tạo cán bộ trên địa bàn lên kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp quận và cấp phường.

- Đề nghị thành phố sớm hoàn thành các dự án KCN nhỏ và vừa để giúp các doanh nghiệp công nghiệp, các HTX sản xuất gây ô nhiễm môi trường di dời.

- Đề nghị Thành phố coi Quận Đống Đa là địa bàn ưu tiên trọng điểm của Thành phố để cấp vốn đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ quận theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo Quận có hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, tương đối hiện đại trong những năm tới.

- Đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ chung của Thành phố đối với các hộ nghèo trên địa bàn Quận, đặc biệt là các hộ nghèo không còn sức lao động, những hộ có người ốm đau, già, yếu không còn đảm bảo sức lao động.

- Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung luật DN, luật HTX và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật ban hành về những vấn đề liên quan đến sự phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

- Nhà nước cần sửa đổi, bổ xung một số cơ chế, chính sách để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, xoá boả những phân biệt theo thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là một số chính sách về đất đai, tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học và công nghệ, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, chính sách lao động tiền lương.

- Cần hoàn chỉnh hệ thống thị trường như đại hội IX TW Đảng đề cập gồm có: thị trường hàng hoá, thị trường vốn, bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ.

- Thành phố có quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với cấp quận trong việc quản lý khu vực kinh tế tư nhân, có sự phân công quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế trên địa bàn quận.

- Thành phố có sự giúp các DN tiếp cận thông tin thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để các DN tham gia vào các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triển lãm… ở trong và ngoài nước. Khuyến khích và trợ giúp các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp và các DN

- Đề nghị Thành phố ban hành thông tư hướng dẫn quản lý công nghiệp trên cơ sở luật doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế Quận có thể nói đây là một tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung, muốn đưa đất nước phát triển thì phải có những biện pháp thức đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quận. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Bưu, các thầy cô giáo trong khoa khoa học quản lý, các thầy cô giáo trường Đại Học

Kinh Tế Quốc Dân, các cô chú tại phòng Kinh Tế- Kế Hoạch của UBND Quận Đống Đa sau 15 tuần thực tập em đã hoàn thành đề tài thực tập:

Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010

Chuyên đề thực tập đã làm rõ được một số vấn đề:

- Giới thiệu tổng quan về khái niệm tăng trưởng kinh tế quận, ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế quận, điều kiện ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế quận, các thước đo dùng để đo lường kinh tế quận

- Thực trạng tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa. Và rút ra được một số khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó.

- Đưa ra một số chính sách, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quận và phương hướng từ nay đến năm 2010.

Do thời gian có hạn và kiến thức cũng chưa được đầy đủ, vì vậy chuyên đề sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn rất tận tình của Thầy giáo Mai Văn Bưu, các cán bộ tại phòng Kinh tế- Kế hoạch UBND quận Đống Đa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 48 -50 )

×