I. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. RA KẾ HOẠCH KINH DOANH CỤ THỂ, ĐẦY ĐỦ
1.1. Phân tích và dự báo môi trường trong và ngoài Công ty.
Doanh thu năm 2005 của toàn ngành là 3.167,7 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2004, vượt 29% so với kế hoạch, chiếm 8,2% thị phần về doanh thu trong toàn ngành bưu điện(thị phần này năm 2003 là 3,5%, năm 2004 là 4,3%) tiếp tục giữ vị trí thứ 2 sau VNPT.
Năm 2003, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước chỉ chiếm 30%, năm 2004 đạt gần 60% thì đến năm 2005 tỷ lệ này chiếm gần 80%, điện thoại quốc tế chiều về chỉ còn chiếm 20% tổng doanh thu. Sự thay đổi này là lành mạnh giúp Viettel ít phụ thuộc vào cước thương lượng quốc tế - là yếu tố mang tính bất ổn cao và đang bị sức ép. Điều này minh chứng nội lực của Viettel không ngừng được nâng cao.
Doanh thu bình đầu người là 758 triệu đồng/năm, tăng 10,8% so với năm 2004. Năm 2005, Viettel đã phát triển mạng lưới 64 tỉnh thành dịch vụ di động, truyền dẫn và internet. Có sự tăng trưởng đột biến về thuê bao điện thoại di động, phát triển mới 1,78 triệu thuê bao, tăng 12 lần so với năm 2004.
a. Môi trường vĩ mô.
Với sự bùng nổ của điện thoại di động, khách hàng có xu hướng sử dụng điện thoại di động với nhiều tiện ích và dễ di chuyển hơn cố định đã làm cho năng lực mạng cố định giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của dịch vụ VoIP.
Hiện nay, trên toàn mạng có 14,27 triệu thuê bao trong đó di động chiếm 55%. Dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ VoIP đã chiếm được thị phần chủ yếu
nhờ giá cung cấp dịch vụ giảm so với điện thoại truyền thống. Tuy nhiên giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP với nhau thì giá không phải là công cụ cạnh tranh vì tất cả các dịch vụ đều phải chấp hành qui định chung về giá cước của Bộ Bưu Chính Viễn thông. Như vậy, marketing là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các đối thủ cung cấp dịch vụ cùng loại.
Xu hướng phát triển viễn thông của thế giới đó là chuyển sang công nghệ điện thoại cố định không dây. Với việc sử dụng công nghệ vô tuyến hay hữu tuyến việc lắp đặt và chuyển dịch thuê bao cho khách hàng sẽ rất dễ dàng.
Bộ BCVT vừa ra quyết định số 24,25,26/2005/QĐ- BCVT về việc ban hành cước dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế, liên tỉnh và nội tỉnh. Theo đó, cước dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh mạng PSTN được giảm ở 2 vùng (vùng II là 12%, vùng III là 20% so với mức cũ), cước trần- sàn dịch vụ điện thoại quốc tế(cả mạng PSTN và VoIP) được giảm từ 0- 16%. Riêng cước điện thoại đường dài nội tỉnh được ban hành trong khung cước với mức sàn là 364 đồng/phút, mức trần là 700 đồng/phút. Theo quyết định cũ, cước liên lạc điện thoại đường dài nội tỉnh chỉ có một mức là 700 đồng/phút. Website www.viettel.com.vn
b. Môi trường vi mô.
Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam có 4 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài, bao gồm: VNPT- tập đoàn BCVT Việt Nam(171), Viettel- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội(178), SPT-Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu Chính Viễn thông Sài Gòn Post(177) và ETC-Công ty Điện Lực Việt Nam(179). Trong đó, được coi là đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất tại thị trường viễn thông Việt Nam và dịch vụ 171 được đánh giá là đối thủ chính của dịch vụ 178. Chúng ta cần tìm hiểu tiềm lực của đối thủ VNPT.
* VNPT là đơn vị kinh doanh bưu chính viễn thông độc quyền từ trước tới nay, các bưu điện tỉnh nói riêng và VNPT nói chung đã chưa có chính sách hướng vào khách hàng và phục vụ khách hàng. Do vậy, đã từ lâu rất nhiều khách hàng có định kiến về sự độc quyền đó và sẵn sàng ủng hộ các doanh nghiệp mới.
phát triển mới được 1,2 triệu thuê bao các loại. 9 tháng đầu năm 2005, tổng doanh thu của VNPT đạt 23,3 nghìn tỷ đồng đạt 71% kế hoạch, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2004 trong đó doanh thu dịch vụ bưu chính và phát hành báo chí đạt 1.233 tỷ đồng, dịch vụ viễn thông đạt 21.255 tỷ đồng và khối công nghiệp, tư vấn thương mại, tài chính đạt 310 tỷ đồng.13
Ngày 3/8/2005, VNPT ban hành cước dịch vụ 1719 trả trước cho phép gọi nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế từ bất kỳ máy điện thoại cố định nào và lựa chọn cuộc gọi theo 2 hình thức đó là: chất lượng(tốc độ 64 Kb/s) và cuộc gọi tiết kiệm( tốc độ 8 Kb/s). Trong đó, cuộc gọi chất lượng(tốc độ 64 Kb/s) là cước dịch vụ 1719 liên tỉnh được chia thành 3 vùng cước và 2 mức giờ.
Bảng 14: Cước dịch vụ 1719 tại 3 vùng.
Vùng I Vùng II Vùng III
Giờ bình thường 900 đồng/phút 1.500 đồng/phút 1.700 đồng/phút Giờ giảm 650 đồng/phút 1.050 đồng/phút 1.200 đồng/phút
(Nguồn: www.viettel.com.vn ngày 25/3/2006) Cước 1719 quốc tế được chia làm 4 mức: 0,55 USD/phút; 0,57 USD/phút; 0,63 USD/phút; 0,77 USD/phút.
Cước 1719 nội tỉnh là 400 đồng/phút và không phân biệt thời điểm liên lạc. * Viettel là một doanh nghiệp của Quân đội, là nhà cung cấp dịch vụ VoIP đầu tiên trên thị trường viễn thông Việt Nam. Sự xuất hiện của Viettel đi cùng với sự lành mạnh hoá môi trường cung cấp dịch vụ viễn thông, từ đó khách hàng có quyền lựa chọn dịch vụ, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.
Viettel là doanh nghiệp mới nên mang đầy sức trẻ, nhiệt huyết của toàn thể cán bộ công nhân viên. Viettel luôn đi đầu về phương thức tính cước, linh hoạt điều chỉnh giá và gói giá.
1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô và vi mô, Công ty đã đề ra kế hoạch
13 Tạp chí BCVT và CNTT - kỳ 1, tháng 1/2006, Viettel – xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh doanh, Phạm Long Trận, Tr 10,11.
kinh doanh tháng 12/2005.
Bảng 15: Chỉ tiêu kinh doanh tháng 12/2005. (Đơn vị: đồng) STT Dịch vụ Kế hoạch 1 Dịch vụ 178 QT đi + TN 14.108.215.900 Dịch vụ 178 QT đi 5.073.073.182 Dịch vụ 178 TN 9.035.142.748 2 Dịch vụ PSTN
Phát triển mới(thuê bao) 7.000
Tổng DT ước tính 19.500.142.061 Tổng Doanh thu 33.616.494.916
(Nguồn:Phòng kinh doanh, tháng 11/2005)
Bảng 16: Kế hoạch lưu lượng quốc tế về theo đối tác VoIP tháng 12/2005. (Đơn vị: phút)
Đối tác VoIP IDD Tổng Ghi chú
KT 2.500.000 3.500.000 6.000.000 T11 VoIP đạt 1 triệu phút, IDD KT đạt 3,6 triệu phút. Dacom 5.000.000 5.000.000 T11 đạt 3,6 triệu phút KDDI 4.000.000 4.000.000 T11 đạt 2,6 triệu phút. Citic 500.000 500.000 T11 đạt 560.000 phút Fusion 700.000 700.000 T11đạt 670.000 phút
Sprint 700.000 2.000.000 2.700.000 Giữ nguyên T11 MCI 50.000 200.000 250.000 Giữ nguyên T11
AT&T 550.000 550.000 Giữ nguyên T11
HGC 300.000 300.000 Giữ nguyên T11
Tổng 13.450.000 6.550.000 20.000.000
(Nguồn: Ban viễn thông quốc tế).
* Kế hoạch công tác trực tiếp: - Dịch vụ 178:
+ Đánh giá sự tăng giảm doanh thu trong tháng.
+ Triển khai kế hoạch kinh doanh tháng 12/2005 của toàn Công ty, lập kế hoạch kinh doanh tháng 1/2006.
+ Tiếp tục triển khai ký chiết khấu cho khách hàng lớn theo định mức doanh thu đã được Ban Giám đốc điều hành theo kế hoạch năm 2006, thanh toán chiết khấu tháng 11/2005 cho khách hàng.
+ Phối hợp thực hiện xây dựng phim quảng cáo nhãn hiệu cho Công ty. Thực hiện nghiên cứu mẫu ý kiến khách hàng để định hướng cho công tác định vị sản phẩm của Công ty.
- Dịch vụ PSTN:
+ Đánh giá hiệu quả của khách hàng ĐNTT tháng 11/2005.
+ Xây dựng giá lắp đặt PSTN cho các TTVT chuẩn bị mở dịch vụ. + Quyết định những cơ chế mới để phát triển khách hàng ĐNTT. - Dịch vụ quốc tế về:
+ Theo dõi sát sao tình hình lưu lượng về để có biện pháp thích hợp.
+ Đàm phán với các đối tác hiện chưa kết nối được để đẩy nhanh tiến độ: TOT( Thái Lan).