Deloitte VN nổi tiếng về khả năng cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao.Với đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về
ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng cũng như đặc thù nền kinh tế Việt Nam do đó có khả năng đánh giá hiện trạng doanh nghiệp, làm rõ mọi vấn đề tồn tại và đem đến niềm tin về triển vọng phát triển cho khách hàng.
Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ kế toán từ ghi sổ, lập kế hoạch ngân sách đến lập Báo cáo tài chính. Điểm nổi bật có thể nhận thấy trong dịch vụ kế toán của Deloitte VN là khả năng xây dựng hệ thống kế toán đáp ứng mọi yêu cầu cụ thể của các công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế trong khi hệ thống này vẫn tuân thủ Chế độ Kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ Tài Chính.
- Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực:
Đội ngũ các chuyên gia đào tạo của Deloitte VN bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán thuế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam và các chuyên gia của DTT đã nỗ lực đưa đến cho khách hàng hình ảnh sản phẩm dịch vụ đào tạo đó là “Luôn sẵn sàng trợ giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình”
Chương trình đào tạo của Deloitte VN bao gồm kế toán, kiểm toán và quản trị kinh doanh đã đem lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về nội dung các Chuẩn mực kế toán quốc tế, Chế độ Kế toán và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các thông tin này cũng bao gồm cả nội dung các chế độ, chính sách hiện hành tại Việt Nam, được vận dụng cụ thể cho từng loại doanh nghiệp, từng ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp cụ thể.
2.1.3.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
-. Về tình hình kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây cùng với sự bùng nổ của nhu cầu kiểm toán, sự nỗ lực của từng con người trong công ty đã đem lại một kết quả rất khả quan chứng tỏ đường lối lãnh đạo đúng đắn của BGĐ công ty cũng như sự phát triển mạnh mẽ của Deloitte VN
Đơn vị: VNĐ
(Nguồn: Bảng cáo bạch Công ty TNHH Deloitte VN- Năm 2008)
Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây doanh thu của công ty đã tăng 1,5 lần cho thấy hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả, uy tín công ty ngày càng được nâng cao, hình ảnh, vị thế của công ty ngày càng đựoc củng cố.. Trong những năm vừa qua, từ một doanh nghiệp hoạt động dựa vào nguồn kinh phí sự nghiệp Deloitte VN đã từng bước tự chủ về tài chính và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước một khoản đáng kể và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, tôi xin được phân tích rõ hơn về cơ cấu doanh thu.
Về cơ cấu doanh thu theo khách hàng, Doanh thu của Deloitte VN chủ yếu
mang lại từ mảng dịch vụ cung cấp cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chính xuất phát từ đặc thù của nền kinh tế VN khi mà lượng DN trong nước có nhu cầu kiểm toán tuy có tăng hơn nhưng vẫn chỉ là số ít so với các DN hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là các DN Nhà nước, hiện nay công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước, .đây là nhóm khách hàng truyền thống mà Deloitte VN được thừa hưởng từ thương hiệu VACO trước đây. Đối với nhóm khách hàng là các dự án quốc tế, hành chính sự nghiệp và các công ty cổ phần khác tỷ lệ này khá thấp.
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1` Doanh thu 82.074.809.345 98.762.685.216 118.515.222.325 2 Nộp Ngân sách 12.078.584.846 13.705.314.208 16.446.376.821
Biểu 1.3: Cơ cấu doanh thu theo khách hàng
(Nguồn: Bản cáo bạch công ty TNHH Deloitte VN- Năm 2008) Về cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ: Dịch vụ chính mà Deloitte VN cung cấp là kiểm toán BCTC, đây là dịch vụ truyền thống và là thế mạnh của Deloitte VN. Với đội ngũ KTV được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước Deloitte VN thường xuyên nhận được các hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC lớn, điều này đã đưa lại một con số doanh thu khổng lồ và áp đảo hầu hết các hãng kiểm toán trên thị trường VN. Tư vấn và thuế cũng là những mảng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây làm gia tăng nguồn thu cho công ty. Ngoài ra Deloitte VN cũng nhận được những hợp đồng kiểm toán các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án của các tổ chức phi chính phủ, của Ngân hàng thế giới…, tuy nhiên lĩnh vực kểm toán này và dịch vụ khác chỉ chiếm chưa tới 5% trong tổng doanh thu của công ty, đây có thể xem là một lỗ hổng trên thị trường mà Deloitte VN cần phải nỗ lực để lấp đầy, tạo ra một sự đa dạng và cân bằng trong cung cấp dịch vụ và hướng tới trở thành một hãng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
Biểu 1.4: Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ
(Nguồn: Bản cáo bạch Công ty TNHH Deloitte VN - Năm 2008) - Về tốc độ phát triển và cơ cấu nhân viên
. Hiện nay, Deloitte VN có gần 400 nhân viên chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn 100% đại học, trong đó có 22% nhân viên đạt chứng chỉ KTV quốc gia (CPA Việt Nam), 9% đạt chứng chỉ KTV quốc tế (CPA Mỹ, CPA Úc, ACCA) và 10% đạt trình độ thạc sỹ về quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán quốc tế (Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Singapore). Nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế với những nét văn hoá riêng có của Deloitte VN không chỉ là niềm tự hào mà còn là một trong những điểm mạnh của Deloitte VN.
Biểu 1.5: Cơ cấu nhân viên chuyên nghiệp của Deloitte VN
( Nguồn: Mẫu chào hàng kiểm toán Công ty TNHH Deloitte VN- Năm 2008)
Có thể nói đội ngũ nhân viên của Deloitte VN là sự kết hợp giữa kiến thức quốc tế, kỹ thuật kiểm toán tiên tiến nhất và kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như luật pháp của VN.
2.1.3.3. Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của công ty - Mục tiêu chiến lược
Tiếp tục khẳng định thương hiệu VACO trước đây là "The First, the Best and Still the Leader" ("Là công ty đầu tiên, là công ty tốt nhất và luôn là công ty đứng đầu").Mục tiêu của Deloitte VN là trở thành sự lựa chọn số một trong số những hãng hàng đầu của khu vực, và do đó, Deloitte VN cần phải cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng.
- Định hướng phát triển:
Để đạt được mục tiêu chiến lược nói trên Ban giám đốc công ty cùng tập thể đội ngũ nhân viên toàn công ty cần nỗ lực thực hiện các định hướng phát triển sau:
Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty trên các mảng kiểm toán và với những khách hàng truyền thống:
Trong những năm tiếp theo cùng với hình ảnh và vị thế mới của mình Deloitte VN tiếp tục khẳng định thế mạnh và sự vượt trội của mình ở những thị phần truyền thống đó là: tập trung phát triển các khách hàng là các công ty Nhà nước, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa sức cạnh soátnh trên các lĩnh vực kiểm toán BCTC, kiểm toán dự án, kiểm toán hoạt động…
Mở rộng thị phần và hướng đến trở thành một hãng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp:
Bên cạnh những thị phần và khách hàng truyền thống, trong những năm tiếp theo Deloitte VN sẽ nỗ lực mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm giữ vững vị thế của Deloitte tại thị trường Việt Nam và gia tăng nguồn thu cho công ty.
Bên cạnh thế mạnh là DN cung cấp dịch vụ kiểm toán có uy tín, Deloitte VN tiếp tục nỗ lực để khẳng định thương hiệu của mình ở các mảng tư vấn, hướng đến trở thành một hãng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
1.3.4. Quy trình kiểm toán
Quy trình kiểm toán được hiểu đơn giản là các bước tiến hành trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán nói chung. Quy trình này được Deloitte thiết kế áp dụng thống nhất cho tất cả các thành viên của mình. Đây là quy trình khá phức tạp và chặt chẽ, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống AS/2; bắt đầu từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán. Trong đó có quy định cụ thể và bắt buộc đối với các bước công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung. Quy trình này có thể chia thành sáu bước công việc như sau:
Bảng 1.6: Quy trình kiểm toán tại Deloitte VN
(Nguồn: Deloitte Policies Manual)
Quản lý hợp đồng kiểm toán
Những công việc trước khi thực hiện
- Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán - Thiết lập nhóm kiểm toán
- Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
- Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh - Tìm hiểu về HTKSNB
- Tìm hiểu về chu trình kế toán
- Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ - Xác lập mức trọng yếu
- Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán - Lập kế hoạch các thủ tục kiểm soát
hiệu quả hoạt động của HTKSNB - Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Thực hiện
- Thực hiện các thủ tục kiểm soát hiệu quả hoạt động của HTKSNB
- Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được - Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán - Thực hiện xem xét lại BCTC
Kết thúc công việc
- Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán
- Thu thập thư giải trình của BGĐ - Tổng hợp các ghi chép
- Phát hành báo cáo kiểm toán
Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán
- Đánh giá chất lượng hợp đồng
Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc
Đánh giá và quản lý rủi ro Chất lượng kiểm toán
Mỗi giai đoạn kiểm toán được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán. Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý rủi ro cuộc kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà BGĐ có sự tham mưu của các chuyên gia, thực hiện trước khi kiểm toán. Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của cấp trên, các trưởng nhóm và các KTV có kinh nghiệm sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Tiếp đó, các KTV cùng các trợ lý KTV sẽ thu thập bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Sau đó, KTV phụ trách sẽ phát hành báo cáo dự thảo để thống nhất với khách hàng và các bước điều chỉnh cuối cùng để đưa ra Báo cáo kiểm toán chính thức (chi tiết các công việc trong từng bước xem Phụ lục 1: Chi tiết các công việc trong quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte VN)
Hầu như tất cả các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty thực hiện đều tuân thủ theo quy trình này, nó tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc kiểm toán. Nói như thế không có nghĩa là áp dụng một cách cứng nhắc quy trình mà Công ty đã xây dựng, tuỳ theo những đặc điểm cụ thể của từng cuộc kiểm toán mà KTV có thể có những thay đổi cho hợp lý, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm KTV.
1.3.5. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Nhờ sự hỗ trợ của AS/2, hệ thống hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc được trình bầy và quản lý một cách tiên tiến, hiệu quả. HSKT được trình bày theo thứ tự công việc và rất chi tiết cho từng giai đoạn được kiểm toán. Tất cả các giấy tờ làm việc của KTV đều được lưu trong HSKT. Thông qua hệ thống hồ sơ kiểm toán chủ nhiệm kiểm toán có thể soát xét giấy tờ làm việc của KTV, phát hiện các điểm yếu, sai sót hoặc các điểm chưa hoàn thiện để định hướng cho các KTV tiếp tục thu nhập bằng chứng nhằm đưa ra kết luận xác đáng. Trên thực tế, hệ thống hồ sơ kiểm toán của công ty gồm:
Hồ sơ thường trực:
Hồ sơ kiểm toán thường trực: là loại hồ sơ chỉ chủ yếu phục vụ công tác lưu trữ thông tin khách hàng. Trên cơ sở đó, những thông tin này sẽ phục vụ cho quá trình tìm hiểu thông tin khách hàng, hỗ trợ cho việc đánh giá trọng yếu và rủi ro thông qua việc so sánh giữa các năm thực hiện kiểm toán. Hồ sơ này được cập nhật hàng năm khi có những thay đổi về những tài liệu đó.
Hồ sơ năm:
HSKT năm gồm tất cả các yếu tố liên quan đến cuộc kiểm toán của năm. HSKT năm bao gồm có hồ sơ bản cứng và hồ sơ bản mềm lưu trong hệ thống AS/2.
Hồ sơ bản cứng lưu các tài liệu thu thập từ khách hàng phục vụ cho cuộc kiểm toán năm. Đây là những bằng chứng phục vụ cho các ghi chú, các ước tính, các kết luận kiểm toán đối với các phần hành. Việc lưu các HSKT bản cứng một cách khoa học đã hạn chế các rủi ro như mất mát, bỏ sót các bằng chứng kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán.
Hồ sơ bản mềm chứa đựng các giấy tờ làm việc, là tích hợp của các ứng dụng Access, SAS, Word, Excel … Trong đó ứng dụng SAS được sử dụng nhiều nhất, kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS/2 tạo nên HSKT thông minh (Smart Audit Support).
Hồ sơ kiểm toán được thiết lập gồm các chỉ mục từ 1000 tới 8000 (Xem Phụ lục 2: Bảng chỉ mục hồ sơ kiểm toán)
Ghi chép giấy tờ làm việc:
Trong các chỉ mục từ 5000 đến 8000, các giấy tờ làm việc được lưu theo một thứ tự chung cho tất cả các chỉ mục. Các loại giấy tờ làm việc chủ yếu của một HSKT tại Deloitte Việt Nam bao gồm:
Tờ tổng hợp số dư kiểm toán (Trial Balances): Tờ tổng hợp này phản ánh số dư tài khoản theo 03 chỉ tiêu: Trước điều chỉnh và phân loại – Điều chỉnh và phân loại – Sau điều chỉnh và phân loại. Mỗi khoản mục của BCTC trên tờ này đều phải đánh số tham chiếu vào từng phần hành riêng (Tờ đầu của từng phần hành).
Tờ đầu của từng phần hành (Leadsheets): Đây là giấy tờ làm việc phản ánh số dư trên sổ cái của một hay một vài khoản mục của BCTC. Tờ tổng hợp từng phần này cũng tập hợp tất cả các bút toán điều chỉnh có ảnh hưởng đến khoản mục đó. Tờ Leadsheets này có dạng chỉ mục là xx10. Tờ chương trình kiểm toán phải được KTV tham chiếu đến tờ này.
Tờ ghi chú hệ thống (System notes): Tờ này ghi chép các thông tin cơ sở của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới phần hành kiểm toán cũng như phản ánh các phân tích của KTV, mức rủi ro đánh giá về các tài khoản trong phần hành đó. Tờ ghi chú hệ thống có dạng chỉ mục là xx20.
Ví dụ: Trong phần hành kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tờ ghi chú hệ thống lưu trữ các thông tin về đơn vị tiền tệ hạch toán, ngoại tệ sử dụng, tỷ giá quy đổi, phương pháp tính giá xuất ngoại tệ, số hiệu tài khoản ngân hàng mà công ty có quan hệ…
Chương trình kiểm toán (Audit program): Tờ chương trình kiểm toán có dạng chỉ mục là xx30. Đây là bảng tổng hợp các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với một
phần hành. Đây chính là kế hoạch kiểm toán chi tiết cho mỗi phần hành (MAP) được