III. Những đánh giá chung về hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương.
1. Đánh giá những mặt được và hạn chế trong từng lĩnh vực quản lý của Sở xây dựng.
Trung bình mỗi năm là 2 đến 3 lớp, mỗi lớp khoảng 150 học viên. Tuy nhiên, cán bộ quản lý xây dựng tại Sở không có nhiều cơ hội đi bồi dưỡng kiến thức bên nước ngoài, do vậy cần thiết tận dụng cơ hội học hỏi bạn bè quốc tế đang công tác tại Việt Nam.
Nhiều cán bộ công tác tại Sở và cá phòng ban quản lý về đầu tư xây dựng tại địa phương có trình độ nghiệp vụ về quản lý nhà nước không cao.
Một vấn đề khác cũng đáng được quan tâm đó là đạo đức nghề nghiệp của bộ phận cán bộ quản lý về xây dựng: đội ngũ cán bộ quản lý này thường đối mặt với nhiều cám dỗ trong thực tế. Do đó, vấn đề đạo đực cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo chất lượng đội nguc cán bộ trong sạch.
III. Những đánh giá chung về hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. dựng tại Sở xây dựng Hải Dương.
1. Đánh giá những mặt được và hạn chế trong từng lĩnh vực quản lý của Sở xây dựng. Sở xây dựng.
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của Sở xây dựng Hải Dương được hoàn thiện hơn trong quá trình vận hành và đổi mới. Quản lý nhà nước rõ ràng, minh bạch hơn. Trong các khâu quản lý từ việc triển khai các văn bản, quy định của pháp luật; quy hoạch xây dựng đến công tác thanh tra kiểm tra đều có những tiến bộ, đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Hải Dương.
Ngành xây dựng đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Cùng với sự thay đổi cơ chế, từ quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, trong cơ chế, chính sách về hoạt động cũng có sự thay đổi trong tư tưởng chủ đạo đảm bảo phù hợp với kinh tế thị trường. Việc cổ phần hóa 100% các doanh nghiệp đã tách bạch chức năng quản lý của Sở và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng bên. Khuyến khích sự tham gia của nhiều chủ thể trong lĩnh vực xây dựng. tạo nên sự phát triển năng động, thúc đẩy tăng trưởng cho địa phương.
* Đối với hoạt động phân cấp và quản lý thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Hoạt động phân cấp đã và đang được tiến hành, phân rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể. Hoạt động này tạo điều kiện cho các đơn vị, cán bộ cấp huyện năng cao được năng lực quản lý, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đầu tư xây dựng, giảm thời gian chờ đợi cấp trên giải quyết của chủ đầu tư. Điều đó làm tăng tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị địa phương và chủ đầu tư. Giảm hẳn tình
trạng công việc dù quy mô lớn hay nhỏ dồn hết về một đầu mối. Đồng thời việc phân cấp tạo sự thống nhất trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. Việc tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho cả cơ quan quản lý và chủ thể tham gia đầu tư xây dựng thể hiện sự hiệu quả trong quản lý.
Thủ tục hành chính đã được thực hiện khảo sát, sửa đổi, bổ sung, thay thế làm giảm chi phí kinh tế và thời gian cho các đối tượng tham gia trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, vẫn thủ tục hành chính gây rườm rà cho nhân dân. Còn tồn tại tình trạng thời gian giải quyết thủ tục hành chính cũng kéo dài. Nguyên nhân một phần do thủ tục nhiều, đôi khi do nhân dân không hiểu hết về các thủ tục trong đầu tư xây dựng. Sự thiếu sót này đã được quan tâm giải quyết qua việc tổ chức các cuộc hội nghị giao ban với các huyện, các chủ đâu tư và các cơ quan doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh theo từng quý mỗi năm. Nhưng số lượng các cá nhân được tiếp cận không nhiều. Số lần tổ chức cũng không đủ với việc các quy định về xây dựng của nhà nước này càng nhiều hơn. Đặc biệt trong giai đoạn gia nhâp WTO.
Có thể nói, công tác phổ biến, giáo dục nhận thức pháp luật còn chưa đầy đủ dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp vướng măc thì lung túng trong khâu giải quyết.
Một nguyên nhân khác chính là việc không rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn. Có những văn bản có thể hiểu không chỉ theo một cách, có thể dẫn đến bắt đồng (như: văn bản điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên, nhiên liệu và vật liệu xây dựng…).
* Đối với lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Công tác quy hoạch đã sửa chữa được nhiều thiếu sót, hoàn thiện hơn trong điều kiện thay đổi của tỉnh. Chất lượng quy hoạch ngày một tốt hơn. Có quy hoạch là định hướng phát triển không gian. Đảm bảo việc phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Đây chính là cơ sở để khuyến khích, thu hút các thành phần vào thị trường xây dựng của Hải Dương. Năng cao mức đóng góp của ngành xây dựng cho tăng trưởng kinh tế của Hải Dương.
Hơn nữa, việc phát triển theo quy hoạch không những phục vụ cho phát triển kinh tế, mà còn có những ý nghĩa sâu xa về chính trị, an ninh quốc phòng và lĩnh vực xã hội của tỉnh.
Về công tác quy hoạch đầu tư xây dựng tại Sở Xây dựng: công tác lập đồ án quy hoạch về chất lượng chưa đáp ứng hết yêu cầu phát triển của xã hội. Có những đồ án quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, sớm bị lạc hậu. Định hướng mở cho đô thị chưa rõ ràng. Việc triển khai quy hoạch chi tiết diễn ra chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Công tác quy hoạch xây dựng nói chung vẫn gặp phải sự chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các loại quy hoạch.
Nhận thức quan niệm của một số địa phương về quản lý đô thị chưa được đầy đủ. Việc công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, các chỉ giới quy hoạch xây dựng và đưa các mốc giới ra ngoài thực địa chưa được triển khai đồng bộ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: thứ nhất, do tình hình thay đổi cơ chế hiện nay sang cơ chế thị trường, ngày một đổi mới, công tác quy hoạch của Sở chưa thực sự phù hợp. Công tác quy hoạch hầu như chưa theo kịp với sự thay đổi của các yếu tố khách quan như là vấn đề về dự báo. Mặt khác nhiều quy hoạch còn mang ý kiến chủ quan, chưa gắn liền với nhu cầu thực tế. Thứ hai, do trình độ đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch tại địa phương còn yếu và thiếu. Thứ ba, do nguồn vốn cho công tác quy hoạch còn rất thiếu và thường không tập trung.
* Trong công tác Thanh tra, giám sát xây dựng cua Sở:
Công tác thanh tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng được tiến hành thường xuyên, theo đúng yêu cầu, kế hoạch. Bước đầu có sự phối hợp giữa các lực lượng của Thanh tra Sở Xây dựng với các lực lượng địa phương cấp huyện, cấp xã. Hoạt động này góp phần phát hiện những vi phạm trong đầu tư, những trương hợp sử dụng vốn sai mục đích, dự toán công trình sai hoặc thi công sai thiết kế… vừa tiết kiệm cho nhà nước, vừa đảm bảo sự trong sạch cho thị trường xây dựng Hải Dương. Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra nghiêm túc và chế tài xử phạt thích đáng chính là một thông điệp mang tính răn đe đối với những hành vi sai trái trong đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, trong công tác Thanh tra, giám sát xây dựng của Sở: công tác thanh tra chuyên ngành của Sở Xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý hành chính vầ quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng. Việc các vấn đề thanh tra, giám sát nảy sinh ngày càng nhiều, trong khi đó thực tế lại chỉ thanh tra, giám sat được một số lượng nhất định. Bên cạnh đó, tạp cấp huyện, cấp xã, việc thanh tra,
giám sát được thực hiện thiếu sự phối hợp đồng bộ với cấp tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cả về số lượng và chất lượng lực lượng cán bộ. Đặc biệt ở các cấp huyện và cấp xã. Bên cạnh đó, còn do sự thiếu hợp tác của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng. Một só doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc định kỳ gửi báo cáo giám sat đầu tư choc ơ quan quản lý Nhà Nước theo quy đinh. Do vậy cơ quan quản lý không nắm bắt được tình hình hoạt động của các dự án đầu tư.
* Trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình.
Hiệu quả đạt được của công tác quản lý chất lượng công trình được biểu hiện thống qua các công trình có chất lượng cao, bền vững, công trình đúng theo quy hoạch và đẹp về mỹ quan. Ngoài việc phải tiếp tục phát huy những mặt đã làm tốt trong công tác quản lý chất lượng công trình, còn phải sửa chữa những yếu kém: đó là việc thiếu hụt cán bộ quản lý, đó là việc chồng chéo giữa các cơ quan, các Sở có quản lý công trình chuyên ngành…
* Trong công tác cấp giấy phép xây dựng: tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện cấp giấy phép xây dựng ở các địa phương còn chưa đáp ứng được chuyên môn. Vẫn tồn tại các công trình xây dựng mà không có giấy phép. Việc phân cấp trong công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng chưa triệt để. Ngoài ra, việc triển khai cấp giấy phép cũng còn tiến hành chậm.
2. Đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước.
* Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. * Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các công trình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sản xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Các công trình này được xây dựng đúng với quy hoạch, đúng tiến độ, tạo ra kiến trúc trong phát triển của địa phương. Mặt khác, các công trình tạo ra đều phục vụ những nhu cầu cần thiết nhất của địa phương. Thông qua nó phát triển những thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện năng cao đời sống nhân dân. Ví dụ nhưng: hệ thống giao thông, điện, đường…
* Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước. Đạt hiệu quả quản lý bằng việc tiến hành nghiên cứu, tổ chức bộ máy hoạt động theo những mô hình hay, những mô hình hiệu quả. Đó là: việc tổ chức môt hình hoạt động của Thanh tra Sở. Mô hình này vừa thể hiện tính độc lập trong công tác thanh tra, mặt khác vẫn tham mưu tốt cho quản lý nhà nước. Vì mô hình này chưa được áp dụng lâu nên cần thời gian để sửa chữa, hoàn thiện và cả thời gian để thay thế tư duy cũ (việc
tổ chức theo quan điểm Pháp lênh thanh tra năm 1900). Hay đó là việc áp dụng những quy trình làm việc khoa học, cách thức làm việc chuyên nghiệp.
* Về việc chống thất thoát, lãng phí.
Sở Xây dựng Hải Dương với những hoạt động như: cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực xây dựng, kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra nhằm đáp ứng được yêu cầu về thanh tra, kiểm tra, hạn chế những sai phạm,… đảm bảo việc tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do thiếu trình độ, thiếu phương pháp và sự chưa hoàn chỉnh của các văn bản pháp luật khiến hiện tượng thất thoát lãng phí vẫn tồn tại nhiều.
* Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước.
Việc phân cấp đã được tiến hành nhiều năm trở lại đây, từ Sở Xây dựng đến các cấp huyện, cấp xã. Qua đây, chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan được quy định cụ thể, rõ ràng. Trong hoạt động quản lý xây dưng, các bên liên quan đến đầu tư xây dựng cũng được phân trách nhiệm rõ ràng. Từ đây đảm cơ sở cho xử lý các vấn đế phát sinh trong lĩnh vực xây dựng một cách hiệu quả.
Đống thời, chế tài xử phạt trong từng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng cũng được quy định cụ thể. Sở Xây dựng căn cứ vào đó đã tổ chức phổ biến, thi hành quyền lực của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, tình trạng không làm đúng trách nhiệm và quyền hạn vẫn tồn tại. Việc thực hiện xử phạt các hành vi sai phạm trong xây dựng vẫn tồn tại. Do vậy, làm giảm hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
1. Đối với công tác phân cấp quản lý nhà nước và phổ biến các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng