Thuốc từ trái cây

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ - Lớp 6 (Trang 41 - 44)

Thật thú vị khi các loại quả ta vẫn thường ăn lại là những vị thuốc chữa trị được nhiều bệnh. Xin giới thiệu một số loại quả sau.

Quả cà

Cà quả được dùng ăn trong các bữa cơm hàng ngày. Quả cà vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, làm tán huyết ứ, tiêu sưng, cầm máu. Sau đây là vài phương thuốc chữa bệnh từ cà.

Chữa sưng tấy: Dùng quả cà mài với giấm, hay giã nhỏ, chưng cùng giấm đắp vào chỗ sưng.

Chữa chân bị nứt, các ngón chân sưng đau: Dùng rễ và cây cà khô nấu nước, ngâm rửa nhiều lần trong ngày.

Chữa tiểu buốt ra máu, lỵ ra máu, loét ruột chảy máu: Dùng rễ và cây cà khô 40g, sắc uống trong ngày.

Chữa đại tiện ra máu, phụ nữ rong huyết: Lấy quả cà già có màu vàng cả cuống, sao già tán nhỏ, uống mỗi lần 8g cùng nước giấm nhạt, ngày uống 3 lần.

Chữa lở miệng có nấm, răng sâu sưng đau, trĩ ra máu: Dùng cuống cà hay hoa cà đốt thành tro, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 8g, kết hợp xát vào chỗ răng đau.

Quả nhót tây

Nhót tây có vị ngọt chua, tác dụng giải khát, mát phổi, hạ khí, ngừng nôn, nhưng ăn nhiều lại sinh đờm, làm kém tiêu. Lá nhót tây vị đắng, tính bình, tác dụng chữa ho nhiệt, ngừng nôn ợ, lợi tiểu, liều trung bình dùng dạng sắc là 2-4 lá, có thể phối hợp thêm các vị khác. Lưu ý người hư hàn, lạnh bụng không dùng. Sau đây là các phương thuốc từ nhót tây:

Chữa phổi nóng ho khan lâu ngày: Lá tỳ bà (lau sạch hết lông) 12g, mạch môn 10g, vỏ rễ dâu 10g, thiên môn 10g, sinh địa 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa gan, lách sưng đau (vì đờm kết trở ngại đến lưu thông huyết mạch): Dùng hạt nhót tây 10g giã nhỏ, sắc uống hoặc thêm nghệ đen 8g, rễ quạt 8g, sắc uống trong ngày, chia 2 lần.

Chữa viêm xoang (đau đầu chảy nước mũi): Hoa nhót tây, búp đa lông, lượng mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g, chiêu cùng rượu nhạt, ngày 2 lần.

Quả mít

Mít là loại quả quen thuộc với mọi người. Mít có vị ngọt, mùi thơm, hơi chua, tác dụng bổ tỳ ích khí, làm đẹp da mặt, khỏi phiền khát, giã rượu. Hạt mít lại bùi ngon, bổ trung ích khí, làm khỏi đói, mạnh sức, nhẹ mình. Vài cách chữa trị từ mít.

Làm tăng tiết sữa: Dùng cho phụ nữ ít sữa, lấy lá mít, quả mít non hay dái mít, lá mít sắc uống, hoặc hầm quả mít non cùng gạo nếp và chân giò lợn ăn sẽ có nhiều sữa.

Làm thông trung tiện, hạ khí: Dùng hạt mít nướng hay luộc ăn sẽ tác dụng.

http://www. vnexpress\doi song\VnExpress - Thuốc từ trái cây.htm

Chữa sưng tấy mụn nhọt: Dùng gỗ mít hay lá mít sắc uống, lấy nhựa mít bôi vào chỗ sưng đau. Có thể giã lá mít đắp vào chỗ sưng đau cũng hiệu nghiệm.

Quả trám

Quả trám có vị chua ngọt, bùi béo, tính ấm, sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc rượu, độc cá. Sau đây là các phương chữa trị từ quả trám.

Chữa môi chụm lại không há ra được hoặc bị lở đau không ăn được: Dùng quả trám đốt thành tro, tán nhỏ trộn với mỡ lợn bôi vào sẽ khỏi.

Chữa bị hóc xương cá, hay hôn mê: Dùng quả trám giã lấy nước uống hoặc sắc lấy nước uống, liều không hạn chế.

Chữa da nứt nẻ do trời rét: Lấy hạt trám đốt tán nhỏ hòa trong dầu, xoa vào sẽ khỏi.

Chữa viêm tắc mạch máu: Dùng quả trám trắng 200g, nấu hay luộc ăn cả cái lẫn nước. Ăn liền trong 50 ngày sẽ công hiệu.

Chữa sâu răng: Đốt quả trám, tán nhỏ, trộn thêm ít hạ hương xát, xỉa vào răng sẽ khỏi.

Quả khế

Quả khế vị chua hơi sít, tính bình, tác dụng giải khát, sinh tân dịch, trị phong nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Có nhiều phương thuốc chữa bệnh từ khế:

Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn: Dùng quả khế thái miếng xát hay lấy lá khế vò nát xát vào.

Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu, bạch đới chảy chất vàng trắng, viêm bàng quang, âm đạo: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Chữa nôn oẹ, phong nhiệt nổi mẫn sưng ngứa: Lấy vỏ cây khế, cạo bỏ lớp ngoài 40g, sắc uống.

Chữa phong ngứa: Dùng vỏ cây khế nấu nước rửa, hay dùng lá khế vò xát vào.

Chữa ngộ độc: Ép nước khế uống thật nhiều sẽ hiệu nghiệm.

Chữa tiểu không thông: Lấy 7 quả khế chua, mỗi quả cắt lấy 1/3 phía cuống, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng. Kết hợp dùng 1 quả khế và 1 củ tỏi giã cùng, sau đem rịt vào rốn băng lại, sẽ thông tiểu ngay.

Quả dứa

Dứa vị ngọt, tính bình, tác dụng giải khát sinh tân dịch, giúp tiêu hóa chống viêm dạ dày…

Làm tan sỏi tiết niệu: Lấy quả dứa khoét một lỗ nhỏ nhét cục phèn chua vào, đậy nắp kín và nướng chín nhừ, vắt lấy nước uống có thể làm tan được sỏi tiết niệu, cần kiên trì.

Chữa sốt nóng: Dùng noãn (lá dứa non) 30-40g, giã vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Trị dạ dày thiểu toan: Dùng nước dứa làm nhuận tràng, uống nhiều có thể xổ nhẹ, khỏi tích trệ.

http://www. vnexpress\doi song\VnExpress - Thuốc từ trái cây.htm

Quả na

Na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa đi lỵ và tiết tinh, người bệnh tiêu khát ăn có lợi. Những cách chữa bệnh từ na:

Chữa nhọt ở vú: Dùng quả na điếc mài với giấm, bôi nhiều lần sẽ khỏi.

Chữa đi lỵ ra nước không dứt: Lấy 10 quả na ương (tức na sắp chín) bổ ra, cho vào 2 lít nước sắc còn lại 1 lít ăn cả nước lẫn cái. Hạt na trị chấy rận.

Quả dưa chuột

Theo Đông y, dưa chuột vị ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, chữa phù thũng và trẻ em bị bệnh kiết lỵ. Các phương thuốc từ dưa chuột:

Chữa hội chứng lỵ nhiệt ở trẻ em: Dưa chuột 10 quả non, nấu với mật cho trẻ ăn dần trong 1-2 ngày là khỏi.

Chữa phù thũng (bụng chướng, chân tay đều phù): Lấy quả dưa chuột to bổ ra, để nguyên cả hạt nấu với giấm cho chín, ăn vào sáng sớm khi bụng đang đói, ăn cả nước lẫn cái, phù sẽ rút dần và hết phù.

Gây nôn chữa ngộ độc trong đường tiêu hóa: Lấy lá dưa chuột giã vắt lấy nước cốt uống tức thời sẽ nôn thốc nôn tháo những thức ăn gây ngộc độc ra ngoài.

Lưu ý những người lạnh bụng, thận hư không nên ăn nhiều dưa chuột.

Quả lựu

Vỏ quả lựu, vỏ rễ, thân đều có vị đắng, chát nên tác dụng sát khuẩn, cầm tiêu chảy. Lựu dùng chữa bệnh sau:

Chữa tiểu són: Dùng vỏ cây lựu cạo bỏ lớp vỏ ngoài 20g, vỏ rễ dâu 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần (theo Nam dược thần hiệu).

Chữa tiêu chảy không dứt: Vỏ quả lựu 20g, sắc uống nhiều lần trong ngày.

Một phần của tài liệu Sổ tay nghiệp vụ - Lớp 6 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w